Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 16:00

Tham khảo!

- Cách ứng xử của mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đó là đức tính “đói cho sạch, rách cho thơm”.

- Cách ứng xử của mẹ Sơn: câu nói của mẹ Sơn “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?”, với cử chỉ “âu yếm ôm con vào lòng” chứa đựng biết bao tình thơm thảo. Từ chuyện con đem áo rét cho bạn dẫn đến việc người mẹ cho người đàn bà mò cua bắt ốc vay tiền để mua áo ấm cho con là những nét tươi sáng, ấm áp chứa đựng tình nghĩa, sự chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đó là một việc làm đầy tình nghĩa.

- Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiến chiếc áo bông ấy là vì Sơn đã không xin phép bà.

Vũ Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Lưu Phương Ly
3 tháng 12 2017 lúc 19:16

Chúng ta ai mà chẳng có một người mẹ hiền với gương mặt phúc hậu và đôi mắt sáng trong. Học chương IV Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, ta càng thấm thìa tình mẫu tứ sâu nặng và đặc biệt là tấm lòng của đứa con yêu của mẹ qua hình ảnh của bé Hồng.

Bé Hồng là nhân vật chính trong tác phẩm. Bé không được sống yên ổn trong mái ấm gia đình. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ vì cùng quẫn đã phải bỏ con đi tha phương cầu thực.

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

Yukina Trần
22 tháng 6 2018 lúc 9:56

Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến
cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.

Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!

Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.

Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng choccs lại mơn man khắp da thịt".Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ,bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết,còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.
Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt , cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé.

Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người , mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.Nhuẽng trang văn của Nguyên Hồng đã khép lại nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây một tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của người con yêu mẹ,xa vắng mẹ.

Thiên Chỉ Hạc
22 tháng 6 2018 lúc 14:35

Nguyên Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến. cậu sống trong sự ghẻ lạnh của họ nội và độc nhất là người cô người cô luôn muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của nguyên hồng nhưng không nguyên hồng vẫn luôn tin vào mẹ của mình và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa.nó đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiet mà người cô dặt ra.tình yêu đói với mẹ đã làm nguyên hồng vượt qua tất cả sưởi ấm tâm hồn và trái tim Nguyên Hồng

Phan Vũ Bảo Hân
Xem chi tiết
nguyễn minh nguyệt
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
7 tháng 3 2019 lúc 15:43
Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”

Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)

Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”
Hoa Vô Khuyết
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
4 tháng 8 2021 lúc 14:50

*Biện pháp tu từ: so sánh:từ như

*Tác dụng: Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp so sánh để nói rằng biển cho ta cá, cho ta ăn, nuôi lớn ta, như người mẹ, ôm ấp, vỗ về ta, từ lúc sinh thời đến lúc trưởng thành

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 4 2017 lúc 16:46

Đáp án

Huy học giỏi// khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

    CN                                     VN

Ngọc Phạm
Xem chi tiết
Đạt Trần
26 tháng 9 2018 lúc 20:54

Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng là tập văn xuôi giàu chất trữ tình, với cảm xúc dạt dào thiết tha và rất mực chân thành. Đoạn trích Trong lòng mẹ đã thể hiện lòng yêu thương sâu sắc và cảm động của nhân vật bé Hồng đối với mẹ.

Chú bé Hồng - nhân vật chính - sinh ra và lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha chết sớm trong cảnh nghèo túng và nghiện ngập. Sau khi cha chết, người mẹ của bé Hồng vì quá cùng quẫn, nên phải bỏ con mà đi kiếm ăn nơi phương trời xa. Bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ, sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của những người họ hàng. Hồng luôn thèm khát tình yêu thương mà không có. Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng mà mẹ Hồng vẫn chưa về. Bà cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không. Vì nhớ mẹ, vì“cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp”, Hồng toan trả lời có. Nhưng khi nhận ra ý nghĩa cay độc và cái “cười rất kịch” của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Trong sự im lặng này của Hồng đã có ý thức bảo vệ mẹ. Hồng biết rõ mẹ Hồng không có tội gì: “nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, “goá chồng”, “Nợ nần” không phải là tội, cho nên trong Hồng vẫn một niềm thương yêu và kính mến mẹ nguyên vẹn: “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...”, mặc dầu đã non một năm Hồng không nhận được thư hay quà của mẹ.

