Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
#NTD~▄︻̷̿┻̿═━一
30 tháng 5 2018 lúc 15:12

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ.Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.

Bách 102
30 tháng 5 2018 lúc 15:14

mk thi khong biet viet van dau nen xin loi ban

ban len mang tra hoac tham khao nha 

I don
30 tháng 5 2018 lúc 15:31

Trong cuộc sống, lòng biết ơn và lời xin lỗi luôn là những nguyên tắc đạo đức thiết thực nhất mà mỗi người cần phải có trong xã hội nhân văn ngày nay. Sống ở đời, ta phải có lòng biết ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ chúng, nuôi nấng ta lớn khôn nên người. Hãy gửi lời cảm ơn đến ân nhân của mình, hãy giúp đỡ họ khi họ cần, đó là một phép lịch sự. Các bạn biết không, người làm ơn sẽ vui biết nhường nào khi nhận được lời cảm ơn chân thành, sâu sắc từ ta, vì thấy mình sống có ích, sống vui vẻ hơn bao giờ hết. Trong cuộc sống, không phải lúc nào mình cũng đúng cả, sẽ có lúc mình mắc phải sai lầm, điều đó là không thể tránh khỏi. Nhưng chỉ cần ta xin lỗi thì việc làm sai trái đó sẽ giảm đi một phần đáng kể. Nếu không có dũng khí nhận lỗi sai hoặc luôn tự cho rằng việc mình làm là đúng, không nghĩ mọi người xunh quanh thì thật sự là một sai lầm nghiêm trọng. Con người không phải lúc nào cũng đúng, vì vậy để trưởng thành hơn chúng ta phải học cách nhìn nhận lại lỗi sai của mình, biết cách sửa chữa nó, và biết nói lời xin lỗi. Các bạn ơi, hãy biết cảm ơn khi được nhận ơn và phải xin lỗi khi mình đã làm sai, đó cũng chính là thước đo nhân cách của con người. Hãy hình thành nhân cách tốt đẹp đó ngay từ bây giờ, để có được một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mà mình mơ ước, hãy biết nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành.

Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
#NTD~▄︻̷̿┻̿═━一
30 tháng 5 2018 lúc 15:10

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

IS
27 tháng 2 2020 lúc 21:20

sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây
thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng
buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền
nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn
tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu
trong gió biển.

Khách vãng lai đã xóa
Anh Thanh
12 tháng 8 2021 lúc 19:29

Công cha, nghĩa mẹ bao la, rộng lớn kể sao xiết. Phải, gia đình với mỗi người quan trọng biết mấy. Ai có thể đối xử với bạn tốt đẹp hơn cha mẹ đây? Chính lẽ đó mà mỗi đứa con cần có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo không chỉ là phẩm chất đáng quý của con người mà còn là đạo lí cơ bản mà con người cần phải nhận thức và thực hiện đúng đắn.Đặc biệt khi đấng sinh thành đã bước qua tuổi tráng niên, về già sức khỏe sa sút, bệnh tật liên miên, đây là lúc cần sự hiếu thảo của con cháu nhất, lúc này đây con cháu vẫn còn tận tình chăm sóc, hỏi han không ngại khó ngại khổ, sợ phiền phức thì mới thật là tấm lòng hiếu thảo đáng quý biết chừng nào. Tấm lòng hiếu thảo đôi khi chỉ là những hành động đơn giản nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, nó không phân biệt độ tuổi. Ai yêu văn học nước nhà đều sẽ biết đến “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) với hình ảnh nàng Kiều đã từ bỏ mối duyên đẹp với Kim Trọng để làm tròn đạo hiếu. Kiều sẵn sàng bán mình chuộc cha, đánh đổi cả cuộc đời để cứu cha trong cảnh hoạn nạn. Đó là lựa chọn đáng khâm phục và rất nhân văn của Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã khẳng định chân lí về đạo hiếu trong suy nghĩ và tâm hồn người Việt.Không chỉ trong truyền thuyết mà còn rất nhiều câu chuyện đời thường về sự hiếu thảo trong đời thường. Không chỉ người lớn mà hành động hiếu thảo còn được hình thành từ rất nhiều điều nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày, ngay chính từ những đứa trẻ những tưởng không hiểu chuyện chỉ biết ăn ngủ.Và còn nhiều tấm gương hiếu thảo khác nữa để tôi soi rọi và ngưỡng mộ. Tôi nhớ lại câu nói của cô tôi: "Cô biết có một ông giám đốc ở Sài Gòn, mặc dù rất bận rộn nhưng cứ mỗi tháng ông lại về Cần Thơ thăm cha mẹ đều đều, con thấy có hay không? Sau này khi thành tài mà con làm được như thế thì cô rất tự hào về con".  Nghĩ lại bản thân mình còn độc thân mà khoảng mấy tháng tôi mới về thăm nhà một lần, lo lắng cho cha mẹ cũng có khi hời hợt và để cha mẹ phải lo lại cho mình, thấy vậy tôi vô cùng xấu hổ.Thực tế ta có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, cũng như vô lễ. Và lớn hơn, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già không ai chăm sóc hoặc cho bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thực sự ta như thấy được đó cũng chính là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.Công ơn cha mẹ thật to lớn, như một vầng thái dương, một bầu trời bao la của tình thương yêu dạt dào. Họ luôn là ngọn lửa ấm, là linh hồn thổi vào đời con cái sự lớn khôn, yêu thương bằng sự chắt chiu, tần tảo. Bởi thế, sống phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, thực hiện đạo hiếu cho vẹn tròn.

