Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 7 2018 lúc 5:21

HS viết được đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật. về cơ bản phải nêu bật được các nội dung sau:

   - Ngoại hình: “Cao lớn, vạm vỡ, râu tóc đen, quăn” và một sức mạnh phi thường “Bàn tay chắc nịch và giọng nói ồm ồm”.

   - Khi Xi – mông tuyệt vọng, bác an ủi và đưa em về nhà

   - Nhận lời làm bố của Xi – mông khi thấy em chịu nhiều tổn thương.

   - Cầu hôn mẹ của Xi – mông để trở thành bố thật của em.

→ Là người nhân hậu, đứng đắn, yêu thương trẻ thơ.

→ Thông qua nhân vật, tác giả gửi gắm thông điệp của đoạn trích: thức tỉnh học sinh về lòng thương yêu bè bạn mà mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự đồng cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.

Bình luận (0)
việt lee
Xem chi tiết
Keiko Hashitou
1 tháng 3 2022 lúc 9:40

●    Xi-mông là cậu bé độ 7-8 tuổi, có hoàn cảnh đáng thương và thường bị lũ bạn trêu chọc vì không có bố.

●    Xi-mông định ra bờ sông tự tử nhưng trước cảnh đẹp của bầu trời, nỗi nhớ mẹ khiến em khóc và không thực hiện được ý định.

●    Khi gặp bác Phi- líp em đã trút hết nỗi lòng, mắt đẫm lên, cảm giác buồn tủi. Đó là sự bất lực, tuyệt vọng của đứa trẻ.

●    Khi gặp mẹ, em òa khóc, đau đớn.

●    Khi bác Phi- líp đồng ý làm bố, em vui mừng phấn khích.

●    Hôm sau gặp bạn bè, em đã không còn sợ chúng trêu vì em biết bây giờ mình đã có bố.

Bình luận (5)
Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết
Như Nguyệt
3 tháng 3 2022 lúc 8:17

TK:

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Xem thêm:

Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (chi tiết)Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (siêu ngắn) 

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

Bình luận (2)
namperdubai2
3 tháng 3 2022 lúc 8:18

THAM KHẢO :

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Xem thêm:

Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (chi tiết)Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (siêu ngắn) 

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

Bình luận (1)
to quynh
Xem chi tiết
Should Like A Person 2
23 tháng 10 2018 lúc 13:01

Bài làm

* Nhân vật Giôn - xi:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

Bình luận (1)
Nguyễn Tất Đạt
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
14 tháng 4 2019 lúc 19:37

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phân con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố”  với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em - chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu... Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.

Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc”  nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ "'xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố".

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “giương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu, con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố".

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều quăn... nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã "lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “ Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em - chị Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố". Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “ Có chứ, chú có muốn"  thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sống, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

“Không có bố thì đau khổ” “Có bố thì hạnh phúc”.  Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!



 

Bình luận (0)
Khánh Ngọc
14 tháng 4 2019 lúc 19:38

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phân con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố”  với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em - chị Blăng-sốt, thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm.

Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu... Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt, “cao lớn, xanh xao”, phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời.

Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời “ác độc”  nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ "'xua đuổi”, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố".

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “giương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chỉ khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu, con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố".

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đều quăn... nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã "lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: “ Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi buồn nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em - chị Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố". Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “ Có chứ, chú có muốn"  thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé”. Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao đấy, bố tao là Phi-líp”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sống, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

“Không có bố thì đau khổ” “Có bố thì hạnh phúc”.  Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!

Nguồn : internet

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Quyết
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 11 2021 lúc 21:28

Em tham khảo:

Đề 1:

1. Mở Bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Andersen, nhà văn của thiếu nhi, nổi tiếng với những câu chuyện cổ tích thần kì, huyền bí.

+ Truyện "Cô bé bán diêm" là một trong những tác phẩm nổi bật nhất, kể về một cô bé mồ côi nghèo khổ, bất hạnh phải đi bán diêm giữa mùa đông giá rét.

+ Nhân vật cô bé bán diêm được xây dựng với cuộc sống vất vả, tội nghiệp, luôn khao khát được yêu thương, hạnh phúc trong vòng tay gia đình.

