Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
bich bich
Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự nà...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Duyến Nguyễn thị
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 1 2023 lúc 21:30

1. Đoạn văn thuộc văn bản ''Làng'' của Kim Lân

HCST: Năm 1948, thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước

2. Đoạn văn là suy nghĩ của nhân vật ông Hai. Nhân vật đang trong hoàn cảnh đau khổ vì nghe tin làng mình theo giặc

3. Tình huống truyện: Niềm tự hào của ông Hai về làng và tinh thần quyết yêu nước của ông.

Tác dụng:  Cho thấy niềm yêu nước, tự hào về làng của ông Hai cũng như người dân VN lúc bấy giờ

4. Câu rút gọn trong đoạn văn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?

Rút gọn chủ ngữ.

5. Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà văn KL

TB: Nêu nội dung văn bản

Tình cảm của ông Hai với làng

Sự đau khổ của ông khi nghe tin làng theo giặc?

Niềm vui sau khi nghe tin làng được cải chính?

KB: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật

6. Ngôn ngữ: Nghệ thuật

Cơ sở xác định: Được dùng trong các văn bản, truyện ngắn, kí...

Hàng Tô Kiều Trang
12 tháng 1 2023 lúc 21:27

1. Làng

Kim Lân

hoàn cảnh: 1948 - giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2.

2. Suy nghĩ của ông Hai.

Đang trong hoàn cảnh nghe tin làng mình theo giặc, trong nỗi bất ngờ đến cảm thấy nhục nhã.

3. Tình huống truyện: ông Hai nghe tin cái làng mình yêu cực độ theo giặc.

Tác dụng: làm rõ cảm xúc chân thực, suy nghĩ của nhân vật ông Hai.

4. Câu rút gọn: Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian.

Thành phần được rút: chủ ngữ.

5. Những hiểu biết:

+ Tác giả truyện ngắn trên là nhà văn nổi tiếng Bắc Bộ chuyên viết về cuộc sống sinh hoạt làng quê Bắc Bộ.

+ Tác phẩm tạo tình huống truyện đặc sắc từ đó sử dụng độc thoại nội tâm, độc thoại làm rõ những cảm xúc và suy nghĩ của con người yêu làng yêu nước.

+ Truyện sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể, chuyển biến cảm xúc nhân vật.

6. Hình thức ngôn ngữ biểu cảm.

Cơ sở xác định: dựa trên những câu văn mà ông hai suy nghĩ về làng.

Hann
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
6 tháng 4 2022 lúc 21:47

1. Làng - Kim Lân

2. Lời độc thoại nội tâm.

3. Câu rút gọn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?

=> Rút gọn chủ ngữ.

4. Đoạn trên thể hiện tâm trạng dằng xé của ông Hai, sự xấu hổ trước tin làng ông theo giặc.

ttl169
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 11 2021 lúc 21:38

Thành ngữ: Không có lửa làm sao có khói

Giá trị biểu cảm: Thành ngữ dùng để lí giải sự nghi ngờ của ông Hai về làng chợ Dầu. 

illumina
Xem chi tiết
bảo ngọc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
30 tháng 8 2023 lúc 21:52

Nội dung khái quát: Diễn biến tâm lý của ông Hai khi biết tin làng chợ Dầu theo giặc

Bùi Hoa
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 14:04

tham khảo

  Bài văn nói về hậu quả về sự tàn khốc do chia rẽ nội bộ của dân tộc ta trong ngày xưa . Những lũ Việt gian bán nước làm ô nhục đi danh tiếng Tổ Quốc , sống mang tiếng là Việt gian . Còn xung dột giữa người dân với nhau khiến họ phải li tán , chắc họ sẽ không đi về đâu ..... hoặc có thể thành người Việt gian . Hậu quả ấy phải chấm dứt , người Việt muốn giải phóng dân tộc → học phải đoàn kết với nhau . 

Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
Nguyễn Hà My
21 tháng 11 2021 lúc 16:05

giúp mình với

Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
Miinhhoa
11 tháng 4 2021 lúc 21:57

Câu 1 : 

-Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ông Hai

-  “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là tin làng chợ Dầu của ông Hai theo giặc

2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng diễn tả tâm trạng băn khoăn,bàng hoàng  của ông Hai khi nghe tin đồn làng ông theo Tây và sự lo lắng của ông về cuộc sống ,số phận của gia đình mình và những người dân ở làng ông cùng đi tản cư 