Khách vãng lai đã xóa
Kinen
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 2 2023 lúc 10:04

Bạn tham khảo dàn ý sau nhé: 

1. Giải thích "xin lỗi, cảm ơn”

* Cảm ơn là gì?

- “Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình.

* Xin lỗi là gì?

- “Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.

2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn

* Cảm ơn

- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn

- Biết ơn thầy cô giáo

- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình

* Xin lỗi

- Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình

- Có những hành động sửa lỗi.

3. Thực trạng

- Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn

- Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

4. Nguyên nhân

- Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lối sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.

5. Hậu quả

- Hành động này tạo ra những con người chai lì, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.

- Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

III. Kết bài:

- Nêu ý nghĩa của "cảm ơn và xin lỗi”

- Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.

- Dù đây chỉ là một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn góp phần hình thành nhân cách con người và ấn tượng với những người xung quanh

Vi Na
Xem chi tiết
Nguyen
29 tháng 5 2019 lúc 21:57

Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói "cám ơn" và "xin lỗi" với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ "Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi"?Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dạy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn "Giáo dục công dân", mà những tiết học "Giáo dục công dân" lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. "Học ăn, học nói, học gói, học mở" Đừng "coi thường" những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé... Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là a

Thảo Phương
19 tháng 5 2019 lúc 12:32

1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời

Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức. Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản... Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)

2. Thực trạng

Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một. Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng. Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người. Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

3. Liên hệ bản thân

Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa? Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)

4. Đưa ra giải pháp

Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 5 2019 lúc 9:03

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

Huy Quốc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 6 2023 lúc 15:41

Sau đây là gợi ý của mình: 

- Nêu vấn đề: Lời cảm ơn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta 

- Giải thích: Lời cảm ơn là hành động dùng lời nói bày tỏ sự cảm kích của bản thân đối với những người đã giúp đỡ mình. 

- Bàn luận: 

+ Lời cảm ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện sự biết ơn khi được người khác giúp đỡ lúc khó khăn

+ Lời cảm ơn là chất xúc tác để cuộc sống tốt đẹp hơn, lan tỏa những điều tích cực

+ Khi biết nói lời cảm ơn, người khác sẽ nhận ra thành ý của chúng ta đồng thời cũng đánh giá về trình độ văn hóa của người nói 

+ Lời cảm ơn gắn kết con người lại với nhau, cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và hạnh phúc khi giúp đỡ được người khác 

 - Thực trạng: 

+ Thật đáng tiếc khi nét đẹp nói "lời cảm ơn" đang dần mai một bởi người ta ít quan tâm nhau và tính toán nhiều hơn. Nhưng tôi luôn tin điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Nói lời "cảm ơn" để sưởi ấm trái tim cho nhau, lan tỏa những hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường đến tất cả mọi người. 

=> Liên hệ bản thân

 

Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 6 2023 lúc 6:35

Một số ý:

- Lời cảm ơn là một trong những cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với người khác.

- Trong cuộc sống, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt với người khác mà còn hỗ trợ tinh thần ta trở nên tốt hơn.

- Khi chúng ta biết cảm ơn và tôn trọng người khác, chúng ta chũng sẽ nhận được đối xử tốt hơn và có mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.

+ Lời cảm ơn cũng giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác một cách tự nhiên và tình cảm chân thật.

- Ngoài ra, lời cảm ơn còn giúp chúng ta trở nên tự tin hơn và có lòng tin vào bản thân mình.

- Bản thân em cũng đã và đang tập nói lời cảm ơn với người khác khi họ giúp đỡ mình dù là việc nhỏ hay lớn.

- Tóm lại, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta hãy luôn biết cảm ơn và tôn trọng người khác, để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

 
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
cuong>_< !_!
Xem chi tiết
Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
Hiiiii~
30 tháng 5 2018 lúc 15:14

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Ami Ngọc
30 tháng 5 2018 lúc 15:33

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyến thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện miềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thào. Lòng hiếu tháo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.

CHÚC BẠN HỌC TỐT ~~~~~~~~~~~~~~~~~

Linh San
30 tháng 5 2018 lúc 16:02

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyến thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện miềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thào. Lòng hiếu tháo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.

Nguyễn Công Anh
Xem chi tiết