Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 3:21

Dàn ý cho đề bài: Hiện tượng ô nhiễm môi trường

1. Mở bài

Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.

2. Thân bài

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống

- Thực trạng:

+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống

+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng

- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi, bỏ qua khâu xử lý chất thải

- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết

- Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng

3. Kết bài

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch- đẹp

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Thu
Xem chi tiết
nguyen thi bao tien
24 tháng 8 2018 lúc 9:52

Em có suy nghĩ gì về đức tính kiên trì trong cuộc sống.

Bên cạnh rất nhiều đức tính quý báu của con người thì lòng kiên nhẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần nên thành công của chúng ta. Đức tính ấy qua bao đời nay vẫn luôn được con người gìn giữ, phát huy và trau dồi qua mọi thế hệ.

Kiên nhẫn là gì? Đó chính là từ ngữ mang ý nghĩa của lòng nhẫn nại, không quản ngại khó khăn, vất vả, bỏ cuộc khi phải đối đầu với thử thách. Kiên nhẫn đòi hỏi một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của con người, buộc họ dù có nghĩ rằng, không có con đường nào khác có thể đi thì cũng không thể bỏ cuộc

Lòng kiên trì là một đức tính tốt mà mọi người cần tích cực rèn luyện. Trong cuộc sống, sẽ luôn có những thách thức, rào cản khiến con người ta chùn bước. Thế nhưng, nếu như bạn có lòng kiên trì thì mọi thứ đều có thể thực hiện. Người đời có câu “ Có công mài sắt có ngày nên kim” ý chỉ tới lòng kiên trì. Có thể ngày hôm nay, ngày mai bạn chưa làm được điều bạn muốn, chưa đạt được ước mơ, thế nhưng mỗi ngày cố gắng từng chút, xây dựng, bồi đắp thì chắc chắn, trong tương lai bạn sẽ thành công.

Chẳng phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng không phải bỗng nhiên mà những thành công lại đến. Nếu như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, dù bị cụt cả hai đôi bàn tay nhưng vẫn kiên trì học viết, vượt khó nhờ đôi bàn chân thì thầy chẳng thể nào trở thành một tấm gương sáng cho biết bao thế hệ. nếu như, Bác Hồ cùng nhân dân Việt nam không kiên trì với quyết tâm giải phóng đất nước thì đã chẳng bao giờ có được một đất nước Việt nam hòa bình, yên ả đến vậy.

Đã có biết bao câu chuyện, họ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để đạt được giấc mơ của mình. Tuy bị bạn bè xa lánh, bị gia đình quay lưng, nhưng vì lòng kiên trì, đam mê, họ vượt qua tất cả mọi dị nghị để tiến lên. Như ông chủ của tập đoàn Alibaba, nếu ông không kiên trì với đam mê công nghệ, với việc học Tiếng Anh thì chắc có nhẽ, giờ đây chẳng ai biết đến ông là ai, thế giới sẽ không có được những công nghệ hiện đại đến vậy.

Lòng kiên trì chẳng phải tự nhiên mà có được, nó là một quá trình bồi đắp, xây dựng. Đối với những người trẻ tuổi, họ thường có tâm lý “ cả thèm chóng chán”, lao vào một thứ gì đó yêu thích chỉ trong vài ngày, vài tháng nhưng khi gặp khó khăn, họ nhanh chóng từ bỏ. Nếu như mọi người kiên trì, vài tiếng mỗi ngày, suy nghĩ tìm ra phương án mới. Một bài toán khó chẳng thể dễ dàng tìm ra đáp số nếu như chỉ suy nghĩ một vài phút. “ thất bại là mẹ của thành công”, ngày hôm nay bạn chưa thành công, nhưng nếu kiên nhẫn theo đuổi, thành công sẽ đến bên bạn. Những tấm gương, tỉ phú được thành công như ngày hôm nay, chắc chắn rằng yếu tố kiên nhẫn góp phần không nhỏ trong cuộc đời họ.

Muốn ăn quả ngọt thì cần phải bỏ thời gian nuôi nấng, chăm sóc. Chẳng thể một hai ngày mà có thể thu ngay thành quả. Tuy nhiên, lòng kiên nhẫn cũng cần phân biệt với sự cố chấp. Nếu cứ bảo thủ, cố chấp theo đuổi những điều sai trái, thì lại là đi sai một con đường. Vì thế, cần rèn luyện tính kiên nhẫn nhưng biết dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng việc thì cuộc đời chúng ta mới có thể thành công được.

