Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2017 lúc 2:01

Tác giả đặt nhan đề “Đồng chí” vì toàn bộ nội dung bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí, là những người cùng chí hướng, cùng lí tưởng, cùng tình yêu nước.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 8 2019 lúc 4:37

Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng. Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 9 2018 lúc 10:23

* Gợi ý dàn bài:

* Mở bài:

Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ “Đồng chí” và tình đồng chí đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp nói chung, trong bài thơ nói riêng.

* Thân bài:

- Kể về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính trong bài thơ:

   + Những người lính trong bài thơ họ đều xuất thân từ nông dân, từ những vùng quê nghèo.

   + Họ cùng chung mục đích, lý tưởng, chung nhiệm vụ.

   + Họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.

   + Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.

   + Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính.

   + Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối gió rét.

* Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng cụ thể là hình ảnh anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Suy nghĩ của bản thân về những người lính cách mạng...

Bình luận (0)
Vũ Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn
25 tháng 10 2021 lúc 17:16

tham khảo

Chiến tranh đã rời xa, đất nước đã hòa bình được hai năm. Thế nhưng trong tâm trí tôi vẫn in đậm những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng đó. Biết bao kỉ niệm tràn về nhưng có lẽ nhớ nhất là những đồng chí đã cùng kề vai sát cánh bên tôi.

 

Năm 1945, chiến tranh nổ ra. Khắp nơi tràn đầy khói lửa chiến tranh. Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng những thanh niên trong làng hăng hái đăng kí tham gia kháng chiến. Từ một người nông dân chỉ quen cầm cuốc cầm cày, tôi rời quê hương đến với chiến trường khốc liệt, cầm trên tay cây súng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người thân yêu, bảo vệ quê hương cùng những hạnh phúc giản dị nơi đây. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong đơn vị hầu như là những gương mặt xa lạ từ bốn phương trời hợp lại. Thế nhưng bởi vì cùng là nông dân từ những miền quê nghèo đến, cùng chung hoàn cảnh xuất thân thế nên rất nhanh tôi và mọi người đã làm quen được với nhau. Đặc biệt, tôi rất thân với anh Dũng. Quê anh là ở một vùng chiêm trũng ven biển, đất chua rất khó trồng trọt. Còn làng tôi cũng là miền đất trung du đất cày lên sỏi đá, quanh năm khô cằn. Rất nhanh chúng tôi đã trò chuyện như quen thân từ lâu.

 

Chúng tôi đóng quân ở chiến khu Tây Bắc. Thời chiến tranh loạn lạc, hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ. Tôi vẫn nhớ những đêm ở đây với cái rét thấu xương, tôi và anh cùng chung nhau cái chăn mỏng, nằm sát bên nhau tâm sự. Tôi và anh chia sẻ với nhau nỗi nhớ quê nhà, nhớ người thân. Anh kể về căn nhà tranh tồi tàn bây giờ để không trải qua mưa gió, về mảnh ruộng nhỏ ra đi phải nhờ bạn thân trông coi hộ, về hình ảnh người thân trong phút chia li. Thế nhưng tất cả đều không ngăn được quyết tâm ra đi của anh. Chúng tôi đều chung một lí tưởng, một mục tiêu chung, mặc cho nỗi nhớ quê nhà vẫn vững tay súng bảo vệ quê hương. Những câu chuyện nhỏ như thế, những tâm sự từ đáy lòng chia sẻ với nhau làm chúng tôi càng thêm gắn bó, trở thành tri kỷ của nhau. Và rồi dần dần phát triển thành một tình cảm thiêng liêng hơn mà bây giờ tôi càng trân trọng: tình đồng chí.

 

Chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã để lại cho tôi nhiều kỉ niệm đáng quý. Tại vùng núi lạnh lẽo ấy, ám ảnh nhất là những cơn sốt rét rừng. Cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi vẫn còn in sâu vào trong tâm trí tôi bây giờ, chỉ nghĩ lại đã thấy rùng mình. Khi ấy, chiến khu thiếu thốn thuốc men, chúng tôi phải tự mình chống chọi với cơn sốt rét đó. Chính những giây phút thiếu thốn đó mà chúng tôi càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Rồi cả những ngày đầu vô cùng khó khăn phải chờ sự viện trợ từ quốc tế, chúng tôi thiếu thốn đủ thứ. Cái áo thì rách vai, quần thì vá chằng chịt, thậm chí trong thời tiết lạnh lẽo như thế chúng tôi còn phải đi chân trần. Nhưng khó khăn như thế chúng tôi cũng không nản lòng. Nụ cười trong giá lạnh, cái nắm tay truyền hơi ấm là động lực tiếp thêm niềm tin, sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua tất cả.

 

Đặc biệt tôi nhớ nhất những lúc kề vai sát cánh cùng nhau. Những hôm phục kích địch, chờ đợi trong đêm tối, trong rừng hoang đọng lại cả sương muối, chúng tôi đứng bên nhau dưới ánh trăng. Ngắm nhìn ánh trăng, cùng chờ đợi giặc tới. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần, có lúc như treo trên đầu ngọn súng. Trăng khi ấy chính là minh chứng cho tình đồng chí keo sơn của chúng tôi.

 

Những ngày tháng kháng chiến thật khó khăn, nguy hiểm nhưng thật may mắn vì bên tôi luôn có những đồng chí đồng đội cùng kề vai sát cánh chiến đấu. Chính tình đồng chí keo sơn gắn bó đã truyền cho tôi sức mạnh tiếp tục chiến đấu, góp một phần sức lực tạo nên chiến thắng cho dân tộc.

 

 

Bình luận (0)
Đặng Thùy Trang
Xem chi tiết
Lý Hồng Phúc
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
18 tháng 8 2023 lúc 21:12

-Tác phẩm : Làng ( 1948)

-Tác giả : Kim Lân

Bình luận (6)
Hius.t2
19 tháng 8 2023 lúc 12:50

Làng của Kim Lân (

1948)

Bình luận (0)
Đỗ Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 10 2016 lúc 20:53

-Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy

-Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
 

Bình luận (0)
Gãy Cánh GST
Xem chi tiết
Trịnh Minh Đức
Xem chi tiết
doquynhanh
Xem chi tiết