Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hiếu nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 7 2021 lúc 19:42

Tham khảo nha em:

-Bởi vì họ cảm thấy nhận được tình cảm từ nhau ;nhận được hơi ấm của tình người chứ không phải thứ của cải vật chất tầm thường.

-Bài học :trong cuộc sống vật chất không phải là tất cả mà tình người luôn được đề cao vì thế hãy sống để trái tim được ấm áp

Đức Huy Lê
Xem chi tiết
giang thao vy
Xem chi tiết
Pino.NTK
27 tháng 2 2017 lúc 17:32

??? x_x

Vũ Đăng Dương
27 tháng 2 2017 lúc 19:31

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia

aoi kiriya
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
23 tháng 2 2018 lúc 19:07

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khan tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

[…]



Mẩu chuyện nhỏ này tôi đã được nghe kể từ hồi lớp 1 và nó gần như ám ảnh cả thời thơ ấu của tôi. Nhiều khi tôi trách nhân vật trong câu chuyện, rằng cho dù trong túi không có gì thì cũng phải kiếm được thứ gì đó cho ông già ăn xin, hay ngây ngô hơn, tôi, cũng như mấy đứa bạn tôi, đã từng ước gì nhân vật ấy có được gì đó để cho ông cụ. Nhưng ước nguyện chỉ là ước nguyện, khi câu chuyện chìm dần cùng tháng năm để tôi và chúng bạn trưởng thành cùng những mâu thuẫn rắc rối hơn của cuộc đời. Cho đến một ngày tôi gặp lại câu chuyện này trong một đề văn, tôi tự nhiên thấy ngộ ra được nhiều điều hơn là những gì hồi nhỏ vẫn nghĩ, cho dù tôi vẫn cứ khăng khăng ước gì nhân vật trong chuyện có gì đó trong túi để cho ông cụ ăn xin.

Có nhiều người đọc mẩu chuyện này xong lại cho rằng mấy ông nhà văn ( tức ám chỉ Tuốc-ghê-nhép) bị dở hơi mới đưa cái chuyện nghèo đến nỗi không có một xu để cho lão ăn xin ra để kể đời kiếp trí thức đói khổ. Có người khác cũng cho rằng như vậy nhưng vì lí do khác : “Không có tiền cho ăn xin thì việc gì phải xin lỗi? Ăn xin có chết đói cũng đâu phải là lỗi của mình? Đúng là mấy ông rỗi hơi!”. Đó vẫn may còn là số đông so với những người phê phán cả ông lão ăn xin vì : “ Không xin được tiền lại không điên lên ấy chứ, làm gì có chuyện cười phớ lớ như thế? Chắc lại ông nhà văn chém bút thôi!”.

Tôi cho đó là tư tưởng duy vật và chủ vật của con người hiện đại – một tư tưởng quá mức tầm thường và thiển cận nhưng lại quá mức phổ biến trong cộng đồng và lại đơn giản đến nỗi có thể giải thích gần như mọi thứ. Con người ngày nay sao lại quá quan tâm đến vật chất, đến nỗi sẵn sàng phủ nhận cả các nhà văn và di sản của họ chỉ để khẳng định rằng vật chất là trên hết. Nếu phải bàn luận chuyện chính trị xã hội với những người như thế này, tôi thà bàn luận với mấy đứa trẻ con còn hơn.

Nếu chịu khó đọc kĩ câu chuyện và đào sâu suy nghĩ hơn nữa, thật không khó khăn cho bất cứ ai có thể nhận ra rằng mấu chốt của câu chuyện không nằm ở chỗ nhân vật trữ tình ấy, cho dù là nam hay nữ, có gì để cho lão ăn xin hay không như mọi người vẫn nghĩ. Không, hoàn toàn không phải như vậy. Đó chỉ là tình huống truyện được tác giả xây dựng một cách khéo léo nhằm dẫn dắt người đọc đến một cái gì đó cao hơn thế. Tâm điểm của truyện chính là hai câu đối thoại của nhân vật “tôi” và người ăn xin. Vâng, đó chỉ là hai câu nói ngắn gọn nhưng lại gửi trọn trong đó bao nhiêu cảm tình, cảm kích. Có ai thử nghĩ xem tại sao nhân vật “tôi” trong chuyện lại ngỏ lời xin lỗi khi anh không tìm được gì để cho lão ăn xin? Ngoài việc kết luận rằng anh ta bị dở hơi hoặc đạo đức giả ra thì chỉ có một cách duy nhất để giải thích cho hành động này, đó là tình yêu thương và sự quan tâm, đó là lòng nhân ái và ý thức về sự bình đẳng giữa con người với con người. Chẳng phải là nhân vật “tôi” kia đã cảm thương trước hoàn ảnh khốn cùng của người ăn xin nên mới vội vã “lục hết túi nọ đến túi kia” để tìm gì đó cho ông sao? Chẳng phải nhân vật “tôi” đã bối rối khi thấy ông lão vẫn chìa tay đợi mà mình thì chẳng có gì sao? Đó chẳng phải là một hành động cảm tính vô cùng nhân ái đã khẳng định được cái bản chất nhân đạo thuần nhất của loài người hay sao?

