hãy nêu cảm nghĩ chung về ba bài thơ sau : Thu điếu ; Thu ẩm : Thu vịnh
các bạn giúp mk nha
Giới thiệu bài thơ, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
Tham khảo
Giới thiệu bài thơ và tác giả:
Bài thơ Lá đỏ được viết năm 1974, trong thời gian nhà thơ Nguyễn Đình Thi đến với chiến trường Tây Nguyên.
Cảm nghĩ chung về bài thơ: Ra đời trong boom rơi, nạn đổ vào thời điểm khốc liệt của chiến đấu giải phóng miền Na, bài thơ phát triển từ cuộc gặp gỡ rồi chia là trong niềm tin gặp lại - niềm tin chiến thắng của một người lính và một cô gái thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
Câu 1 hãy nêu nội dung chính của bài thơ mùa thu của mẹ
Câu 2 hãy viết 10 đến 15 dòng về cảm nghĩ của em về nội dung bài thơ mùa thu và mẹ
Mog mọi người rep sớm ạ 😭😭😭
Nội dung chính: Bài thơ là lời an ủi mẹ của một em bé bị giặc Mĩ sát hại, qua đó gợi ca tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng và lên án chiến tranh tàn khốc.
Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.
- Âm điệu chung của bài thơ: buồn, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng.
+ Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, trầm buồn trước mênh mông sóng nước, cuộc đời
- Nhịp thơ ¾ tạo âm điệu đều đều, trầm buồn như sóng biển trên sông
Sự luân phiên BB/ TT/ BB- TT/ BB/ TT có nhiều biến điệu trong khi sử dụng nhiều từ láy nguyên với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh và hồn người.
hãy viết đoạn văn quy nạp nêu lên cảm nghĩ của em về ba câu thơ cuối của bài văn Đồng Chí
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt- rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.
Em tham khảo:
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt- rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.
Viết 1 đoạn văn về cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến
Tham khảo:
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”
Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.
Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.
Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ
Câu 1. Qua bài Thu điếu, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng tác giả đối với thiên nhiên và đất nước (viết bàng một đoạn văn khoảng 200 chữ)?.
Câu 2. Nghệ thuật được Nguyễn khuyến sử dụng thành công nhất trong bài thơ Thu điếu là gì? Hãy chỉ ra cụ thể trong bài thơ.
GIÚP MK VS Ạ.
Em tham khảo nhé:
Câu 1:
Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế.
Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh, đau xót trước tình hình đất nước bị xâm lược. Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả việc câu cá. Câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình đón nhận cảnh thu, tình thu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc
Câu 2:
Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần "eo" đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế, mùa thu của thiên nhiên đất trời vùng Bắc Bộ đã hiện lên thật đẹp. Đó cũng là cách để Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước.
hãy nêu cảm nghĩ của em về bài thơ không ngủ được
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ. Lặng yên nhìn bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm. Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên. Trong đêm khuya, trời mưa, gió lạnh, anh đội viên thức giấc, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa. Anh băn khoăn thắc mắc, vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Anh xúc động hiểu rằng Bác đang lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm
Trong lòng anh đội viên dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn.
Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thót Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người một. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viền mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh rừng sâu, trong đêm khuya, dưới mái lều tranh. Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác.
Thổn thức cả nỗi lòng Thầm thì anh hỏi nhỏ: Bác ơi Bác chưa ngủ Bác có lạnh lắm không?
Anh đội viên lo lắng tha thiết mời Bác đi nghỉ, vì đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh.
Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc
Nhưng Bác không trả lời câu hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:
Không biết nói gì hơn Anh nằm lo Bác ốm Lòng anh cứ bề bộn Vì Bác vẫn thức hoài Chiến dịch hãy còn dài Rừng lắm dốc lắm ụ Đêm nay Bác không ngủ Lấy sức đâu mà đi?
Vâng lời anh nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn chồn. Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn chiến dịch.
Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc.
Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn không ngủ mà tập trung suy nghĩ cao độ.
Anh vội vàng nằng nặc Mời Bác ngủ Bác ơi Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. So với lần trước, lần này anh đội viên năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn.
Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn. Trời thì mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt! Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau.
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm: Lý do Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ.
Anh đội viên nhìn bác .............................. Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên xúc động và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc. Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác.
Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh
Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ.
Nhà thơ đã đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị. Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về bài thơ không ngủ được