3.Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng " của Kim Lân là một người yêu làng tha thiết ,điều đó được thể hiện rõ ở tâm trạng của ông khi nghe tin làng mình theo giặc (1). Khi ở phòng thông tin nghe được biết bao là tin hay về tình hình kháng chiến của quân ta thì tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông giống như tiếng sét giữa trời quangg (2).Cái tìn người phụ nữ mới tản cư lên nói trong quán nước khiến ông Hai vô cùng bất ngờ và đau khổ "Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được" (3).Một lúc sau ,ông lão mới rặn è è " nuốt một cái gì như vướng ở cổ ,ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi :Liệu có thật không hở bác ? Hay chỉ lại...(4).Ông mong đó chỉ là một tin đồn,một sự thất thiệt nhưng trước sự khẳng định của người đàn bà kia khiến cho ông Hai đau khổ vô cùng, tình yêu làng trong ông đã dần sụp đổ (5).Ông lão lảng sang chuyện khác rồi trở về nhà, trên đường trở về ông Hai chỉ dám cúi mặt xuống mà đi bởi ông cảm thấy mình cũng như là kẻ có tội (6).Về đến nhà nhìn lũ con bé bỏng ,nước mắt ông lão cứ giàn rụa ra         '' CHúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? CHúng nó cũng bị người ta rẻ rúng,hắt hủi đấy ư? Khốn nạn!Bằng ấy tuổi đầu..."(7) Ông Hai xót xa vì giờ đây những đứa trẻ trong sáng ,ngây thơ kia phải mang danh " Việt gian bán nước"(8).Nghĩ đến điều đó ,ông lão lại căm tức cái bọn ở làng "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm lũ Việt gian để phải chịu nhục nhã thế này!"(9) Nhưng sau đó ông lại kiểm điểm từng người một trong đầu "Không,họ đều là những người có tinh thần cả mà ,họ đã quyết ở lại một sống một chết với giặc có điều nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy" ,tuy nhiên trước sự khẳng định chắc chắn của người đàn bà tản cư ông buộc phải chấp nhận " Không có lửa làm sao có khói"(10).Lúc này ,ông lại vô cùng lo lắng và buồn bã ,ông lo cho cuộc sống số phận của gia đình ông và của người dân cùng làng với ông " Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”(11).Đối với ông Hai thì đó là một cú sốc rất lớn,nó khiến ông vô cùng đau đớn (12)Như vậy ta có thể   chắc chắn rằng , cái tin làng chợ Dầu theo giặc có ảnh hưởng rất lớn đến ông Hai - một người dân yêu làng tha thiết và chính cái tin ấy nó khiến cuộc sống của ông trở nên khó khăn, cùng đường không lối thoát(13)  

Phần in nghiêng là thành phần tình thái còn phần in đậm là khởi ngữ

 

4.Khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu " bởi lẽ : khi truyện được đặt trong một nhân vật một cảnh huống cụ thể người đọc sẽ mường tượng dễ ràng hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật ( nhất là trong thời kì kháng chiến ) nhưng đồng thời cũng làm nổi bật được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật ông Hai ( một người dân yêu làng tha thiết).Và việc đặt tên cho tác phẩm là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu" bởi lẽ trong thời kì kháng chiến cũng có rất nhiều người yêu làng tha thiết như ông Hai

5.Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm "Lão Hạc " của tác giả Nam Cao.

Em ko bt là phần viết đoạn văn của e thành phần tình thái và khởi ngữ có đúng không nx vì e vx kém phần này và câu nêu lên dẫn chứng của e ko hoàn toàn đúng nên khi đọc bài của e xin mọi người thông cảm ạ !! 

 

Cherry
12 tháng 4 2021 lúc 13:15

1.  - “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là: cái tin làng Chợ Dầu theo giặc và nỗi khổ của những người dân bị mang tiếng là dân của làng Việt gian

2.  - Tác dụng: Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

4. -Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu quê ông. Nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì: Tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy. 5. -Tác phẩm: " Lão Hạc"

-tác giả: Nam Cao.

....
12 tháng 4 2021 lúc 17:01

Câu 1 : 

-Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ông Hai

-  “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là tin làng chợ Dầu của ông Hai theo giặc

2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng diễn tả tâm trạng băn khoăn,bàng hoàng  của ông Hai khi nghe tin đồn làng ông theo Tây và sự lo lắng của ông về cuộc sống ,số phận của gia đình mình và những người dân ở làng ông cùng đi tản cư 

