Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Quỳnh Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
19 tháng 2 2016 lúc 21:50

 

I. VỀ THỂ LOẠI

Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...

Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín...

Các bài học: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (của Thuý Lan), Bức thư của thủ lính da đỏ(của Xi-át-tơn), Động Phong Nha (của Trần Hoàng) thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội"): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.

- Đoạn 2 (Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc"): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.

- Đoạn 3 (Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.

2. Đoạn văn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" cho thấy:

- Từ điểm nhìn của ngôi thứ ba, tác giả dùng phương thức thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết về lai lịch tên của cầu, độ dài, cấu tạo, trọng lượng của cầu, mối quan hệ giữa sự xuất hiện của cầu với đời sống lịch sử - xã hội; qua đó khẳng định vai trò "chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên.

- So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (trang 128-129, SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, có thể thấy qui mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn, song nó có vai trò thật quan trọng về nhiều mặt trong suốt gần 100 năm trước khi có hai cây cầu nói trên.

3. Trong đoạn văn từ "Năm 1945" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc":

+ Những cảnh vật và sự kiện đã được ghi lại: cầu Long Biên trong kí ức của tác giả khi đi học và hai hướng nhìn (từ phía nội thành và từ phía Gia Lâm); cầu Long Biên mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ; cầu Long Biên những năm tháng giặc Mĩ trút bom xuống Hà Nội.

+ Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một nhân chứng sống.

+ Cách kể của đoạn này so với đoạn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" khác nhau:

- Về ngôi kể: đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể, đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).

- Về phương thức biểu đạt: đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.

- Về cách sử dụng từ ngữ, ở đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...

Nhờ thế, trong đoạn này, tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn so với ở đoạn trên.

4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

+ Tác giả đặt tên cho bài viết là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thể thay chứng nhân bằng chứng tích, bởi vì: cách dùng chứng nhân là dùng thủ pháp nhân hoá. Cách này giúp người đọc có cảm giác tác giả đã thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thời của những thăng trầm lịch sử.

Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã "chứng kiến":

- Cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kiện mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ;

- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.

Cầu Long Biên trong quá trình tồn tại của mình vì thế chính là chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

+ So sánh câu cuối bài văn với câu rút gọn: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).

Sở dĩ có thể nói nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim bởi vì: cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.

2. Cách đọc

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí có xen nhiều yếu tố hồi kí. Hoà trộn các xúc cảm hồi ức trong mạch suy ngẫm và liên tưởng về thực tại, bằng cách bố cục hợp lí và sử dụng hiệu quả các chi tiết phong phú của đời sống, tác giả đã gợi được nhiều suy nghĩ đối bổ ích đối với bạn đọc.

Đọc bài văn làm rõ những thông tin về cây cầu, đồng thời thể hiện cảm xúc của tác giả về hành trình một thế kỉ cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử qua hai cuộc kháng chiến.

3. Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi làchứng nhân lịch sử của địa phương.

Gợi ý: Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việcthống kê, tìm hiểu. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự đúng đắn và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.

2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

Tham khảo đoạn văn sau:

… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…

Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Minh Hiền
19 tháng 2 2016 lúc 22:19

CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

(Thuý Lan)

 

I. VỀ THỂ LOẠI

Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...

Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư tín...

Các bài học: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (của Thuý Lan), Bức thư của thủ lính da đỏ (của Xi-át-tơn), Động Phong Nha (của Trần Hoàng) thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội"): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại.

- Đoạn 2 (Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc"): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.

- Đoạn 3 (Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.

2. Đoạn văn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" cho thấy:

- Từ điểm nhìn của ngôi thứ ba, tác giả dùng phương thức thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết về lai lịch tên của cầu, độ dài, cấu tạo, trọng lượng của cầu, mối quan hệ giữa sự xuất hiện của cầu với đời sống lịch sử - xã hội; qua đó khẳng định vai trò "chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên.

- So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (trang 128-129, SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, có thể thấy qui mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn, song nó có vai trò thật quan trọng về nhiều mặt trong suốt gần 100 năm trước khi có hai cây cầu nói trên.

3. Trong đoạn văn từ "Năm 1945" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc":

+ Những cảnh vật và sự kiện đã được ghi lại: cầu Long Biên trong kí ức của tác giả khi đi học và hai hướng nhìn (từ phía nội thành và từ phía Gia Lâm); cầu Long Biên mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ; cầu Long Biên những năm tháng giặc Mĩ trút bom xuống Hà Nội.

+ Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một nhân chứng sống.

+ Cách kể của đoạn này so với đoạn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu" khác nhau:

- Về ngôi kể: đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể, đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).

- Về phương thức biểu đạt: đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.

- Về cách sử dụng từ ngữ, ở đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...

Nhờ thế, trong đoạn này, tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn so với ở đoạn trên.

4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

+ Tác giả đặt tên cho bài viết là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thể thay chứng nhân bằng chứng tích, bởi vì: cách dùng chứng nhân là dùng thủ pháp nhân hoá. Cách này giúp người đọc có cảm giác tác giả đã thổi hồn vào sự vật, coi cầu Long Biên là người đương thời của những thăng trầm lịch sử.

Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã "chứng kiến":

- Cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kiện mùa đông năm 1946 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ;

- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.

Cầu Long Biên trong quá trình tồn tại của mình vì thế chính là chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

+ So sánh câu cuối bài văn với câu rút gọn: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn nhờ cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị (nhịp cầu vô hình).

Sở dĩ có thể nói nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim bởi vì: cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" của người Việt Nam khiến khách du lịch nước ngoài phải "trầm ngâm", "đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu" mỗi khi đến thăm nơi đây.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.

