Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 316
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Anh/Chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh hình ảnh người mẹ trong hai đoạn thơ sau:

 

Đoạn 1:

Lặng lẽ bàn tay lặng lẽ đưa

Đắp từng miếng vá ấm con thơ

Những mong đời mẹ, đời con mãi

Gần gũi nhau cùng mối chỉ thưa...

 

Mẹ ơi! chiếc áo con đã rách

Con biết làm sao trở lại nhà

Để mẹ vá giùm? con thấy lạnh

Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.

                                                1940

(Tế Hanh, Chiếc rổ may, in trong Tuyển tập Tế Hanh, NXB Văn học, 1987, trang 83)

Đoạn 2:

Nhà đông anh em, áo thường xuống gấu

Mẹ còn chắt chiu từng mụn vá vai

Đâu những tối mẹ ngồi khâu lại áo

Khi bên thềm xào xạc gió heo may

 

Ngày tháng thoi đưa, con đã cao hơn mẹ

Chẳng hồn nhiên khi lòng con biết nghĩ

Áo dài hơn, tuổi mẹ cũng nhiều hơn

Dẫu vá vai, màu bạc, chỉ sờn

Nhưng trong áo ấm đường khâu mẹ vá

Yêu mẹ nhiều nên áo cũ con thương

(Lưu Quang Vũ, Áo, in trong Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội Nhà văn, 2021, trang  11)

*Chú thích:

-Tác giả 1: - Tế Hanh (1921 - 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết. Bài thơ Chiếc rổ may được sáng tác năm 1940.

- Tác giả 2: - Lưu Quang Vũ (1948- 1988) sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Lưu Quang Vũ là nhà thơ và cũng là nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

Trong bài thơ “Tổ Quốc nhìn từ biển”, sáng tác năm 2009, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến viết về Tổ Quốc:

 

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?...”

 

(Nguyễn Việt Chiến, Tổ Quốc nhìn từ biển, in trong “Tổ Quốc nhìn từ biển”, NXB Phụ Nữ 2015)

 Trong bài thơ “Tổ Quốc gợi tên mình”, sáng tác năm 2011, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai viết về Tổ Quốc:

“Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình

Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá

Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả

Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây

 

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!

Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ

Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã

Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông…”

(Nguyễn Phan Quế Mai, Tổ Quốc gọi tên mình, in trong “Tổ Quốc gọi tên mình”, NXB Phụ Nữ 2015)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hình tượng Tổ Quốc trong hai đoạn thơ trên.