Đối với những người chỉ muốn ăn xổi, hay phụ thuộc vào người khác. Như các học sinh chỉ chăm chăm đợi chép bài của bạn thay vì bỏ thời gian ra suy nghĩ. Hay những người đồng nghiệp chỉ biết lấy thành quả của người khác mà áp dụng vào của bản thân thì mãi mãi, họ chẳng thể nào phát triển bản thân và sự nghiệp được.

Tóm lại, lòng kiên nhẫn là một đức tính tốt cần tích cực rèn luyện mỗi ngày, chịu khó đọc sách, tìm hiểu, tỉ mỉ từng chút một là phương pháp rất tốt để chúng ta tôi luyện lòng kiên nhẫn. Biết đợi chờ, điều hạnh phúc sẽ đợi bạn.

Bình luận (0)
Tnguyeen:))
24 tháng 8 2018 lúc 9:54

+ Mở bài:

– Ông cha ta từ xa xưa đã có câu “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” để dạy con cháu mình tính kiên nhẫn, kiên trì trong công việc mà mình đang làm đang theo đuổi.

– Tính kiên nhẫn là điều không thể thiếu nếu bạn muốn hướng tới thành công bởi không có một con đường thành công nào không phải vượt qua gian nan, thử thách.

+ Thân bài

– Kiên nhẫn là gì? Kiên nhẫn hay nhẫn nại là trạng thái chịu đựng trong hoàn cảnh khó khăn mà vẫn không nôn nóng hay cáu giận,

-Người kiên nhẫn thường là những người có ý trí theo đuổi mục tiêu cao không lùi bước trước những khó khăn, hay bị kiêu khích kích động.

– Người kiên nhẫn sẽ thường đạt được thành công bởi kiên nhẫn giúp bạn khẳng định được bản thân mình thử thách được năng lực của mình trước những chướng ngại vật.

– Đức tình kiên trì cần cho tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Người nông dân muốn trồng được hát gạo cũng phải trải qua những khó khăn của thời tiết. Nhà khoa học muốn nghiên cứu thành công cũng phải thực hiện rất nhiều lần, mày mò tìm tòi học hỏi mới phát minh ra những công trình khoa học vĩ đại được…

– Lòng kiên trì nhẫn nại cùng với sự tìm tòi và đi đúng hướng mới thành công được, còn nếu bạn kiên trì, nhẫn nại nhưng thiếu hiểu biết thì sẽ đồng nghĩa với phá hoại “ Kiên trì cộng ngu dốt sẽ là phá hoại”


 

– Lòng kiên trì, nhẫn nại nhưng đặt nhầm chỗ nhầm hoàn cảnh sẽ khiến bạn mệt mỏi hao sức lực, tiền tài mà chỉ mang lại thất bại. Ví dụ như nếu bạn muốn làm ca sĩ nổi tiếng nhưng bạn lại không có tố chất về giọng hát hát rất chán, thậm chí là thảm họa âm nhạc như ca sĩ “ Lệ Rơi” đã từng trở thành hiện tương trong năm 2015-2016.

+ Kết luận

– Walt Desney là một nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng thế giới nhưng trước khi gặt hái được nhiều thành công như hiện nay ông đã từng nhiều lần bị chê là thiếu sáng tạo, bị sa thải khỏi tờ báo mà ông đang làm lúc bấy giờ Kansas City strar.

– Hay nhà nghiên cứu Thonmas Edison trước khi nghiên cứu thành công ra bóng điện ông đã thất bại rất nhiều lần và bị mọi người chê cười bởi ý tưởng điên rồ của mình.

–  Rút ra bài học và liên hệ với bản thân mình.

Bình luận (0)
Tấn Phát
24 tháng 8 2018 lúc 9:56

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về lòng kiên trì

Ví dụ:
Lòng kiên trì luôn luôn đi theo con người và tạo dựng cho con người một niềm tin vào cuộc sống tươi sáng hơn.
II. Thân bài: nghị luận về lòng kiên trì
- Thế nào là lòng kiên trì?

Kiên trì là dức tính rất đáng quý của con ngườiKiên trì là sự nhẫn lạiKiên trì là có một ý chí bền bỉ, kiên cường trước những khó khăn, thử thách

- Tác dụng của lòng kiên trì:

Làm cho con người trửng thành qua thời gianGiúp vượt qua những khó khăn, thử tháchLàm cho tính cách con người được thể hiện và phát huy hơn

- Làm gì để có lòng kiên trì:

Rèn luyện đức tính kiên trì hằng ngàyKhi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khan gian khổÝ thức được ý nghĩa của lòng kiên trì đối với con người, với bản thân mình và những người xung quanhKhi chúng ta đứng trước thất bại không nên nản lòng mà hãy tiếp tục đứng lên

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lòng kiên trì:
Ví dụ:
Lòng kiên trì là một đức tính đáng quý và đáng có của con người. chúng ta nên giú gìn và phát huy đức tính này.

k dùm
 

Bình luận (0)
STELA
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 2 2023 lúc 9:23

Dàn bài cho bạn nhé. 

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Sống là chính mình".

Mẫu: Phải chăng "sống là chính mình" là điều ý nghĩa nhất trong cuộc sống của chính bản thân ta?. 

Thân bài:

- Giải thích:

+ "sống là chính mình": 

-> Không cố gắng thay đổi bản thân, tính cách, sở thích giống theo ai đó.

-> Là luôn làm những điều mình thích, ước mơ,.. (miễn đó là điều tốt đẹp)

- Chúng ta có nên "sống là chính mình" và Vì sao phải "sống là chính mình"?

+ Cần sống là chính mình về những việc như ước mơ, sở thích, tính cách tốt đẹp của bản thân và cần sống không là chính mình ở những việc ứng xử khéo léo, bỏ qua những cái khuyết điểm của người khác.

+ Phải sống là chính mình bởi mình là duy nhất, trên đời này ai cũng cần phải có sự khác biệt. Đánh dấu sự ảnh hưởng của bản thân, sự tồn tại của mình trên đời.

- Lợi ích của việc "sống là chính mình":

+ Giúp cho bản thân vui vẻ, hạnh phúc.

+ Tìm được niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống.

+ ...

- Mở rộng:

+ Tuy nhiên đôi lúc "sống là chính mình" cũng có nghĩa là luôn không chịu thay đổi cái khuyết điểm, cái tật xấu của bản thân. => Điều đó là không nên.

+ Khi "sống là chính mình" có nghĩa là giữ nguyên cái tốt đẹp, mong muốn tốt của bản thân và phải biết bỏ đi thói hư tật xấu của mình.

=> Đó là định nghĩa đúng nhất của "sống là chính mình".

+ Phê phán những người tự ti, luôn muốn bắt chước tính cách của người khác.

-> Thay vào đó, cần học tính tốt của người khác.

- Dẫn chứng (kiếm trên mạng nha).

- Liên hệ bản thân:

+ Ngày ngày, em luôn là chính mình và cố gắng hoàn thiện phát triển bản thân nhiều hơn.

Kết bài:

- Đánh giá:

+ "Sống là chính mình" là đạo lý tốt đẹp cho tất cả mọi người khi chúng ta hiểu đúng nghĩa của nó.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 15:34

Phương pháp giải:

- Học sinh chọn một trong hai đề.

- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.

- Lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

Đề a

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Đề b

1. Mở bài

     Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

     Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

     Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 14:28

Đề a:

Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya

+ Mở bài 

 Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình

+ Thân bài 

 Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;

 - Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người

 - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

Tâm trạng của Người

 - Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả

 - Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

+ Kết bài 

 Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 14:29

 Đề b:

 Nghị luận về đại dịch covid-19

+ Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt

+ Thân bài

 Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc:

 Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn

 Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

 - Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

 - Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.

 - Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp

 Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.

 - Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.

 - Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo

- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.

– Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam

+ Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề.

Bình luận (0)
STELA
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 2 2023 lúc 10:52

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Tuổi trẻ sống trách nhiệm".

Mẫu: Không bao giờ con người ta có thể sống mà không có trách nhiệm với những việc mình làm. Vì sao lại thế?. Bởi "trách nhiệm" là điều mà ai cũng cần có. Hôm nay, tôi xin phép bàn về vấn đề cụ thể hơn "tuổi trẻ sống trách nhiệm".

Thân bài:

- Giải thích:

+ Tuổi trẻ sống trách nhiệm là gì?

-> Là sự tự nguyện nhận hậu quả về những việc mình đã làm, đã nói.

-> Là can đảm nhận rằng mình đã làm việc này, việc kia mà không sợ đến lòng tự tôn của bản thân.

- Đặt câu hỏi, gợi ra luận điểm:

+ Tuổi trẻ có cần phải sống trách nhiệm không?. Vì sao?.

-> Cần phải sống trách nhiệm. Vì đó là bản lĩnh của chính mình, thể hiện sự can đảm nhận việc mình đã làm. Đó là một đức tính tốt đẹp.

+ Vì sao phải sống trách nhiệm?

-> Bởi đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội.

-> Là hành vi thể hiện "lễ" của một con người.

+ Lợi ích của việc sống trách nhiệm là gì?

-> Bản thân trở nên tốt đẹp, tập được tính cách tốt nên có cho mình.

-> Làm việc dễ nhận được cơ hội hơn.

-> Được mọi người xung quanh yêu quý hơn.

- Dẫn chứng:

+ Về mặt xấu:

-> Phê phán những thanh niên không chịu trách nhiệm làm cha khi qh với bạn gái ngày nay.

