Tiên Huỳnh
bài viết số 7 đề 2 . mk gửi dàn bài mn dựa vào viết bài giùm mk nha. mơn nhiều giúp nhiều lắm Chính minh văn học và tình thương Mở bài Vẻ đẹp của văn chương luôn hướng người đọc đến vs sự hiểu biết và tình yêu thương Những tác phẩm văn hoc trong chương trình ngữ văn giúp ta hiểu rằng văn nhọc dan tộc ta luôn đề cao những ai biết thương ngừoi như thể thương thân , và phê phán những kẻ thờ ơ dửng dương trước người gặp nạn Thân bài (1) văn hc dân tộc ta ca ngợi những ai có lòng nhân ái , biế...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Như Quỳnh Lê Nguyễn
Xem chi tiết
Như Quỳnh Lê Nguyễn
13 tháng 2 2022 lúc 19:16

Giúp mình với cần gấp 

Bình luận (0)
Dark_Hole
13 tháng 2 2022 lúc 19:17

Tham khảo thôi em nhé: Sức mạnh của văn chương là điều mà chúng ta không thể đong đếm hết ,đặc biệt là khả năng khơi gợi tình cảm của nó! Nhắc đến ý nghĩa văn chương có người cho rằng: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" . Thật vậy, cuộc sống muôn màu , muôn vẻ với sự vận động trôi chảy của văn chương sẽ cho ta những rung cảm trước mọi sự vật, hiện tượng.Sống trong thời kì hiện đại nam nữa bình đẳng, chúng ta đâu biết được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng đến với Truyện Kiều của Nguyễn Da, Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ; chúng ta cũng phải khóc than cho số phận của những người " tài sắc vẹn toàn" nhưng số phận hẩm hiu. Văn chương thật tuyệt vời , nó đem đến cho chúng ta những thứ tình cảm chỉ thoáng qua mọt lát rồi lại đi nhưng để lại cho ta hồi ức thật đẹp, vì vậy hãy luôn trân trọng và yêu quý nó.

Chúc em học tốt

Bình luận (2)
Huy Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 6:06

Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.

Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem ti vi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp 12 tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.

Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.

Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.

Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.

Bình luận (0)
maya phạm
Xem chi tiết
Kiều Doãn Nam
1 tháng 9 2016 lúc 20:03

 Mỗi người trong chúng ta ai cũng có ước mơ cho dù là nhỏ bé hay vĩ đại thì những ước mơ ấy đều đáng quý, đáng trân trọng bởi đó là trụ cột tinh thần, là sức mạnh vô hình tạo động lực cho chúng ta vươn lên để đạt đến điều ta mong muốn, hướng đến ngày mai đầy hy vọng. Song đã bao giờ chúng ta tự hỏi  chúng ta đang mong chờ, khao khát những điều tuyệt vời, điều ta chưa có mà vô tình quên đi những điều giản đơn xung quanh? Tôi cũng như những người khác đã và đang ước mơ tha thiết những điều tôi chưa đạt được. Khi còn bé, tôi say sưa với cuốn truyện cổ tích và ước gì một ngày nào đó mình sẽ được biến thành một nàng công chúa xinh đẹp, một cô tiên với bao phép lạ kỳ hay có được lâu đài đầy ắp bánh kẹo. Lớp Năm, tôi bắt đầu tìm đọc về những học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và ước mơ mình được như họ. Lớn hơn, nói chính xác là lúc tôi bắt đầu đọc sách “Hạt giống tâm hồn” về chuyên đề “Từ những điều bình dị”, tôi bỗng nhận ra rằng: tại sao tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm gì đó để ba mẹ tôi vui sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao ý nghĩ làm cách nào để chị em tôi không còn cãi nhau vì những điều vụn vặt chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi? Cuốn sách ấy như thước phim quay chậm khiến tôi để tâm hơn những điều đơn giản, được trải nghiệm cảm xúc với từng mẩu truyện nhỏ về những con người bình dị, tinh thần vượt lên, niềm tin chiến thắng…

Mỗi khi gấp cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” lại, lòng tôi như vẫn còn bao dư ba về các số phận, những con người với hoàn cảnh khác nhau, những lời khuyên, câu ngạn ngữ vô giá… “Hạt giống tâm hồn” như thước phim quay chậm khiến tôi có cơ hội nhìn lại bản thân, hoàn thiện bản thân hơn. Nó khiến tôi nhìn lại cuộc sống trên nhiều phương diện. Tôi như trưởng thành hơn, ít cáu gắt với ba mẹ khi bị mắng hay giận dỗi lúc không vừa ý việc gì bởi tôi biết cuộc đời là hữu hạn mà tình yêu gia đình dành cho tôi là vô hạn, tôi biết đứng lên sau thất bại bởi tôi biết rằng tôi sẽ không thể thành công vào mai sau nếu chỉ nghĩ đến thất bại hôm nay… “Hạt giống tâm hồn” như chính cái tên của nó, gieo vào lòng người đọc những hạt giống và rồi để họ tự nhận thức, cảm nhận và tự gieo trồng theo cách của họ. Tôi mong sẽ ngày càng nhiều người tìm đọc đến “Hạt giống tâm hồn” như tôi và gieo trồng những hạnh phúc giản đơn trong tâm hồn mình!
Bình luận (3)
maya phạm
1 tháng 9 2016 lúc 20:20

 người làm cả 2 bài nhá

 

Bình luận (0)
Kiều Doãn Nam
1 tháng 9 2016 lúc 20:26

ok

Bình luận (1)
Trần Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Phong Thần
26 tháng 4 2021 lúc 13:16

Nếu có viết thì cũng sẽ ko kịp để bạn đi học đâu.

