Những câu hỏi liên quan
Kiên Hải
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
22 tháng 5 2019 lúc 15:41

Bốn câu thơ đầu đã miêu tả cảnh ngày xuân đẹp như một bức tranh . Nhà thơ đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc hoạ .

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thềm quang chín chục đã ngoài sáu mươi ”.

Giữa bầu trời bao la mêng mông là những cánh én bay qua , bay lại như đưa thoi. hai chữ “đa thoi ”rất gợi hình gợi cảm .Nó vừa gợi được cánh én như con thoi bay qua , bay lại chao lượn , vừa thể hiện được thời gian ngày xuân đang trôi nhanh . Nhà thơ mượn cách nói của dân gian , thời gian thấm thoắt thoi đưa . Cảnh ngày xuân hiện nên trong thơ ông vừa bình dị vừa sống động .
Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân , là “thiều quang ” của mùa xuân khi đã ngoài sáu mươi . Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của Nguyễn Du mang những nét rất riêng . hai chữ “Thiều quang ”để thể hiện mùa xuân đã sang tháng ba .Hai chữ ấy đã gợi nên màu hồng của ánh xuân , cái đầm ấm của khí xuân , cái mêng mông bao la của đất trời .Câu thơ đã thể hiện được không gian mùa xuân thật trong sáng .
Bức tranh mùa xuân ấy còn là sắc xanh mơn mởn , ngọt ngào của cỏ non trải ra , lan rộng như tấm thảm tới tận chân trời

“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”.​

Người đọc đều cảm nhận thấy nhà thơ Nguyễn du đã tiếp thu những yếu tố miêu tả của câu thơ cổ Trung Quốc .

“Phương thảo liên thiên bích
Lệ chi sổ điển hoa ”.​

Nhưng ở dây , Nguyễn Du đã có điểm sáng tạo .Ông đã thiên về miêu tả sắc trắng của bông hoa .Dùng phép đảo ngữ đưa tính từ “trắng lên trước cụm từ “vài bông hoa”để cùng với tính từ “ xanh ”ở câu trên .Câu thơ của Nguyễn Du đã trở thành bức hoạ với gam màu dịu dàng .Trên nền xanh của cỏ biếc , điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng đã tạo thành một bức gấm thêu tuyệt đẹp .Nếu như 2 câu thơ của câu thơ cổ Trung Quốc chỉ là sự lắp ghép ngôn từ thiếu sinh khí và sức sống thì với 2 câu thơ của Nguyễn Du, những nhành cây ngọn cỏ như đang cựa dậy, ứa ra những giọt nhựa sống của mùa xuân, gợi được nhiều hơn về mùa xuân: vừa tinh khôi, giàu sức sống lại vừa nhẹ nhàng tinh khiết
Bốn câu thơ đầu là một bức tranh về ngày xuân bằng ngôn từ .Bức tranh ấy đẹp , bình dị mà thơ mộng .Đó là bức tranh có màu sắc hài hoà , dịu dàng , tươi tắn .Đó là màu xanh của cỏ màu trắng của hoa lê. Bức tranh ấy có không gian mênh mông , thoáng đạt .Có những cánh én đang chao lượn . có màu hồng của ánh thềm quang . Vẽ được bức trang xuân hoa lê như vậy đã thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên , sự gắn bó với cảnh vật ngày xuân của Nguyễn Du .
Cảnh ngày xuân càng trở lên đẹp thêm , sinh động thêm bởi nhà thơ còn miêu tả lễ hội mùa xuân .

“ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”.​
Điệp từ “lễ là. hội là ”có tính chất liệt kê để gợi lên cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra từ bao đời nay . Sau đó nhà thơ đã miêu tả cụ thể cảnh chảy hội đông vui, tưng bừng , náo nhiệt .

“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm ”.​

Trên khắp nẻo đường gần xa , những dòng người cuồn cuộn chảy hội có biết bao yến anh , tài tử , giai nhân dập dìu , vai sánh vai , chân nối chân cùng nhịp bước . Dòng người chảy hội tấp nập , ngựa xe cuồn cuộn . Nhà thơ đã rất khéo léo dùng hàng loạt các từ láy “ nô nức , dập dìu ”rồi các từ ghép “yến anh, tài tử , giai nhân ...” kết hợp với các ẩn dụ , so sánh “như nước , như nêm ”để gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt đang diễn ra trên khắp các miền quê đất nước .
Đọc tiếp đoạn thơ ta còn thấy Nguyễn Du thể hiện đời sống tâm linh , phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ .

“ Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ”.​

Câu thơ có giá trị tạo hình lớn.Bởi lẽ , nhà thơ đã dùng phép đảo ngữ đưa từ “ngổn ngang ”lên đầu câu thơ để diễn tả những ngôi mộ liền kề nhau . Cõi âm và cõi dương , người đang sống và người đã chết , hiện tại và quá khứ ,đồng hiện trong những gò đống ngổn ngang trong lễ tảo mộ . Những “thoi vàng vó ”được rắc ra , tiền vàng được đốt tro bay lả tả bao trùm hết không gian để gửi cho người đã khuất . Cái tâm thánh thiện và niềm tin chất phác đầy ắp nghĩa tình .Các tài tử giai nhân và ba chị em Kiều không chỉ cầu mong cho các vong linh đã khuất mà còn gửi gắm bao niềm tin , bao điều mơ ớc về tơng lai , hạng phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về .Giá trị nhân văn của những câu thơ đã làm cho người đọc rất xúc động .
Sáu câu thơ cuối đã ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang lần bước trở về nhà .Lúc này, mặt trời đã là là gác núi , ngày hội , ngày vui đã trôi qua .