Bà cô cay nghiệt và độc ác cố tình khoét sâu vào nỗi đau của Hồng: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Hồng khóc, nước mắt “ròng ròng rốt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Đó không phải là những giọt nước mắt tủi thân hay xấu hổ mà là những giọt nước mắt của tình thương, “thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh...”. Tình thương mẹ càng trào dâng hơn khi bà cô kể về mẹ “ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi”. Tình thương mãnh liệt, biến thành niềm căm giận đến tột đỉnh: “... cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

Tình thương yêu sâu sắc và cảm động của bé Hồng được thể hiện rõ nhất trong cảnh gặp mẹ. Đây thực sự là những trang văn chan chứa tình người. Mới chỉ thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, Hồng đã“đuổi theo, gọi bối rối: - Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...”

Đúng là mợ Hồng! Hồng vui sướng “thở hồng hộc, trán đầm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại”. Lúc này Hồng “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở” là tiếng khóc của niềm vui sướng được gặp mẹ. Được sống trong tình cảm yêu thương của mẹ. Hồng thấy ấm áp vô cùng: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Hồng tìm thấy ở mẹ một cõi dịu êm:“Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Được gặp mẹ sau bao ngày khao khát, niềm vui tràn ngập trong tâm hồn chú bé Hồng, cho nên chú “không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì” và những câu nói độc địa của bà cô kia cũng “bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa..”.

Qua đoạn trích này ta thấy tình thương yêu mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn chú bé Hồng. Một tình thương yêu sâu sắc và cảm động, bền vững và vẹn nguyên. Chúng ta thông cảm với hoàn cảnh bé Hồng, thông cảm với hoàn cảnh ấy ta càng quý mến và tin yêu bé Hồng hơn.

Đạt Trần
26 tháng 9 2018 lúc 20:54
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau: Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn. Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

==> Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

Trần Ánh Thu
26 tháng 9 2018 lúc 21:01

Đoạn trích trong lòng mẹ cho ta thấy bé Hồng có tình yêu thương mẹ sâu sắc vì :

Khi nghe người cô của mình kể về sự nghèo khổ của mẹ mình, bé Hồng vì thương mẹ mà rơi nước mắt, không để cô mình reo rắc những hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy mẹ vào đầu mình.Bé Hồng căm tức những thành kiến tàn ác đã đày đọa mẹ, khiến mẹ phải rời bỏ anh em mình để sinh rở giấu giếm. Cảm xúc vui sướng, dỗi hờn mà hạnh phúc của cậu khi được gặp lại mẹ.

Nguyen Thai An
Xem chi tiết
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
8 tháng 8 2020 lúc 17:42

Bé Hồng là một cậy bé đáng thương , có 1 tuổi thơ đầy bất hạnh , đắng cay  không được may mắn như bao đứa trẻ khác .  Chú sống trong cái xã hội phong kiến đầy tủi nhục  cùng với sự ghẻ lạnh của họ hàng vak ng cô  . Người cha thì mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì cùng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực . Đau đớn là thế mà Bà cô độc ác luôn gieo rắc những lời cay nghiệt , những hình ảnh xấu của ng mẹ vào trong cái tâm hồn trong sáng , non nớt của bé Hồng .  Dù thế nhưng chú bé vẫn dành những tình cảm yêu thương dồi dào , trong sáng ấy cho người mẹ , luôn khao khát được gặp , đặt một niềm tin mãnh liệt vào mẹ .  Chú luôn muốn đc ở trong vòng tay ấm êm của mẹ , được mẹ vỗ về , yêu thương  , cái ôm ấy xoá tan đi những lời độc ác , cay nghiệt , những hình ảnh xấu của người mẹ thương yêu .  Những biểu hiện , tình cảm của bé hồng thể hiện Tình mẫu tử thiêng liêng , tình yêu trong sáng của đứa con dành cho người mẹ không bao giờ phai . 
 