2. Thân Bài

- Tóm tắt câu chuyện

+ Cô bé bán diêm là một bé gái có hoàn cảnh đáng thương: Mẹ mất sớm, bà qua đời.

+ Người cha nghiện rượu luôn bắt em phải làm việc, sống trong căn gác tối tăm, bẩn thỉu.

+ Trong đêm Giáng sinh, khi những đứa trẻ khác được quây quần bên gia đình, em phải đi bán diêm kiếm tiền, nếu không sẽ bị cha mắng chửi.

- Tính cách tốt đẹp của cô bé:

+ Thiện lương, trong sáng

+ Cô bé bán diêm là một đứa trẻ có niềm tin vào cuộc sống, luôn khát khao được yêu thương, được hạnh phúc.

- Phân tích từng lần em quẹt diêm sưởi ấm và những ảo ảnh em bé nhìn thấy để làm nổi bật luận điểm trên

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm

Đề 2:

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Giới thiệu đoạn kết về kết cục thương tâm của em bé bán diêm.

 

2. Thân bài

a. Giới thiệu hoàn cảnh cô bé bán diêm

Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất khiến gia đình phá sản, sa sút

Phải đi bán diêm kiếm tiền

Thường xuyên bị bố đánh đập, hành hung nếu không bán được diêm.

b. Về kết thúc truyệnEm đã đón nhận một cái chết thương tâm - chết vì giá rét nhưng đôi má vẫn hồng hào và đôi môi đang mỉm cười khiến người đọc không khỏi bàng hoàng, xúc động và lặng người trước số phận đáng thương của con người.

c. Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, băng hoại về đạo đức con người.

Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thờ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.

d. Tấm lòng nhân đạo của tác giả

Đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm

Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.

Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.

Hướng đến sự giải thoát cho cô bé bằng cách cho cô đoàn tụ với bà của mình trên Thiên đường, dưới sự bảo vệ của Chúa.

 

e. Nghệ thuật

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng.

Diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là tác phẩm gây xúc động mạnh cho người đọc với hoàn cảnh đáng thương của con người nhỏ bé trước xã hội vô cảm.

Liên hệ đến chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Tác phẩm thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

Bình luận (1)
Nguyen Duy
Xem chi tiết
Hạ Du
Xem chi tiết
Ngân Phương
16 tháng 3 2022 lúc 20:17

Chuyện cổ tích Cây khế khép lại, trong tâm trí em vẫn hiện lên ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người em trai hiền lành, chất phác, thật thà. Trái ngược lại với người anh tham lam, ích kỉ thì người em trai hiện lên với phẩm chất hiền lành, lương thiện, sống hòa hợp với thiên nhiên và yêu thương vạn vật. Vì hiền lành và coi trọng tình anh em, nên dù không nhận được tài sản gì ngoài mảnh vườn nhỏ, anh vẫn vui vẻ, không ganh ghét người anh. Người em còn là người sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu mến vạn vật khi anh để cho chim ăn khế dù tài sản của mình chẳng có gì. Nhờ sự lương thiện, siêng năng mà anh đã được trả ơn xứng đáng và cuộc sống thoát khỏi cảnh cơ cực. Người em chính là nhân vật đại diện cho kiểu người nhân hậu trong truyện cổ. Qua nhân vật này, nhân dân muốn gửi đến bạn đọc bài học về chân lí “ở hiền gặp lành” và hướng con người chúng ta đến lối sống lương thiện trong cuộc đời

 

Bình luận (0)
Toi yeu VN
Xem chi tiết
Despacito
12 tháng 11 2017 lúc 17:36

Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.

Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.

Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:

Hãy cho bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại

Bình luận (0)
Nhóc_Siêu Phàm
12 tháng 11 2017 lúc 17:37

Mb:Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại.

Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương.

Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo.

Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.

Tb:Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương.

Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá... Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng.

Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy.

Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.

Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng.

Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng.

Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu.

Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng.

Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì.

Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả.

-Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:

Hãy cho bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

Kb:Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.

