Những câu hỏi liên quan
♌♋□ 📄&🖰
Xem chi tiết
Quang Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
xKrakenYT
16 tháng 12 2018 lúc 19:56

Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".

Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực.

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt..." đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".

Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.

Bình luận (0)
GV Ngữ Văn
17 tháng 12 2018 lúc 11:37

* Phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ qua tác phẩm của Nam Cao:

- Họ là những người nông dân nghèo bị đẩy xuống đáy cùng của xã hội nhưng tâm hồn và phẩm chất lại không hề bị tha hóa. Lão Hạc trước sau vẫn là người nông dân lương thiện, quyết không chịu theo gót Binh Tư để có miếng ăn; cũng không muốn tranh việc nhẹ với đàn bà con gái trong làng; cùng không muốn phiền lụy đến bà con trong làng xóm nên đã chọn cái chết tức tưởi để chấm dứt mọi đau khổ và giữ trọn được số tiền cho đứa con trai.

- Lão Hạc hay chính người nông dân là người giàu lòng tự trọng, giàu lòng yêu thương và vô cùng ý thức được nhân phẩm của mình.

* Số phận của lão Hạc:

- Chịu cảnh một cổ 2 chòng, chịu nhiều tầng áp bức: đó là chế độ thực dân nửa phong kiến (tầng áp bức Nhật, Pháp, phong kiến) mà gọi chung là giai cấp thống trị. Người nông dân đứng trước tình cảnh bức bách ấy thì đói nghèo thiếu thốn là tất yếu.

- Và số phận tất yếu không thể nào khác là cái chết, chết một cách đau khổ và tức tưởi, nhưng chết một cách trong sạch, không bị tha hóa.

=> Số phận của người nông dân trong xã hội cũ: bất hạnh, nghèo khổ, đau đớn, chồng chéo trong những bi kịch không lối thoát.

Bình luận (0)
Hân Điền
Xem chi tiết
Vũ Trúc Hoàng anh
12 tháng 9 2021 lúc 14:31

Câu 1:Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến, cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là người cô. Người cô luôn cố muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của cậu bé đáng thương.Nhưng không,cậu luôn đánh tan mọi lời nói của người hàng xòm cay độc đó.cậu vẫn luôn tin vào mẹ của mình, bảo vệ mẹ và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa.Vì thế ngày xưa số phận con người có lúc lênh đênh lật đật,chả ra đâu cả.Nhưng tình cảm con người vẫn còn chỉ là số ít mà thôi.

Câu 2:Những nhân vật trẻ em có số phận bất hạnh và tâm hồn cao đẹp như chú bé Hồng phải kể đến cô bé bán diêm.Hay nhân vật hai anh em Thành và Thủy.

Bình luận (0)
Lượng Trần
Xem chi tiết
Toản Trần
Xem chi tiết
Laville Venom
5 tháng 5 2021 lúc 14:09

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó. ... Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.

Bình luận (0)
Phong Thần
5 tháng 5 2021 lúc 14:10

TK

Trên hành trình tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những thử thách. Để có thể bước đến đích đến, chúng ta cần phải ghi nhớ lời dạy bảo của ông cha ta: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

 

Quả vậy, câu nói trên muốn gợi cho chúng ta hình ảnh về những người thợ rèn. Khi có bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng. Con người trải qua khó khăn, thử thách với lòng kiên trì không chịu từ bỏ sẽ đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Để rồi, chúng ta sẽ trở thành một “chiếc kim sắc nhọn” vô cùng hữu ích cho đời.

 

Vì sao cần có được lòng kiên trì trong mọi công việc? Có lẽ đó là câu hỏi mà mỗi người đều muốn đặt ra cho bản thân. Câu trả lời thật đơn giản, khi có lòng kiên trì, khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Khi bạn kiên trì với mục tiêu, bạn sẽ có động lực và niềm tin để thực hiện điều đó. Có ai mà không biết đến Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, thành quả ngọt ngào đã đến, Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng - bộ máy lãnh đạo và cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 giành lại độc lập cho dân tộc. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.

 

Là một học sinh, tôi luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Trong mọi công việc, tôi luôn nỗ lực hết mình, không ngại khó khăn và kiên trì vượt qua thử thách. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và động viên bạn bè xung quanh cùng cố gắng để có thể xứng đáng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước.

 

Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến lời khuyên vô cùng quý giá cho con người. Quả là không có việc gì khó khăn nếu bạn biết giữ vững lòng kiên trì của bản thân.

Bình luận (0)
Bảo Hân
5 tháng 5 2021 lúc 15:02
" Có công mài sắt, có ngày nên kim" . Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải có lòng kiên trì, bền chí để thực hiện quyết tâm của mình.Tục ngữ vốn là kho tàng những lời khuyên dạy bổ ích mà ông cha ta để lại cho thế hệ con cháu. Mỗi câu tục ngữ chính là mỗi là khuyên răn để con cháu noi theo và tu dưỡng.

Trong lĩnh vực học tập, là học sinh hẳn chúng ta đều biết đến tấm gương sáng của anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả hai tay từ nhỏ, không thể nào cầm bút được, nhưng anh vẫn đến trường, kiên trì luyện tập viết bằng chân.

Những năm tháng âm thầm bền bỉ khổ luyện đã giúp anh viết đẹp, vẽ đẹp, học lên đến đại học, tốt nghiệp trường sư phạm. Sau nhiều năm phấn đấu, anh đã trở thành thầy giáo dạy học giỏi và viết văn hay.

Quả thật.Mỗi chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng điều nên đặt vào trong đó sự kiên trì và lòng quyết tâm thực hiện. Chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì đó thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn. Đó là hàm ý mà ông bà ta muốn khuyên chúng ta qua câu tục ngữ trên. Nếu biết cố gắng, có sự bền bỉ ý chí thì nhất định thành công nào cũng sẽ đến với mỗi chúng ta. Trong cuộc sống, có rất nhiều khó khăn và thử thách cần chúng ta phải vượt qua, nếu không có ý chí để vượt qua thì ta không thể thành công. Hơn nữa, dù gặp thất bại hay thử thách, ta cũng cần có lòng quyết tâm thực hiện lại, chắc chắn cuối cũng chúng ta sẽ có được thành quả như ý.

Biết bao tấm gương trong cuộc sống mà chúng ta chứng kiến đều minh chứng cho câu tục ngữ của cha ông " Có công mài sắt có ngày nên kim" là vô cùng đúng đắn. Ngày nay, bao thế hệ học sinh vẫn đang miệt mài, kiên trì, dùng quyết tâm của mình cố gắng hàng ngày hàng giờ để trở thành một học sinh ngoan giỏi để có thể cống hiến cho đất nước. Mỗi chúng ta đều phải thấm nhuần lời khuyên của cha ông ta. Bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn đang chờ ta bước tới, hãy luôn kiên tâm, bền bỉ thì nhất định chúng ta sẽ được hưởng thành quả mà chúng ta mong đợi 

Lời khuyên của cha ông ta "Có công mài sắt có ngày nên kim" mãi thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi người. Phải luôn biết bền chí bền lòng, giữ vững lý tưởng thì nhất định chúng ta sẽ có được thành công như mong muốn.

Bình luận (0)
kim ngoc Do
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 1 2022 lúc 21:02

Tham Khảo

Thế giới này quả là muôn màu muôn vẻ, mọi thứ đều có những khác biệt. Cái riêng của mỗi người cũng chính là điều làm nên giá trị của từng cá thể.  Ví dụ như trong chính lớp học của bạn, trong gia đình bạn, mỗi người đều không giống nhau hoàn toàn về ngoại hình, tính cách, sở thích... Có người thích hát, có người thích thể thao, có người lại thích đọc sách... Chẳng có ai là giống ai, chính điều đó làm nên sự đáng quý của mỗi người. Mỗi người đều có những riêng biệt tốt và không tốt giúp bản thân phát triển, vì vậy mà bạn cần hiểu rõ mình để gặt hái được những điều tốt đẹp. Ai cũng có cái riêng của mình, hãy tự tin và hạnh phúc với điều đó.

 

 

Bình luận (0)
Hồ_Maii
17 tháng 1 2022 lúc 21:03

TK

Thế giới này quả là muôn màu muôn vẻ, mọi thứ đều có những khác biệt. Cái riêng của mỗi người cũng chính là điều làm nên giá trị của từng cá thể.  Ví dụ như trong chính lớp học của bạn, trong gia đình bạn, mỗi người đều không giống nhau hoàn toàn về ngoại hình, tính cách, sở thích... Có người thích hát, có người thích thể thao, có người lại thích đọc sách... Chẳng có ai là giống ai, chính điều đó làm nên sự đáng quý của mỗi người. Mỗi người đều có những riêng biệt tốt và không tốt giúp bản thân phát triển, vì vậy mà bạn cần hiểu rõ mình để gặt hái được những điều tốt đẹp. Ai cũng có cái riêng của mình, hãy tự tin và hạnh phúc với điều đó.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
22 tháng 12 2023 lúc 22:44

Đoạn văn tham khảo:

Ai cũng có cái riêng của mình. Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được cái riêng, giá trị của bản thân mình. Khi ý thức được giá trị của bản thân là khi biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Lúc ấy chúng ta sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những khả năng, sở thích vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình chúng ta cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Hành trình để khẳng định cái riêng của mình còn đòi hỏi mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân chúng ta.

Bình luận (0)
Linh Phan
Xem chi tiết