2. Cách đọc

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là một bài bút kí có xen nhiều yếu tố hồi kí. Hoà trộn các xúc cảm hồi ức trong mạch suy ngẫm và liên tưởng về thực tại, bằng cách bố cục hợp lí và sử dụng hiệu quả các chi tiết phong phú của đời sống, tác giả đã gợi được nhiều suy nghĩ đối bổ ích đối với bạn đọc.

Đọc bài văn làm rõ những thông tin về cây cầu, đồng thời thể hiện cảm xúc của tác giả về hành trình một thế kỉ cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử qua hai cuộc kháng chiến.

3. Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi làchứng nhân lịch sử của địa phương.

Gợi ý: Tuỳ vào từng địa phương (nơi các em đang ở) mà tiến hành công việcthống kê, tìm hiểu. Lưu ý xem lại phần giải nghĩa cụm từ chứng nhân lịch sử để đảm bảo sự đúng đắn và chắc chắn trong việc sắp xếp, tìm hiểu, thống kê.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Đây là bài tấu, cần đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch.

2. Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

Tham khảo đoạn văn sau:

… “Nước ta cũng giống nhiều nước khác ở Phương Đông, thời gian tồn tại của chế độ phong kiến quá dài. Thừa hưởng cái khung học thức trường ốc và sách vở của Trung Hoa, giáo dục nước ta trong một thời gian không hề ngắn chỉ nặng nề về lí thuyết. Cách học theo kiểu ấy ngày nay quả thực không thể đáp ứng tốt nhu cầu đang phát triển rất nhanh của cuộc sống…

Phương pháp “học đi đôi với hành” mang lại hiệu quả rất cao. Nhờ việc thực hành mà người học luôn luôn kiểm tra được kiến thức của mình, từ đó có thể phát huy sở trường, năng lực hoặc cũng có thể điều chỉnh hoạt động của mình. Hành cũng là cách tốt nhất giúp biến những tri thức của chúng ta thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mà kĩ năng kĩ xảo càng thành thạo bao nhiêu thì hiệu quả công việc của chúng ta tốt bấy nhiêu…”.

                                                                                                     (Ngô Tuần)

Bình luận (0)
Ami
20 tháng 2 2016 lúc 20:08

c hok sorry

Bình luận (0)
Đặng Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
qwerty
30 tháng 3 2016 lúc 21:24

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.

Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế, giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.

Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Trang
31 tháng 3 2016 lúc 11:08

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Phápxây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.

Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãngDaydé & Pillé thiết kế [cần dẫn nguồn], giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao.[1]

Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.

Bình luận (0)
tranhoailam
Xem chi tiết
Tiến Dũng Lê
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
3 tháng 8 2023 lúc 14:01

Với bốn câu thơ đầu bằng cách giới thiệu hết sức khái quát, Nguyễn Du đã giới thiệu cho người đọc thấy sơ qua về vẻ đẹp của hai tuyệt sắc giai nhân Thúy Vân và Thúy Kiều. Ngay từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng từ "tố nga" - chỉ những cô gái đẹp như hằng nga hạ thế. Dụng ý rất rõ ràng. Nhà thơ muốn nói với người đọc về vẻ đẹp sắc nước hương trời của Kiều - Vân. Cả hai đều là những giai nhân mĩ lệ hiếm có trên thế gian. Ngoài ra, thi nhân còn giới thiệu mối quan hệ của cả hai người: "Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân". Hai từ "chị em" đặt cạnh nhau cho thấy mối quan hệ gắn bó thân thiết. Để làm nổi bật vẻ đẹp của cả hai chị em, Nguyễn Du dùng đến hai hình ảnh ước lệ "mai, tuyết". Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” một cách tinh tế và đẩy ẩn ý. Vẻ đẹp của họ đều đã đạt đến mức "mười phân vẹn mười". Chị em Kiều - Vân được miêu tả gắn với cái đẹp hoàn mĩ trở thành vẻ đẹp lí tưởng ở thời đại bây giờ. Song người ta thường nói "Hồng nhan bạc mệnh". Cách hé mở về vẻ đẹp của hai chị em khiến độc giả không thể ngừng tò mò về số phận của họ ở tương lai.

Bình luận (0)
Thiên Phú
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 8 2023 lúc 19:36

Câu trên là nghi vấn dùng hành động nói trần thuật.

Trả lời luôn câu hỏi nếu bạn cần: Vì khi giới thiệu tác giả cần nhắc đến nhân vật chính của cả truyện thơ của mình, khi miêu tả vẻ đẹp tác giả dùng nghệ thuật đòn bẩy để bật lên vẻ đẹp của Kiều.

Bình luận (1)
tranhoailam
Xem chi tiết
N           H
13 tháng 10 2021 lúc 20:18

Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái.

Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

=> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy Vân hài hòa với thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
5 tháng 10 2023 lúc 11:07

Học sinh có thể tham khảo câu chuyện về người anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
9 tháng 10 2023 lúc 11:25

 Học sinh có thể tham khảo chuyện:

TỪ VIÊN SỎI ĐẾN CHỮ SỐ

( Theo sách Lược sử toán học - từ ý tưởng đến thực hành)

Hoặc đoạn văn sau:

Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức. Năm 1922, tờ "Times" ở New York tổ chức một cuộc bình chọn cho độc giả và Thomas Alva Edison được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ, bởi cứ 11 ngày ông cho ra đời một phát minh mới.

Bình luận (0)
le thi thuy trang
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
17 tháng 9 2016 lúc 15:05

giới thiệu chung thôi vì nơi này có lịch sử văn hóa rất dài và đây là sử chứ ko phải văn nên viết ngắn gọn xúc tích

Bình luận (0)