Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hiệp
Xem chi tiết
Hquynh
2 tháng 5 2021 lúc 19:13

Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương:
- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.
- Phân bố dân cư không đều:
+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.
+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.
- Tỉ lệ dân thành thị cao.
- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.
+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương.
+ Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thê" kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

 

Hquynh
2 tháng 5 2021 lúc 19:15

- Dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai , có nền văn hóa Mĩ-Latinh độc đáo 

- Dân cư phân bố không đồng đều , tập trung đông ở ven biển - nơi có khí hậu mát mẻ , thưa dân ở những vùng nằm sâu trong lục địa

Hquynh
2 tháng 5 2021 lúc 19:16

Châu âu

Dân số 727 triệu người ( 2001)

- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, gồm ba nhóm ngôn ngữ: Nhóm Giéc-man , nhóm La-tinh , nhóm Xla-vơ.

- Phần lớn theo đạo Cơ Đốc giáo ( Thiên chúa, Tin Lành và Chính Thống giáo), có một số vùng theo đạo Hồi.

- Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp ( chưa tới 0,1%), dân số tăng , chủ yếu là do nhập cư.

- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.

- 3/4 dân số châu Âu sống ở đô thị .

- Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ,công nghiệp. Mức sống cao.

Nhii Nhii
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 11 2016 lúc 14:06

Câu 1: Trả lời:

* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
* Giá trị sông ngòi: Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy lợi, thủy điện, thủy sản...

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 11 2016 lúc 14:08

Câu 2: Trả lời:

- Vị trí địa lí thuận lợi

- Diện tích châu lục rộng lớn

- Có nền văn mình lúa nước phát triển

- Gia đình sinh con nhiều, chính sách kết hoạch hóa gia đình chưa thực sự phát triển.

- Công nghiệp hiện đại cũng tương đối phát triển.

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 11 2016 lúc 14:09

Câu 3: Trả lời:

Tây Nam Á bao gồm 20 quốc gia, có diện tích khoảng 7 triệu km2.
Có vị trí chiến lược quan trọng: Tiếp giáp với vịnh Pecxich, biển Arập, biển Đỏ, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Caxpi, án ngữ kênh đào Xuyê, tiếp giáp với khu vực Trung Á, Nam Á, Châu Phi, là ngã ba giữa ba châu lục Á- Phi- Âu, ở vị trí này Tây Nam Á dễ giai giao lưu buôn bán với các nước.

Là khu vực giàu có về dầu mỏ, chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới (5000 tỷ thùng), có nhiều nước có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất thế giới như: Ảrập xêut, Côeot…

Địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nguyên, có nhiều hoang mạc và sa mạc.
Khí hậu khắc nghiệt, có đường chí tuyến đi qua gần như giữa khu vực, làm cho khu vực chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô, nóng.

Dân số trong vùng không đông, 313,3 triệu người (2005) nhưng có nhiều dầu mỏ nên GDP/người của một số nước khá cao. Đây là khu vực có nền văn minh lâu đời, còn lưu lại nhiều kiến trúc cổ, có giá trị nhiều mặt: Thánh địa Mecca, vườn treo Babilon, các nhà thờ Hồi giáo, các thành phố cổ kính…dân số chủ yếu theo đạo Hồi.

Âu Dương Lâm Tịch
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:20

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:20

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:21

Nguồn lao động ở Việt Nam có nhiều thuận lợi như:

- Dân số trẻ: Dân số trẻ tuổi tạo điều kiện cho nguồn lao động dồi dào và có tiềm năng phát triển.

- Giáo dục: Hệ thống giáo dục ngày càng cải thiện, cung cấp nguồn lao động có trình độ cao và kỹ năng tốt.

- Chi phí lao động thấp: Lương lao động ở Việt Nam thấp so với nhiều quốc gia khác, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn như:

- Chất lượng lao động: Một số lao động có trình độ và kỹ năng kém, cần đào tạo thêm.