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Ngọc Gia Lương
8 tháng 8 2020 lúc 18:45

Bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ"là một con người rất giàu tình yêu thương.Nói như vậy là bởi từ nhỏ ,Hồng đã mồ côi cha,người sinh ra em cũng vì túng quẫn mà đành đi tha hương cầu thực.Tóm lại Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân cưỡng ép,không tình thương.Có lẽ,vì thế,mà Hồng rất nhạy cảm khi có ai đó nhắc đến hoàn cảnh gia đình mình,đặc biệt là mẹ bé.Hồng đã thiệt thòi là thế nhưng cả họ hàng không ai đứng ra bao bọc,bảo vệ em.Đã thế,bà cô hiểm ác lại còn liên tục truyền vào đầu em những ý nghĩ tồi tệ về mẹ bé Hồng.Nhưng với tình mẫu tử thiêng liêng ,Hồng đã sớm nhận ra bà cô đang cố hại mẹ và em:''Lòng tôi thắt lại,nước mắt..................cổ''.Hồng là con,vì thế hơn ai hết Hồng sẽ luôn tin tưởng vào người mẹ và bản chất của bà,nên chắc chắn Hồng sẽ bảo vệ mẹ của em đén cùng:''Đời nào ....................xâm phạm đến''.Chao ôi,chính tình yêu thương ấy đã biến thành nỗi căm hận trong lòng Hồng.Hồng hận những thủ tục,những lời lẽ mà mọi người đã đầy đọa lên mẹ của em.Nhưng đến khi được gặp lại mẹ mình,thì mọi căm hờn đã dần biến mất.Từ xa,em đã thấy bóng người mẹ yêu quý của mình và thốt lên 2 tiếng;''Mẹ ơi'' nghe mà nhói lòng.Đặc biệt là cảm giác sung sướng đến tột độ khi được sà vào lòng mẹ sau bao nhiêu ngày xa cách.Tóm lại Hồng là một đứa con hiếu thảo và rất giàu lòng yêu thương gia đình.

Khách vãng lai đã xóa
Kim Ngọc Hưng
10 tháng 8 2020 lúc 9:33

Chú bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi, nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu, cậu phải sống với bà cô cay nhiệt, ghẻ lạnh, luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa cháu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt một niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình, cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết, cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,... như bao đứa trẻ khác. Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi, vào hôm giỗ đầu thầy cậu. Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo, có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình: hay là biểu hiện rõ nhất của tình mẫu tử thiêng liêng.

tham khảo nha!!!

Học tốt!!!

Khách vãng lai đã xóa
Lê Huyền Trang
Xem chi tiết
Thời Sênh
16 tháng 10 2019 lúc 20:23

Chất trữ tình thấm đượm trong chuyện Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng​):
- Tình huống, nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng; câu chuyện vê một người mẹ phải âm thầm chịu nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác; lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình…
- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng: nỗi xót xa, tủi nhục, lòng căm phẫn sâu sắc quyết liệt, tình yêu thương mẹ nồng nàn thắm thiết.
- Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần tạo nên chất trữ tình của chương hồi kí:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả, biểu lộ cảm xúc.
+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh gây ấn tượng, đều giàu sức gợi cảm
+ Lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào

Kieu Diem
16 tháng 10 2019 lúc 20:25

#Tham khảo nhâ

Chất trữ tình được thể hiện qua các phương diện sau:

-Dòng tình huống và nội dung câu chuyện xoay quanh hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng,câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều đắng cay,nhiều thành kiến tàn ác,bà cô nham hiểm,lòng tin yêu và sự cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.

-Dòng cảm xúc phong phú của bé hồng:nỗi niềm xót xa tủi nhục;lòng căm giận sâu sắc,quyết liệt;tình yêu thương nồng nàn,thắm thiết.

-Các thể hiện của tác giả:kể+tả+bộc lộ cảm xúc rất nhuần nhuyễn,các hình ảnh thể hiện tâm trạng ,so sánh gây án tượng,giàu sức gợi cảm;lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man dạt dào

a-Về phương diện nội dung :

- Tình huống , hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con bé Hồng.

- Dòng cảm xúc tinh tế phong phú của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp mẹ trên đường đi học về.

b- Cách kể của tác giả :

-Kết hợp giữa kể và bộc lộ cảm xúc trong quá khứ.

-Xây dựng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo đầy ấn tượng.

-Giong văn thiết tha, say mê.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
16 tháng 10 2019 lúc 20:23

Chất trữ tình thấm đượm trong chuyện Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng​):
- Tình huống, nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng; câu chuyện vê một người mẹ phải âm thầm chịu nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác; lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình…
- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng: nỗi xót xa, tủi nhục, lòng căm phẫn sâu sắc quyết liệt, tình yêu thương mẹ nồng nàn thắm thiết.
- Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần tạo nên chất trữ tình của chương hồi kí:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả, biểu lộ cảm xúc.
+ Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh gây ấn tượng, đều giàu sức gợi cảm
+ Lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào.