Những câu hỏi liên quan
o(〃^▽^〃)oMEOWM nhó ❤
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
22 tháng 4 2021 lúc 20:21

Trời đất vào hạ. Đã hết rồi những cơn gió mang hơi lạnh, nhiệt độ tăng dần lên. Mặt trời cũng trở nên cáu kỉnh hơn, xua đuổi hết những đám mây quanh mình để bừng bừng tức giận ném xuống mặt đất những tia nắng rát bỏng. Không khí bị đốt cháy, cảm giác tất cả đều râm ran với cái nóng đặc trưng của mùa hạ. Khi ấy, vạn vật đều khát mưa. Và mưa để chiều lòng vạn vật, mưa tới bất ngờ ồn ào, vội vã.
Mưa đến từ đâu? Người ta nói mưa là nước mắt của trời. Mưa là nước từ trời rơi xuống nhưng vẫn là nước của mặt đất thôi. Nước bốc hơi, lơ lửng trên không trung xa vời rồi tích tụ lại thành mây. Mây sẽ cho mưa. Mưa mùa đông đến nhẹ nhàng. Bầu trời mùa đông lúc nào cũng xám xịt nên chẳng thể thấy rõ cơn mưa tới thế nào. Mùa hè, trời đang quang mây nhưng cũng có thể có mưa trong chốc lát. Bầu trời cao, trong xanh nhưng chẳng ai có đủ sức chịu đựng để ngẩng lên ngắm nhìn bởi nắng trong suốt dễ làm chói mắt. Rồi bỗng chốc, có những cơn gió lớn. Gió thổi đến từ đằng chân trời xa xa những đám mây to, lừng lững, đen sì như những ông thần đèn hộ pháp mặt mày dữ tợn thường thấy trong truyện cổ tích. Không khí cũng dịu bớt, giãn ra. Gió thổi cuốn theo những đám lá khô rồi hậu đậu hất tung vung vãi chúng đi khắp nơi. Bầu trời chẳng mấy chốc bị bao phủ bởi màu đen xám xịt. Những tia chớp cứ nháy nháy liên hồi giống như các nhiếp ảnh gia đang thi nhau thử đèn flash của máy ảnh vậy. Kèm theo thứ ánh sáng xanh lè, nhập nhoàng ấy là tiếng sấm ầm ầm, đùng đoàng từ xa vang lại. Hơi ẩm bắt đầu lan tỏa khắp nơi. Cơn giông báo hiệu mưa sẽ đến.
 
   Cây cối như đang reo vui, hùa theo nhịp điệu của gió mà đung đưa lá cành mời gọi mưa tới. Những nàng chuồn chuồn áo đỏ, áo đen đang nháo nhác bay là là trên mặt đất, có lẽ để tìm gốc cỏ nào đó an toàn để tránh mưa. Những chú chim đỏng đảnh không cất cao giọng hót nữa. Đàn gà ngoài sân không cần chờ đến chạng vạng cũng biết đường lũ lượt dẫn nhau vào chuồng. Gà mẹ nhớn nhác tìm lũ con, đàn gà con xớn xác chạy lại núp cánh mẹ. Lũ trẻ con đang chơi vui cũng phải lủi thủi quay về nhà. Mẹ và chị vội vã cất những dây quần áo đã hong khô, còn thơm mùi nắng. Bác nông dân hối hả khuân từng thúng thóc vàng ươm chờ phơi già nắng đi cất. Tất cả đều hối hả trước cơn mưa.