- Thất nghiệp: Tính trạng thất nghiệp ở một số khu vực vẫn còn cao.

- Mất cân đối: Sự mất cân đối giữa nguồn lao động và cơ hội việc làm, cùng với sự tập trung ở các thành phố, tạo ra những thách thức về phân phối lao động đồng đều.

LegendaryPhatMc
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Giang
Xem chi tiết
sky12
25 tháng 1 2022 lúc 21:53

Tham khảo:

a) Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Địa bàn: các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình.

- Hoạt động chính:

+ Tự xưng là Giản Định hoàng đế (10/1407).

+ Đầu năm 1048, quân đội của Trần Ngỗi kéo vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Cảnh Chân (Quảng Nam) hưởng ứng.

+ Tháng 12 - 1048, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Thanh thế của nghĩa quân tăng lên, nhiều người từ các nơi kéo về theo.

- Kết quả: Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết hại hai tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân => Cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

Mục b

b) Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Địa bàn: diễn ra trên địa bàn rộng lớn từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

- Hoạt động chính:

 + Trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy hiệu là Trùng Quang đế.

 + Năm 1411, quân Minh được tăng viện binh mở cuộc tấn công vào Thanh Hóa. Nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.

 + Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hóa làm cho nghĩa quân tan rã dần.

- Kết quả: Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt => Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Trần Hữu Tuấn Minh
25 tháng 1 2022 lúc 21:56

* Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.

- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.

- Tháng 8-1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Tháng 10-1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ. Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình).

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

- Tháng 12-1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa từ đó tan rã dần.



 

Trần Hưu Anh Tú
25 tháng 1 2022 lúc 22:10

* Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.

- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.

- Tháng 8-1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Tháng 10-1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ. Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình).

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

- Tháng 12-1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa từ đó tan rã dần.

 
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết

Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.

Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.

Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.

=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
30 tháng 1 2022 lúc 16:50

refer:

Đặc điểm dân cư

 

- Là khu vực đông dân (536 triệu người, 2002).

- Gia tăng dân số khá nhanh. Cơ cấu dân số trẻ.

- Nhiều chủng tộc cùng chung sống, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.

-> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.



Xem thêm tại: Đặc điểm dân cư Đông Nam Á

undefined

lạc lạc
30 tháng 1 2022 lúc 20:40

1)Trình bày đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư của Đông Nam Á.

Dựa vào lược đồ ta thấy, dân cư các nước Đông Nam Á phân bố không đồng đều.

+ Dân cư tập trung đông ở vùng ven biển và vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ và rộng lớn.

+ Dân cư thưa thớt ở các khu vực vùng núi.

2)Những thuận lợi và khó khăn của dân cư Đông Nam Á

Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á đã taoh ra những thuận lợi cũng như những khó khăn trong sự hợp tác của các nước. Cụ thể là:

Về thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.Về khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.
Phạm Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Gia Bảo
19 tháng 5 2022 lúc 16:06

đỗ thùy linh
Xem chi tiết
Phạm Thị Tuyết Thu
20 tháng 12 2016 lúc 18:24

Câu 2:

Sông ngoài Châu á:

-Khá ptrien và có nhìu hệ thống sông lớn như hoàng hà, trường giang, mê công,ấn .hằng

-Các sông Châu á phân bố k đều và có chế độ nước khá phức tạp:

+Ở Bắc á mạng lưới sông dày và các sông chảy từ nam lên bắc

+ở đông á nam á và đông nam á mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn

+ở tây nam á và vùng nội địa sông ngoài kếm phát triên.

C

I Love Hoc24
23 tháng 2 2017 lúc 15:49

- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:
+ Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào ?
+ Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Dựa vào hình 7.2 và 2.1 em hãy cho biết sông Ô-bi chảy theo hướng nào và qua các đới khí hậu nào. Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ
băng lớn ?
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

I Love Hoc24
23 tháng 2 2017 lúc 15:50

- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều