Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
foxbi
Xem chi tiết
Khoa Hà
14 tháng 3 2023 lúc 21:03

Vì khi giặt bằng nước xà phòng nóng, các phân tử xà phòng chuyển động nhanh, nhờ dòng đối lưu chúng đi qua bề mặt của các quần áo, tác động lên các bụi bẩn, vết nhơ,... và làm sạch chúng. Còn khi dùng nước lạnh thì các phân tử chuyển động chậm hơn và không tạo được dòng đối lưu nên không thể giặt sạch bằng khi dùng nước nóng. 

TV Cuber
14 tháng 3 2023 lúc 21:07

Do nhiệt độ càng lớn thì phân tử c/đ càng nhanh 

`=>` phân tử xà phòng chuyển động nhanh

`=>` dòng đối lưu do phân tử xà phòng tạo ra sẽ  đi qua bề mặt của  quần áo và tác động vào các vết bẩn  và làm sạch chúng.

Còn khi dùng nước lạnh thì các phân tử xà phàng chuyển động chậm  hơn 

`=>` khó có thể tạo dòng đối lưu khiến các tác đọng lên vết bẩn ít đi khiến quần áo khó sạch

Nguyễn Hoàng Duy
14 tháng 3 2023 lúc 22:50

Vì khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng, các phân tử xà phòng sẽ được kích hoạt năng suất cao hơn so với nước lạnh. Điều này dẫn đến khả năng tác động và xuyên thấu vào vải tốt hơn, loại bỏ các vết bẩn và mùi hôi một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nước nóng còn giúp thúc đẩy nhanh quá trình hòa tan các chất bẩn và bã nhờn, làm tăng khả năng tẩy sạch của xà phòng. Hơn nữa, nhiệt độ cao còn giúp mở rộng vải sợi, giúp các phân tử xà phòng và nước thẩm thấu sâu hơn vào vải để làm sạch.

Tuy nhiên, nếu quần lót áo sơ mi bằng nước quá nóng, đặc biệt là quần áo sơ mi bằng sợi tổng hợp như polyester, sợi tổng hợp thường bị co rút ở nhiệt độ cao, khiến quần áo sơ mi bị biến dạng hoặc hư hỏng. Do đó, cần phải chú ý đến nhiệt độ nước khi mặc quần áo.

Rip_indra Trần
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
16 tháng 3 2023 lúc 21:38

Vì giữa các phân tử nước và các phân tử nước đều có khoảng cách nên khi khuấy đều lên, các phân tử nước xen vào khoảng cách của các phân tử muối và ngược lại các hân tử muối cũng xen vào khoảng cách của các phân tử nước nên nước có vị mặn

Đặng Nguyên Thông
Xem chi tiết
Khánh Huy
14 tháng 5 2022 lúc 8:58

Muối dưa cà bằng nước nóng,nhiệt độ tăng thì các phân tử cấu tạo nên chúng sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng

    ⇒ Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn giúp cà mau chua

     Tham khảo

Lê Đức Duy
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
6 tháng 5 2023 lúc 15:38

Câu 4: Tóm tắt:

\(m_1=400g=0,4kg\)

\(V=1l\Rightarrow m_2=1kg\)

\(t_1=20^oC\)

\(t_2=100^oC\)

\(\Rightarrow\Delta t=80^oC\)

\(c_1=880J/kg.K\)

\(c_2=4200J/kg.K\)

===========

\(Q=?J\)

Nhiệt lượng cần truyền:

\(Q=Q_1+Q_2\)

\(\Leftrightarrow Q=m_1.c_1.\Delta t+m_2.c_2.\Delta t\)

\(\Leftrightarrow Q=0,4.880.80+1.4200.80\)

\(\Leftrightarrow Q=364160J\)

HT.Phong (9A5)
6 tháng 5 2023 lúc 15:45

Câu 6: Tóm tắt:

\(c=4200J/kg.K\)

\(t_1=10^oC\)

\(Q=12,6kJ=12600J\)

\(t_2=15^oC\)

\(\Rightarrow\Delta t=5^oC\)

=========

\(m_2=?kg\)

Khối lượng của nước:

\(Q=m.c.\Delta t\Rightarrow m=\dfrac{Q}{c.\Delta t}=\dfrac{12600}{4200.5}=0,6kg\)

HT.Phong (9A5)
6 tháng 5 2023 lúc 16:22

Câu 5: Tóm tắt:

\(m_1=600g=0,6kg\)

\(t_1=100^oC\)

\(m_2=2,5kg\)

\(t_2=30^oC\)

\(c_1=380J/kg.K\)

\(c_2=4200J/kg.K\) 

==========

\(\Delta t_2=?^oC\)

Nhiệt độ khi có cân bằng là:

\(Q_1=Q_2\)

\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

\(\Leftrightarrow0,6.380.\left(100-t\right)=2,5.4200.\left(t-30\right)\)

\(\Leftrightarrow t\approx31,5^oC\)

Vậy nước nóng lên thêm:

\(\Delta t_2=t-t_2=31,5-30=1,5^oC\) 

Phương Phương
Xem chi tiết
one!
23 tháng 4 2018 lúc 13:05

Trả lời

4) Các kim loại dẫn nhiệt rất tốt nên đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ.Vào mùa lạnh khi đặt tay vào miếng gỗ mới đầu ta thấy nó lạnh nhưng sau thì thấy ấm vì gỗ dẫn nhiệt kém.Còn khi chạm vào miếng đồng ta thấy lạnh vì nhiệt của tay ta khi chạm vào miếng đồng phân tán rất nhanh.Nhiệt độ của đồng thấp hơn nhiệt độ của tay ta và ta cảm thấy lạnh.

1) Đường tan vào nước là do khi ta khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước,cũng như vậy các phân tử nước xen vào các phân tử đường.

Nguyễn Quốc Thịnh
Xem chi tiết
Ngọc Khánh
Xem chi tiết
lương văn hoàng
Xem chi tiết
vipgamming
13 tháng 2 2023 lúc 20:14

Khi cho đường vào nước và khuấy lên thì những phân tử đường bị bứt khỏi liên kết, các phân tử đường sẽ len vào khoảng cách giữa các phân tử nước, khi uống dung dịch ấy ta sẽ uống được cả nước và đường nên sẽ có vị ngọt.

Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
13 tháng 6 2017 lúc 7:06

Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.