+ Về mặt tốt:

-> Ca ngợi những người can đảm nhận lỗi, nhận việc mình đã làm.

Kết đoạn:

- Đánh giá: đây là tư tưởng thiết thực với cuộc sống ngày nay.

- Mở rộng: Không phải chỉ có tuổi trẻ, mà ai ai cũng cần phải sống trách nhiệm.

- Liên hệ bản thân: Em đã cố gắng sống trách nhiệm qua những lần chơi mà lỡ làm bể bình hoa mẹ...

Bình luận (0)
STELA
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 2 2023 lúc 11:10

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Giá trị của yêu thương con người".

Mẫu: Người ta thường nói: "Sức mạnh của con người ta nằm ở trái tim". Vì sao lại thế?. Hôm nay, chúng ta sẽ nói rõ hơn điều này ở "giá trị của yêu thương con người".

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ Yêu thương con người là gì?

-> Đó là tình cảm yêu thương của mọi người dành cho nhau.

-> Là cảm xúc chân thành xuất phát từ tận đáy lòng của cộng đồng, xh dành cho mỗi người xung quanh.

=> Giá trị của yêu thương con người là:

+ Sức mạnh của tình yêu thương có thể cứu rỗi một sinh mạng, một tâm hồn hay thậm chí là cả cuộc đời con người.

+ Mang đến cho con người ta ngọn lửa ấm áp tình người.

+ ...

- Đặt câu hỏi, gợi vấn đề và luận điểm:

+ Lợi ích kèm với giá trị yêu thương con người là gì?

-> Xh thêm văn minh, phát triển.

-> Tập luyện cho suy nghĩ, tính cách yêu thương cho mọi người đặc biệt là mầm non tương lai của đất nước.

+ Luận điểm:

-> Ai cũng cần phải có sự yêu thương trong tấm lòng mình.

-> Không có tình yêu thương, chúng ta chỉ là một linh hồn lang thang cô độc trên cõi đời này.

-> Không ai có thể sống mà quá vô tâm, lạnh nhạt với mọi người xung quanh.

Dẫn chứng:

+ Xấu:

-> Phê phán giới trẻ hiện nay sống thờ ơ vô cảm, luôn muốn công kích người khác.

+ Tốt:

-> Ca ngợi những bạn trẻ làm tình nguyện viên phân phát đồ ăn giúp đỡ người nghèo từ tiền quyên góp của mọi người.

-> Ca ngợi những mạnh thường quân hỗ trợ cho những trại trẻ mồ côi chi phí sinh hoạt của các trẻ.

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân.

- Đánh giá vấn đề: Giá trị của yêu thương con người quý hơn bất kì viên kim cương nào trên đời. Bởi thế, chúng ta cần sống yêu thương, sống cho đi không cầu nhận lại trong khả năng của chúng ta.

 

Bình luận (0)
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Nhok Linh
28 tháng 9 2018 lúc 19:53

I. Mở bài: giới thiệu về tính tự lập
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không có ai là không trải qua những gia khổ, khó khan, không bao giờ vấp ngã. Thế nhưng, gặp những điều khó khan, gian khổ và vấp ngã thì mới là người thành công. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi con người đó là tính tự lập. tự lập là gi, không phải ai cũng có thể hiểu rõ hết về tự lập, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tính tự lập.

II. Thân bài: nghị luận về tính tự lập
1. Tự lập là gi:

- Tự lập là tự làm một mình những gì mình có thể làm được
- Tự làm mà bản thân có thể, không nhờ vả, ỷ lại vào người khác
- Tự lập là tự làm việc của mình, tự xây dựng cuộc sống của mình
2. Biểu hiên của tính tự lập:
- Tự đến trường
- Tự làm thức ăn cho chính bản thân mình
- Tự làm các công việc cá nhân của mình: giặc đồ, ủi đồ, …
- Tự làm bài tập, tự học
- Tự giác làm việc của mình
- Tự làm tất cả những gì mình có thể làm trong khả năng của mình
- Tự sống cuộc sống của mình, không dựa dẫm vào người khác
3. Ý nghĩa của tính tự lập
- Là đức tính cần thiết với mỗi người trong cuộc sống
- Tự lập sẽ giúp ta dễ thành công trong cuộc sống
- Tựu lập là tiền đề xây dựng cuộc sống, sự nghiệp
- Khẳng định giá trị của bản thân
- Tự lập giúp ta không sợ khổ, sợ khó,
- Được mọi người tôn trọng và yêu quý

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tính tự lập
- Đây là một đức tính tốt
- Em sẽ cố gắng để tự lập trong cuộc sống và học tập

Bình luận (0)