3.Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng " của Kim Lân là một người yêu làng tha thiết ,điều đó được thể hiện rõ ở tâm trạng của ông khi nghe tin làng mình theo giặc (1). Khi ở phòng thông tin nghe được biết bao là tin hay về tình hình kháng chiến của quân ta thì tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông giống như tiếng sét giữa trời quangg (2).Cái tìn người phụ nữ mới tản cư lên nói trong quán nước khiến ông Hai vô cùng bất ngờ và đau khổ "Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được" (3).Một lúc sau ,ông lão mới rặn è è " nuốt một cái gì như vướng ở cổ ,ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi :Liệu có thật không hở bác ? Hay chỉ lại...(4).Ông mong đó chỉ là một tin đồn,một sự thất thiệt nhưng trước sự khẳng định của người đàn bà kia khiến cho ông Hai đau khổ vô cùng, tình yêu làng trong ông đã dần sụp đổ (5).Ông lão lảng sang chuyện khác rồi trở về nhà, trên đường trở về ông Hai chỉ dám cúi mặt xuống mà đi bởi ông cảm thấy mình cũng như là kẻ có tội (6).Về đến nhà nhìn lũ con bé bỏng ,nước mắt ông lão cứ giàn rụa ra         '' CHúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? CHúng nó cũng bị người ta rẻ rúng,hắt hủi đấy ư? Khốn nạn!Bằng ấy tuổi đầu..."(7) Ông Hai xót xa vì giờ đây những đứa trẻ trong sáng ,ngây thơ kia phải mang danh " Việt gian bán nước"(8).Nghĩ đến điều đó ,ông lão lại căm tức cái bọn ở làng "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm lũ Việt gian để phải chịu nhục nhã thế này!"(9) Nhưng sau đó ông lại kiểm điểm từng người một trong đầu "Không,họ đều là những người có tinh thần cả mà ,họ đã quyết ở lại một sống một chết với giặc có điều nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy" ,tuy nhiên trước sự khẳng định chắc chắn của người đàn bà tản cư ông buộc phải chấp nhận " Không có lửa làm sao có khói"(10).Lúc này ,ông lại vô cùng lo lắng và buồn bã ,ông lo cho cuộc sống số phận của gia đình ông và của người dân cùng làng với ông " Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”(11).Đối với ông Hai thì đó là một cú sốc rất lớn,nó khiến ông vô cùng đau đớn (12)Như vậy ta có thể   chắc chắn rằng , cái tin làng chợ Dầu theo giặc có ảnh hưởng rất lớn đến ông Hai - một người dân yêu làng tha thiết và chính cái tin ấy nó khiến cuộc sống của ông trở nên khó khăn, cùng đường không lối thoát(13)  

Phần in nghiêng là thành phần tình thái còn phần in đậm là khởi ngữ

 

4.Khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu " bởi lẽ : khi truyện được đặt trong một nhân vật một cảnh huống cụ thể người đọc sẽ mường tượng dễ ràng hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật ( nhất là trong thời kì kháng chiến ) nhưng đồng thời cũng làm nổi bật được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật ông Hai ( một người dân yêu làng tha thiết).Và việc đặt tên cho tác phẩm là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu" bởi lẽ trong thời kì kháng chiến cũng có rất nhiều người yêu làng tha thiết như ông Hai

5.Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm "Lão Hạc " của tác giả Nam Cao.

 

 

Bùi Hoa
Xem chi tiết
Amee
28 tháng 3 2021 lúc 0:11

câu 1 tham khảo ạ

 - Đoạn trích trên thuộc văn bản Làng do Kim Lân sáng tác.
- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp.

Ý nghĩa nhan đề: Tác phẩm viết về “ Làng chợ Dầu”- một địa điểm cụ thể., nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm là “ Làng”

- Nhan đề ngắn gọn sẽ gây ấn tượng với người đọc hơn. Đọc nhan đề độc giả sẽ tò mò hứng thú muốn tìm hiểu xem đó là làng gì ? làng đó như thế nào? ( Trong làm văn chương nghệ thuật kị nhất là lộ ý)

- “Làng” là danh từ chung, không phải “làng chợ Dầu” -> mang đến ý nghĩa khái quát -> gợi tình cảm yêu làng của người nông dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc. Ở đây, Kim Lân không đơn thuần chỉ nói về một ngôi làng, một con người riêng biệt nào cả. Làng chợ dầu là một trong rất nhiều ngôi làng như thế ở Việt Nam. Tình yêu làng của ông Hai cũng là tình cảm của rất nhiều những người nông dân khác với quê hương mình

- Từ đó, khái quát lên lòng yêu làng, rộng hơn là lòng yêu nước của con người Việt Nam.

( Nói như ý của văn hào E- ren- bua thì: Tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những cái bình dị nhất, đó là tình cảm gia đình, tình làng xóm như dòng nước đổ ra sông như sông đại trường giang Vôn ga đổ ra biển lớn.)

 

Amee
28 tháng 3 2021 lúc 0:12

câu 2 tham khảo ạ

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất

Amee
28 tháng 3 2021 lúc 0:13

d, tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. 

quang đặng
Xem chi tiết