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về ”.​

Nhịp thơ chậm rãi , diễn tả cuộc sống như ngừng trôi .Tâm tình của chị em Thuý Kiều thơ thẩn , cử chỉ thì dang tay , nhịp chân thì bước dần , không gian thì yên tĩnh , lắng lại .Công việc lúc hoàng hôn hiện lên trong mắt nhìn của chị em Thuý Kiều càng trở nên nhỏ bé .

“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảch có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang ”.​


Khe suối chỉ là “ngọn tiểu khê ”, phong cảnh thanh thanh , dòng nước “nao nao uốn quanh ”. “dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang .Nhà thơ đã rất khéo léo sử dụng hàng loạt các từ láy để gợi tả những cảnh vật nhỏ bé , êm đềm .Phải chăng sự nao nao của dòng nước uốn quanh không chỉ thể hiện sự nhẹ nhàng , êm đềm của dòng nước đang chảy mà còn diễn tả tâm trạng bâng khuâng , nuối tiếc , sự dung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan , ngày tàn .

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:15
 

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình (thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây).

+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt).

+ Sử dụng liên tiếp ba cặp từ láy (non non, nước nước, mây mây).

+ Sử dụng câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của chủ thể trữ tình (Càng trông phong cảnh càng yêu).

=> Tất cả góp phần miêu tả vẻ đẹp nơi Hương Sơn phong cảnh hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, rõ rệt. Từ đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tình cảm của chủ thể trữ tình khi được đặt chân đến nơi đây.

Bình luận (0)
Nguyễn Tú Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Uyên
21 tháng 1 2021 lúc 20:48

- Nhân hóa: con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người.

- Ẩn dụ: dùng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói về tâm trạng người Việt Nam bị giặc đô hộ.

- Điệp từ: "ta", "đâu" - khổ 3; "nơi" - khổ 5

=> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm lời thơ giàu giá trị biểu đạt. Từ đó tạo nên những đặc sắc cho lời thơ và thành công của tác giả.

xin lỗi mk ko biết cái nào tiêu biểubucminh

Bình luận (0)
Thanh Hoàng Thanh
21 tháng 1 2021 lúc 20:49

*Biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong khổ đầu bài thơ Nhớ rừng:

- Nhân hóa: con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người.

- Ẩn dụ: dùng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói về tâm trạng người Việt Nam bị giặc đô hộ.

- Điệp từ: "ta", "đâu" - khổ 3; "nơi" - khổ 5

- Liệt kê: những cảnh oai linh rừng thẳm của một thời (khổ 2, 3); những cảnh vật tầm thường của hiện tại (khổ 4).

 *Tác dụng: - tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm lời thơ giàu giá trị biểu đạt. Từ đó tạo nên những đặc sắc cho lời thơ và thành công của tác giả.

Bình luận (1)
hihi
Xem chi tiết
Trangg Nguyễnn
Xem chi tiết
BeeMyNy
15 tháng 12 2021 lúc 8:25

Khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa đã được Xuân Quỳnh sử dụng thành công biện pháp tu từ ẩn dụ. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong cùng với điệp từ "nghe" để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Sự kết hợp hài hòa của phép tu từ làm cho lời thơ trở nên hay hơn, sinh động hơn, gợi hình, gợi cảm. Điều đó không chỉ giúp bạn đọc có thêm sự yêu thích với bài thơ mà còn mang ý nghĩa nhấn mạnh. Ở đây là sự nhấn mạnh về những cảm xúc mà người lính cảm nhận được, về vẻ đẹp bình dị của quê hương trên hành trình tiếp sức cho người lính. Qua đó, ta thấy được sự yêu quý, trân trọng, thấu hiểu của tác giả với vẻ đẹp của quê hương thanh bình, yên ả.

:D

Bình luận (0)
Bun Bun (─‿‿─)♡
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 8 2021 lúc 20:13

Tham khảo:

Trong bài thơ , nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, trong đó có so sánh , ẩn dụ và sử dụng từ láy . So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Nhà thơ sử dụng những từ láy như: " loắt choắt , xinh xinh , ... " làm gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn nhưng rất đỗi kiên cương và dũng cảm. Qua cách sử dụng từ láy , nhà thơ như đã thể hiện , đã khắc họa lên một thái độ yêu mễn , kính trọng đối với chú đội viên nhỏ của đất nước ta

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:08

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Ngợi ca thiên nhiên đất nước tươi đẹp, qua đó, gửi gắm tình yêu đối với giang sơn hữu tình được tạo hóa ban tặng.

- Với cảm hứng đó, tác giả đã sử dụng ngôn từ cũng như các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện nó như:

 

+ Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây'' -> thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài hòa, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc bày ra trước mắt.

+ Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.'' -> sự vật cũng có linh hồn, sống động hòa hợp như con người

+ So sánh “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”: -> thể hiện cảnh tượng diễm lệ, huyền ảo

+ Ẩn dụ: “Gập ghềnh mây lối uốn thang mây”: -> ảnh tượng diễm lệ, mộng mị

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
19 tháng 7 2023 lúc 23:59

Tham khảo!!!

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

 
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 20:51

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

Bình luận (0)