Bình luận (0)
Công Chúa Mắt Tím
12 tháng 11 2017 lúc 17:37

Sorry,mình ko có dàn ý,chỉ có văn,bạn nhặt ra ý nào hay chép vô nhé

Chúng ta đã được học rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay và hấp dẫn. Mỗi câu chuyện lại mang một nội dung riêng từ đó gửi gắm cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc khác nhau. Trong những chuyện cổ tích đó thì truyện cây bút thần đã để lại trong tôi rất nhiều những ấn tượng đặc biệt. Trong câu chuyện hình ảnh nhân vật Mã Lương hiện lên nhà một nhân vật có tài luôn dùng tài năng của mình để giúp đỡ mọi người chống lại những kẻ độc ác tham lam. Đây cũng là một tuýp nhân vật khá phổ biến trong chuyện cổ tích.

Câu chuyện kể về một em bé có tên là Mã Lương. Em là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo. Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua luôn vẽ những gì trái ngược với những điều mà tên vua nói. Cuối cùng em vẽ cuồng phong bão táp nhấn chìm tất cả bọn gian thần độc ác.

Đầu tiên chúng ta đặt ra một câu hỏi là tại sau ông bụt lại trao cây bút thần cho Mã Lương chứ không phải là một ai khác. Có người noi đó là vì Mã Lương rất thích vẽ nhưng đó chỉ là một nguyên nhân phụ mà nguyên nhân chính đó là bởi vì ông bụt biết trao cây bút thần cho em thì em sẽ biết sử dụng nó để làm việc có ích cho mọi người và em cũng rất thông minh em sẽ không để cho bọn cường hào áp bức. Điều đó đã được chứng minh trong từng chi tiết của câu chuyện. Với cây bút thần trong tay Mã Lương đã làm được rất nhiều những việc rất tốt cho những người dân nghèo khổ. Em vẽ cho những người nông dân nghèo khổ những cái cuốc cái cày những dụng cụ lao động cần thiết cho những người nông dân. Điều này cũng thể hiện được sự thông minh của em. Em không vẽ cho họ những thứ vật chất cao sa như tiền bạc hay nhà cửa mà chỉ vẽ cho họ những thứ mà thiết yếu để cho họ sản xuất để cho họ tự kiếm cho mình những đồng tiền bằng chính sức lao động của họ. Nếu như em vẽ cho họ những của cải vật chất thì chắc chắn họ sẽ tiếp tục đến để xin vẽ tiếp. Từ câu chuyện của Mã Lương tác giả dân gian muốn truyền cho chúng ta một bài học rằng của cải phải do chính mình tạo ra thì nó mới có giá tri mới quý giá còn những thứ không phải do mình làm ra thì chẳng mấy chốc sẽ tan biến mà thôi.

Em muốn sống một cuộc sống bình yên với những người hàng xóm của mình thế nhưng những tên tham lam không chịu bỏ qua cho em là năm lần bảy lượt muốn cướp cây bút thần và muốn em vẽ những của cải có giá trị cho chúng. Đại diện cho bọn chúng là tên địa chủ độc ác đã nhốt vào ngục hòng làm cho em sợ hãi. Thế nhưng bằng trí thông minh tài ba cộng với lòng dũng cảm em đã có những cách xử lí vô cùng thông minh khiến cho bọn địa chủ tham lam khiếp sợ. Tác giả dân gian trong cuộc đấu tranh với bọn tham lam đã chuyển từ thấp đến cao ngày càng thêm tính phức tạp hơn. Thế nhưng càng trong những tình cảnh cam go thì phẩm chất của Mã Lương càng được khẳng định là một em bé vô cùng thông minh dũng cảm không sợ những tên có thế lực, em từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ đến chỗ em vẽ thành những thứ trái ngược với những gì tên vua sai khiến làm cho hắn khiếp sợ rồi có một kết quả rất thảm khốc đó là chìm trong sóng biển. Ta cũng cần khẳng định lại rằng cuộc chiến giữa Mã Lương và những tên tham làm là một cuộc chiến không cân sức.

Điều đó càng khẳng định hình tượng em hiện lên rất sinh động rất dũng cảm nhưng cũng rất mưu trí thông minh càng khiến cho người đọc yêu quý và cảm phục trước hình tượng nhân vật em. Phẩm chất này được thể hiện rất rõ khi em đối diện với tên vua độc ác. Vua hứa sẽ cho em tất cả mọi thứ mà em muốn vàng bạc châu báu chỉ cần em vẽ theo ý muốn của hắn Tác giả dân gian đã dùng những lời văn khá chi tiết về đoạn Mã Lương trừng trị lũ gian thần nhằm thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.