Chẳng nói đâu xa xôi, không ít người trong chúng ta cũng nhìn nhận những người ăn xin, vô gia cư, trộm cắp hay thậm chí những người công nhân vệ sinh như những người thấp hèn. Họ bị coi là những kẻ ở dưới đáy của xã hội hiện đại. Người ta nói xã ội ngày càng văn minh lên, tôi thì thấy ngược lại. Xã hội nào mà con người lại bị chia thành các tầng lớp: trung lưu, thượng lưu, hạ lưu, thống trị, bị trị, tư sản, vô sản…? Hãy nghĩ về thời tiền sử, khi con người vừa mới xuất hiện. Thật “văn minh” làm sao khi con người nương tựa vào nhau mà sống, chia sẻ mọi thứ họ kiếm được với nhau và sống quây quần bên nhau hạnh phúc cho dù vật chất luôn thiếu thốn và nguy hiểm luôn rình rập mọi lúc mọi nơi. Tất cả đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Và hãy so sánh với xã hội hiện đại ngày nay: con người ganh đua và chèn ép lẫn nhau, kẻ có quyền sống hoan lạc trên khổ đau của kẻ không có quyền, kẻ có tiền lợi dụng sự khốn đốn của kẻ không tiền để tạo ra quyền lực cho mình… Bạn có thể lục túi áo túi quần để tìm một xu lẻ cho người ăn xin, nhưng nếu không tìm được thì chắc bạn cũng sẽ cho qua nhanh thôi, không chút áy náy. Còn nhân vật “tôi” kia, lại thực sự bối rối và lúng túng khi không tìm được chút gì để cho lão ăn xin. Anh cảm thấy có lỗi. Vì sao? Đơn giản là vì anh sợ người ăn xin nghĩ rằng mình khinh thường ông, anh sợ mình đã đẩy một con người khốn khổ vào một hoàn cảnh còn khốn khổ hơn. Đó là nỗi lo sợ hoàn toản bản năng của một con người chân chính. Lòng nhân ái và “thiên lương” của anh không cho phép anh tha thứ và quên đi “tội lỗi” của mình đối với ông. Anh biết đâu rằng, sự quan tâm và tinh thần nhân ái của anh đã được thể hiện quá rõ ràng chân thực khiến cho chính ông lão ăn xin cũng phải cảm động. Trên cõi đời này đã có được mấy người thể hiện được tình cảm với ông như thế.

Và như thế đối với ông cũng là nhận được rất nhiều rồi!

Ông nhận được tình yêu thương và quan tâm của một người xa lạ - cái này lúc nào cũng hiếm. Đâu phải lúc nào bạn đi trên đường cũng có một người lạ níu tay bạn lại vào nói lời yêu thương với bạn? Tình cảm chính là cái cao quý nhất trên đời, là linh hồn của nghệ thuật, là bản chất của hạnh phúc, là bản năng của con người. Ông lão đã nhận được thứ quý giá nhất từ tay của một người không hề quen biết. Đối với ông, thứ đó quý hơn bất kì thứ của cải vật chất nào. Nụ cười của ông thật đơn giản là hoàn toàn hài lòng.

Trong dấu […] ở phần cuối đoạn trích trên thực ra chỉ có một câu mà tôi muốn để dành đến cuối bài mới đề cập đến: “Khi ấy tôi mới chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông”. Đây có lẽ là thông điệp mà đại văn hào Nga Tuốc-ghê-nhép muốn gửi tới độc giả trên toàn thế giới: người cho đi sự quan tâm và tình yêu thương thì sẽ nhận lại được sự tôn trọng và tình ái hữu. Không có xã hội nào là xã hội không có bình đẳng và nhân ái. Không có thời buổi kinh tế thị trường nào mà các mối quan hệ giữa người với người lại được xây dựng dựa trên kinh tế thị trường cả. Tình cảm là thứ không thể buôn bán thu lời, không thể cân đo đong đếm, cho đi là nhân lên và còn mãi, nhận lại bao giờ cũng nhiều hơn. Tình càm của con người không phải được thể hiện bằng vật chất và không nên được thể hiện bằng vật chất. Con người đánh giá những giá trị cảm xúc không phải bằng vật chất mà bằng cảm xúc thẳm sâu trong trái tim. Trong chúng ta ai cũng có trái tim biết yêu thương và cảm nhận, chỉ là đôi khi ta bỏ quên thôi. Giá trị đích thực của con người không phải là khả năng của người đó, mà chính là vẻ đẹp trong tâm hồn người đó. Hãy nâng cao giá trị của bản thân mình bằng cách quan tâm, yêu thương và tôn trọng người khác.

Thảo Phương
23 tháng 2 2018 lúc 19:36

a. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

* Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề (câu chuyện)

- Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.

- Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận

* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể).

- Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)

- Phân tích - chứng minh:

+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống...; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?....

+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó....

- Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay

+ Đánh giá:

. Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)

. Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?

(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)

+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận...)

* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân

- Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa?

- Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.

c. Kết bài:

Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.

Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Lê Trần Thiên Ngọc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
30 tháng 10 2023 lúc 12:10

Không biết có nhầm lẫn gì không nhưng đề bài cho đoạn văn nhưng câu 1 lại là xác định thể loại thơ? chỗ này mình chưa hiểu lắm