Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Di Thiên
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 19:33

(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

(3)

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.

(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

 

(1)

 

tran huynh trieu man
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 15:08

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 21:46

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

Minh Thu
3 tháng 10 2016 lúc 6:34

Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam”(giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc, Nxb GD, 2001. Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, Nxb GD, 2007,  cuốn “thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm Uyên, Nxb Đồng Nai, 2004. Hay cuốn “ Thơ và đời của Lữ Huy Nguyên…Nói chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề hình tượng phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định "lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn của vấn đề tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương”

 
Thu Ngân
Xem chi tiết
Truong Dung
27 tháng 11 2018 lúc 20:18
Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
No Name
27 tháng 11 2018 lúc 20:24

1. Nhân vật chính trong câu truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

2. Các nhân vật được tưởng tượng = phép nhân hóa nghệ thuật chi tiết và kỳ ảo rằng thần núi và thần biển cả mà đó là những con người trong truyền thuyết.

3. Thủy Tinh thương dâng nước dữ dội đánh Sơn tinh và tháng 7 tượng trưng cho sóng cả và thiên tai từ tự nhiên ; còn Sơn Tinh thì tượng trưng cho nhân dân Việt Nam ta kiên cường chống thiên tai.

❤к-ρ๏ρ⁀ᶦᵈᵒᶫ❤
28 tháng 11 2018 lúc 11:37
Trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh , các nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy TinhSơn Tinh được miêu tả bằng chi tiết tưởng tượng : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây nổi lên từng dãy núi đồiThủy Tinh được miêu tả bằng chi tiết tưởng tượng : gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về Sơn Tinh là nhân vật tượng trưng cho niềm mơ ước và khát vọng của nhân dân ta muốn chống lại thiên taiThủy Tinh là nhân vật đại diện cho hiện tượng lũ lụt hằng năm trên đất nước ta

~~~Leo~~~

Phương Tử Yêu
Xem chi tiết
Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:15

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:20

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
lionei henderson
Xem chi tiết
pham ba linh
27 tháng 9 2018 lúc 11:28

Tính dục ở loài người là năng lực giới tính, thể chất, tâm lý, và sinh dục, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của nam giới và nữ giới. Tính dục là một khái niệm có nội hàm rộng, vừa phản ánh mối quan hệ giới tính, vừa chứa đựng những yếu tố hữu hình và ẩn giấu của cá nhân. Trong tiếng Việt, tính dục, đặc biệt khi chỉ đề cập tới mối quan hệ giới tính, còn được gọi là tình dục.[1]

Lưu Minh Hiền
Xem chi tiết
đào bình an
16 tháng 1 2021 lúc 21:34

      Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm rất hay của nhà văn Đoàn Giỏi. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau trích trong tác phẩm này ta bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp, nét riêng đặc biệt của kênh rạch, sông ngòi “bủa giăng chi chít như mạng nhện”, của một điệu xanh như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động, cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, làớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, ngược lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau hẳn trong mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu đất và người nơi đây. Và bạn, cũng như tôi ấp ủ một ước muốn: được đặt chân lên mảnh đất ấy, được theo thuyền xuôi dòng Năm Căn và chắc hẳn sẽ ghé chợ Năm Căn để tự mình cảm nhận một nét rất riêng trong sinh hoạt của vùng sòng nước

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bảo Nam
16 tháng 1 2021 lúc 23:12

Bài văn trên miêu tả cảnh sông nước ở Cà Mau. Trình tự miêu tả: đi từ ấn tượng chung về cảnh thiên nhiên đến miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi và cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng tác giả miêu tả đến cảnh chợ Năm Căn.

- Dựa vào trình tự miêu tả như trên, ta có thể chia bài văn thành 3 phần:

Phần 1: Từ đầu….một màu xanh đơn điệu”: ấn tượng chung về toàn cảnh sông nước Cà Mau.Phần 2: Tiêp theo ….khói sóng ban mai”: cảnh sông ngòi, kênh rạch vùng đất Cà Mau, nổi bật là hình ảnh con sông Năm Căn.Phần 3: Đoạn còn lại: Cảnh chợ Năm Căn

- Vị trí quan sát của người miêu tả: Ta thấy, tác giải nhập vai người kể chuyện, xưng “ tôi”. Với vị trí ngồi trên thuyền xuôi theo các kênh rạch vùng Cà Mau đổ ra sông Năm Căn rộng lớn, rồi dừng lại ở chợ Năm Căn. Do đó, tác giả có thể quan sát theo tình tự tự nhiên hợp lý, tả sông ngòi, kênh rạch, cảnh hai bên bờ, lúc tả kĩ, lúc lướt qua, làm cho cảnh hiện lên sinh động.

Khách vãng lai đã xóa
Bach Hoang
Xem chi tiết
Bảo Nam
Xem chi tiết