Cầy bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với một loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.

Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thuý Hường
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 3 2021 lúc 20:23

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Hình ảnh Dế Mèn

- Ngoại hình:

   + Càng: mẫm bóng

   + Vuốt:cứng, nhọn hoắt

   + Cánh: áo dài chấm đuôi

   + Đầu: to, nổi từng tảng

   + Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm

   + Râu: dài, cong vút

→ Dế Mèn là một chàng thanh niên có vẻ ngoài tự tin, khỏe mạnh, cường tráng

- Hành động:

   + Đi đứng oai về, làm điệu, nhún chân, rung đùi

   + Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó

   + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

   + Nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt sâu

→ Sử dụng dày đặc các động từ và tính từ

- Ý nghĩ của Dế Mèn: sắp đứng đầu thiên hạ được rồi

⇒ Dế Mèn là một anh chàng khỏe mạnh,cường tráng, hùng dũng nhưng tính tình kiêu căng, hợm hĩnh, xốc nổi…

2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

- Hình ảnh Dế Choắt:

   + Trạc tuổi Dế Mèn

   + Người gầy gò, cánh ngắn củn, càng bè bè, râu cụt

→ Dế Choắt là người xấu xí, yếu đuối, trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn

- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: coi thường, trịch thượng.

   + Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   + Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc

   + Dế Mèn nghĩ kế trêu chọc chị Cốc

   + Kết quả:gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt

- Tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chọc chị Cốc:

   + Hả hê vì trò đùa tai quái của mình: chui vào trong hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị…

   + Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: nằm im thin thít

   + Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ trước cái chết và lời khuyên của Dế Choắt

   + Ân hận, chân thành sám hối: đứng yên lặng trước mộ Dế Choắt

- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

   + Nghệ thuật: cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, miêu tả loài vật sinh động, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình…

- Bài học cho bản thân: không được kiêu căng, hợm hĩnh, phải biết yêu thương và giúp đỡ người khác…

Bình luận (2)
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
17 tháng 3 2021 lúc 20:24

. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Hình ảnh Dế Mèn

- Ngoại hình:

   + Càng: mẫm bóng

   + Vuốt:cứng, nhọn hoắt

   + Cánh: áo dài chấm đuôi

   + Đầu: to, nổi từng tảng

   + Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm

   + Râu: dài, cong vút

→ Dế Mèn là một chàng thanh niên có vẻ ngoài tự tin, khỏe mạnh, cường tráng

- Hành động:

   + Đi đứng oai về, làm điệu, nhún chân, rung đùi

   + Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó

   + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

   + Nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt sâu

→ Sử dụng dày đặc các động từ và tính từ

- Ý nghĩ của Dế Mèn: sắp đứng đầu thiên hạ được rồi

⇒ Dế Mèn là một anh chàng khỏe mạnh,cường tráng, hùng dũng nhưng tính tình kiêu căng, hợm hĩnh, xốc nổi…

2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

- Hình ảnh Dế Choắt:

   + Trạc tuổi Dế Mèn

   + Người gầy gò, cánh ngắn củn, càng bè bè, râu cụt

→ Dế Choắt là người xấu xí, yếu đuối, trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn

- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: coi thường, trịch thượng.

   + Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   + Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc

   + Dế Mèn nghĩ kế trêu chọc chị Cốc

   + Kết quả:gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt

- Tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chọc chị Cốc:

   + Hả hê vì trò đùa tai quái của mình: chui vào trong hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị…

   + Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: nằm im thin thít

   + Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ trước cái chết và lời khuyên của Dế Choắt

   + Ân hận, chân thành sám hối: đứng yên lặng trước mộ Dế Choắt

- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

   + Nghệ thuật: cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, miêu tả loài vật sinh động, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình…

- Bài học cho bản thân: không được kiêu căng, hợm hĩnh, phải biết yêu thương và giúp đỡ người khác…

Bình luận (0)