Dựa vào bảng 38.1. Một số tài nguyên thực vật Việt Nam (theo giá trị sử dụng), tr. 133 SGK, kết hợp với vốn hiểu biết, hãy nêu giá trị của tài nguyên thực vật ở nước ta.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về tài nguyên biển, biển đảo chứa đựng nhiều tài nguyên có giá trị để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hãy nêu một số tài nguyên biển mà em biết.
Tham khảo
- Một số tài nguyên biển:
+ Tài nguyên du lịch: vùng biển Việt Nam có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp,…
+ Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên,…
+ Tài nguyên sinh vật: vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao.
Em hãy cho biết nhưng giá trị tài nguyên sinh vật ở nước ta?
Giá trị của tài nguyên sinh vật.
a. Kinh tế.
- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng
- Thực phẩm, lương thực
- Thuốc chữa bệnh
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp
b. Văn hoá, du lịch.
- Sinh vật cảnh
- Tham quan, du lịch
- Nghiêm cứu khoa học
c. Môi trường sinh thái.
- Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán
- Ổn định độ phì của đất
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với địa bàn cư trú, phát triển sản xuất của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Hãy nêu giá trị sử dụng của tài nguyên đất ở nước ta đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Tham khảo
- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.
- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.
- Trong thủy sản:đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.
Nêu giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta
Tài nguyên thực vật nước ta có nhiều giá trị to lớn.
+ Nhóm cây cho gỗ bên đẹo và rắn chắc: đinh, lim, sến, táu, lát hoa, cẩm lai, gụ,…
+ Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm: hồi, màng tang, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, tram, củ nâu, dành dành,…
+ Nhóm cây thuốc: tam thất, xuyên khung, ngũ gia bì, nhân trần, ngải cứu, quế, hồi, thảo quả,…
+ Nhóm cây thực phẩm: nấm hương, mộc nhĩ, măng, tram, hạt dẻ, củ mài,…
+ Nhóm cây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp: song, mây, tre, trúc, nứa, giang,…
+ Nhóm cây cảnh và hoa: si, sanh, đào, vạn tuế…, các loại hoa: hồng, cúc, phong lan,…
Các loài động vật cũng có giá trị rất lớn. Động vật cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
Dựa vào bảng 9.1 (SGK trang 34) hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng?
Rừng sản xuất | Rừng phòng hộ | Rừng đặc dụng | Tổng cộng |
4733,0 | 5397,5 | 1442,5 | 11573,0 |
- Trong cơ cấu tổng diện tích rừng nước ta (Năm 2002). Rừng phòng hộ chiếm khoảng 46,6% , tiếp theo là rừng sản xuất (40,9%) sau đó là rừng đặc dụng (12,5%).
- Rừng có vai trò lớn đối với sản xuất và đời sống con người, cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu; bảo vệ đất, chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy sông ngòi, hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt, chống khô hạn; bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.
tài nguyên sinh vật việt nam có giá trị như thế nào đối với đời sống xã hội và kinh tế nước ta
+ Tài nguyên sinh vật nói chung có giá trị to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái tạo ra cảnh quan thiên nhiên trong sáng, đồng hoá môi trường có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho con người.
Hơi dài bạn nhé!
_ Về kinh tế: cung cấp gỗ xây dựng làm đồ dùng sinh hoạt gia đình; cung cấp lương thực, thực phẩm; làm thuốc chữa bệnh; cung cấp nhiên liệu sản xuất
_ Về văn hóa, du lịch: làm thực vật, động vật cảnh; tham quan, du lịch; dùng để an dưỡng, chữa bệnh; là nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học; tạo cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đa dạng.
_ Về môi trường sinh thái: giúp điều hòa khí hậu, tăng lượng Oxi, làm sạch không khí; giảm các loại ô nhiễm môi trường; giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, hạn chế xói mòn, giữ nước; ổn định độ phì nhiêu của đất; cân bằng hệ sinh thái
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trước thực trạng suy giảm đa dạng sinh học, vấn đề bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên sinh vật đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy sự đa dạng sinh vật ở nước ta được biểu hiện như thế nào? Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học cấp thiết ra sao?
Tham khảo
- Biểu hiện đa dạng sinh học: đa dạng hệ sinh thái; đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen
- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học:
+ Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
+ Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy.
- Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Nêu biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta.
Tham khảo
1.
Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản
- Nhiều loại tài nguyên khoáng sản nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ tiềm năng và giá trị;
- Một số loại tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức.
- Công nghệ khai thác một số khoáng sản chưa tiên tiến, gây lãng phí tài nguyên và những hệ quả như xói mòn, trượt đất, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước và huỷ hoại môi trường ở những nơi khai thác khoáng sản.
2.
Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta
- Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam.
- Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò, khai thác khoáng sản; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
- Áp dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế, tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời; Năng lượng gió,…)
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên sinh vật của nước ta đang bị suy giảm đáng kể. Hãy nêu một số ví dụ về đa dạng sinh học và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.
Tham khảo
- Ví dụ 1 (về đa dạng sinh học): Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như: (thực vật) trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..; (động vật) sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…
- Ví dụ 2 (về suy giảm đa dạng sinh học): Nhiều loài động vật ở Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…