Bình luận (8)
Phong Thần
26 tháng 4 2021 lúc 19:07

Võ Quảng - 1 nhà văn chuyên viết về đề tài thiếu nhi với số lượng tác phẩm rất lớn. Trong đó có truyện “ Quê nội” là tác phẩm thành công nhất viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn vào những ngày sau cách mạng tháng 8 của ông. Đoạn trích của truyện "Vượt thác" đã tái hiện chân thực khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ trên dòng sông Thu Bồn theo hành trình quan sát của tác giả và từ đó làm nổi bật lên hình tượng của người lao động.

Bức tranh thiên nhiên thay đổi theo quan sát qua hành trình quan sát và trải nghiệm chân thực của nhà văn. Nhờ vị trí quan sát là ở trên thuyền nên tác giả có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy với những nét riêng biệt đặc trưng . Từ những vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la có những bãi dâu trải ra bạt ngàn; rồi đoạn sông có nhiều thác dữ làm nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn; và rồi khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sự xuất hiện của hình ảnh con người vô cùng phi thường với sức mạnh to lớn chiến thắng thiên tai - hình ảnh con người yêu lao động như 1 người hùng bước ra từ ngòi bút của tác giả, đặc biệt qua nhân vật Dượng Hương Thư. Dượng Hương Thư trông như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh nhiều lần trong một đoạn ngắn đã khắc hoạ vẻ đẹp con người rắn chắc, thể hiện sức mạnh, sự cố gắng để chiến đấu với dòng thác dữ, nổi bật con người trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Một loạt những động từ mạnh được tác giả sử dụng như "cắm, ghì, xoạt" cho thấy được sức mạnh và tầm vóc phi thường của những người lao động vốn bình dị, nhu mì trước thiên nhiên hung dữ. Võ Quãng đã tạo nên 1 nét đẹp hoàn mĩ - nét đẹp của người lao động dường như có thể chiến thắng mọi hiểm nguy trước cuộc sống khó khăn nơi sông núi thiên nhiên hiểm trở mà kì vĩ.

Qua đó, hình ảnh con sông Thu Bồn là 1 sự kết hợp hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. Hai hình ảnh tưởng chừng đối lập nhưng khi ở gần nhau tạo nên 1 sự hợp nhất đến lạ thường - hình ảnh về vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn và của nguời lao động bình dị, thân thương trong đời sống thường ngày nhưng phi thường, bản lĩnh khi đối mặt với thiên nhiên hung dữ.

Bình luận (1)
maya phạm
Xem chi tiết
Đào Hâm
30 tháng 7 2016 lúc 21:51

Bài 1:

“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.

Bình luận (0)
maya phạm
31 tháng 7 2016 lúc 4:25

bạn ơi đây là 1 đoạn văn mà vs cả bài này chúng ta nên viết về ngày đầu tiên của mkk

Bình luận (1)
Nunalkes
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 1 2019 lúc 15:44

1. Tìm hiểu đề

- Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng các câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh điều đó.

- Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta - những thế hệ sau luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

- Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài:

    + Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

    + Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

b. Thân bài:

Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

 

* Xưa:

    + Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)

    + Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

    + Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.

* Nay

    + 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.

    + Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.

    + 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …

    + Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….

    + Các ngày lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa như thế nào?

    + Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …

    + Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

c. Kết bài:

    + Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …

    + Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN.

Bình luận (0)
Mãi là Army
Xem chi tiết
Quang Nhân
16 tháng 4 2021 lúc 21:43

a) Mở bài

- Dẫn dắt, nêu vấn đề: vai trò của tình bạn.

b) Thân bài

* Giải thích thế nào là tình bạn?

- Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta.

- Tình bạn là tình cảm khăng khít giữa hai con người và nó vô cùng quan trọng trong cuộc sống

* Bàn luận

- Biểu hiện của tình bạn đẹp:

+ Bạn cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng

+ Bạn cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm

+ Luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.

+ Động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập lẫn cuộc sống.

+ Thẳng thắn góp ý, khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ.

+ Đối xử với nhau chân thành, tin tưởng, không màng vật chất

+ Không lừa dối, lợi dụng tình cảm, địa vị của nhau.

(Đưa ra dẫn chứng minh họa: Tình bạn giữa Bá Nha và Tử Kì, Bác Hồ và bác Tôn,...)

- Ý nghĩa của tình bạn :

+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.

+ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống

+ Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.

- Phản đề:

+ Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất. Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững.

+ Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Tình bạn là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người.

- Để duy trì được tình bạn tốt đẹp lâu dài:

+ Cần biết chọn bạn để chơi

+ Học cách yêu thương, quan tâm, bao dung những lỗi lầm, sai sót của nhau

+ Sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau.

+ Luôn cho đi và không bao giờ ích kỉ trong tình bạn

c) Kết bài

- Khẳng định lại vị trí quan trọng của tình bạn.

- Rút ra bài học cho bản thân.



 

Bình luận (1)
phạm như khánh
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
21 tháng 7 2016 lúc 16:41

bài nào

Bình luận (0)
phạm như khánh
21 tháng 7 2016 lúc 18:49

1,3

 

Bình luận (0)