Thế rồi, mưa! Bộp! Bộp! Bộp! Những giọt nước mưa nặng trĩu rơi xuống, in thành hình giọt nước tròn tròn to tướng trên nền sân gạch đang khô cọng vì nắng trước đó. Ban đầu, hạt mưa to nhưng thưa thớt. Tiếng lộp bộp rơi xuống mái tôn tạo nên âm thanh ầm ĩ như một bản giao hưởng thiếu vắng sự chỉ đạo của nhạc trưởng. Dần dần, mưa dày lên, mỗi lúc một nặng hạt, giọt to giọt nhỏ trút xuống ào ào như một con thác. Nước mưa trắng xóa, vội vã đáp xuống mặt đất, va đập lánh chanh tạo thành nhịp điệu: lúc rào rào như nốt son, nốt la, rồi lại ngớt đi, âm thanh nhẹ hơn như một nốt đồ trầm, rồi lại rào rào tiếp tục đoạn cao trào của khúc tráng ca. Họa theo tiếng mưa là âm thanh của sấm và ánh sáng xanh lè của chớp. Tưởng như trên bầu trời đang bị rò rỉ nguồn điện, luồng sáng điện rạch ngang bầu trời rồi sau đó là âm thanh loẹt xoẹt râm ran. Có những lúc gay gắt, trời sai thiên lôi giáng xuống đất những nhát búa điện chát chúa, sét xuất hiện khiến mọi vật đều phải rùng mình, kinh hãi.

Chẳng mấy chốc, nước đã ngập tràn trên đường đi, chảy thành dòng, lũ lượt theo nhau lọt xuống những chiếc cống to đùng, chôn sâu dưới đất. Vậy là nước đã hoàn tất một vòng đường đời của mình và tiếp tục cho một chu trình mới hoàn toàn liên tiếp. Trên các ngả đường, có những người vẫn bị mắc kẹt trong mưa, lụp xụp trong những tấm áo mưa rộng thùng thình. Nước mưa làm cay xè đôi mắt, nhòe nhoẹt tầm nhìn phía trước. Bùn đất được dịp nhảy nhót, bám theo những chiếc xe để có thể đi chu du đến một nơi hoàn toàn xa lạ.

Mưa kéo dài được vài chục phút đồng hồ. Rồi cơn mưa ngớt. Sấm sét cũng đã ít dần, chỉ còn lại dư âm xa xa, chớp cũng thôi không nháy sáng nữa, chỉ còn tiếng mưa rì rầm. Những hạt mưa đan dày vào nhau nhưng không nặng nề, cồng kềnh như anh chị đi trước nữa. Không còn sợ sệt bởi sấm sét, lũ trẻ con bắt đầu ùa ra tắm mưa. Tiếng cười khanh khách hòa lẫn vào trong mưa. Quần áo ướt nhẹp rồi chúng lại rủ nhau chơi đá bóng. Tranh giành nhau quả bóng dưới mưa thật hả hê. Sau những cú đá là cả bóng và nước bị hất đi tung tóe khắp nơi. Cơn nóng trong người được xoa dịu ngay bằng thứ nước mát lạnh của trời, nếu thích có thể ngửa cổ lên uống từng ngụm nước ngòn ngọt như có pha thêm đường.
 
Những đám mây đen kịt lúc trước đang tan dần, trả lại màu tươi sáng cho bầu trời. Mưa thưa dần. Những giọt nước mưa cuối cùng lẻ loi rơi xuống kết thúc cơn mưa. Mưa tạnh. Bọn trẻ ngơ ngác, ngẩn ngơ tiếc nuối cơn mưa. Mưa tạnh rồi, tranh nhau bóng cũng hết cái thú vị, thế nên tàn cuộc chơi, tiu nghỉu về nhà kẻo bị mẹ cho ăn đòn. Chim chóc từ những cành cây, kẽ lá lại ríu rít bay lượn, hót véo von. Cảnh vật sau mưa thật trong trẻo, tinh khôi. Cây cối dường như xanh non mỡ màng hơn. Những chiếc lá già mang vẻ u ám, bám đầy bụi bẩn lúc trước được mưa tắm gội cũng trở nên bóng bẩy, tràn đầy sức sống. Đường phố sạch sẽ hơn tuy vẫn còn những vũng nước đục ngầu đọng lại trong ổ gà, ổ vịt. Nhịp sống hối hả lại diễn ra dường như chẳng để ý đến nắng lên, e ấp, hưng hửng. Nắng sau mưa nhẹ dịu, chan hòa cùng gió, gió hiu hiu thổi làm rung nhè nhẹ những vòm cây. Bầu trời cũng quang đãng, trong xanh như tấm kính lớn được lau hết mây, hết bụi.

    Cơn mưa mùa hạ ghé qua, đánh thức sức sông trong vạn vật. Vạn vật có mưa về như được tiếp thêm sinh lực để chống chọi với cái nắng gay gắt mùa hạ, để hoa nở thêm hương, để trái ngọt trên cành, để tiếng chim thêm trong và con người dường như cũng vui vẻ, dễ chịu hơn với những người xung quanh mình.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 7 2018 lúc 5:58

Những việc mà bạn nhỏ trong bài thơ muốn làm giúp ông và nhờ ông làm giúp là:

        Thỏ thẻ

    Hôm nào ông có khách

    Để cháu đun nước cho

    Nhưng cái siêu nó to 

    Cháu nhờ ông xách nhé !

    Cháu ra sân rút rạ

    Ông phải ôm vào cơ

    Ngọn lửa nó bùng to

    Cháu nhờ ông dập bớt

    Khói nó chui ra bếp

    Ông thổi hết khói đi

    Ông cười xoà : “Thế thì

    Lấy ai ngồi tiếp khách ?”

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2023 lúc 20:12

a.

BPTT: nhân hóa "ông" và "mặc áo giáp đen ra trận".

Tác dụng: làm hình ảnh sự vật mặt trời trở nên gần gũi, sinh động, có hồn hơn đồng thời việc gợi tả hành động nắng lên thêm đặc sắc, độc đáo. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình, gợi cảm, khí thế, thơ có hồn hơn hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự nhân hóa.

b.

BPTT: nhân hóa "vắt nửa mình sang thu"

Tác dụng: giúp gợi tả hình ảnh mong manh của đám mây thay đổi dáng hình khi đón trời thu, thể hiện nên ý tác giả muốn diễn đạt rằng đám mây ấy vẫn còn day dứt không nỡ chia xa mùa hạ đã gắn bó ba tháng trời nhưng buộc phải chia vì đó là quy luật tự nhiên. Từ đó làm sự vật mây trở nên có hồn hơn, câu thơ thêm sâu sắc ý nghĩa giàu giá trị gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
nameless
25 tháng 10 2019 lúc 21:47

Theo mình thì có cả 3 phần NP - N - TV (Bài kiểm tra của mình là kiểm tra chung 3 khối 6, 7, 8). Bao gồm thì HTĐ, HTHT, QKĐ (Không biết có thiếu không). Đề tiếng anh đối với 1 đứa ngu như mình thì nhìn vào rất dễ =))). Nó bao gồm bài nghe, khoanh từ thích hợp, sắp xếp từ, viết 1 đoạn văn,... Vì đây là đề chung nên mình không biết có giống với đề riêng không, tại 1 tuần nữa mình mới kiểm tra 1 tiết đề riêng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Vân Anh
25 tháng 10 2019 lúc 21:52

tôi đã lam bài 45 p tiếng anh rồi . nó chủ yếu về phần ngữ pháp . mà bạn học ở trương nào 

tương lai gần là dùng để diễn tả 1 kế hoạch,dự định cụ thể có tính toán in future ko xa.công thức:s+is/am/are+going to+v. dấu hiệu nhận bt : next week/month/year/day ,tômrow,in+thời gian

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Cảm ơn nhé!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Thùy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
20 tháng 9 2016 lúc 14:51

1. Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến những bài ca dao đã học ( hoặc đã biết ) là:

- Bài 1 :

           Cái cò lặn lội bờ ao

      Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?

           Chú tôi hay tửu hay tăm,

      Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.

            Ngày thì ước những ngày mưa,

       Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

- Bài 2 :

             Số cô chẳng giàu thì nghèo

         Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

              Số cô có mẹ có cha

         Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

               Số cô có vợ có chồng,

         Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

- Bài 3 :

                  Con mèo mà trèo cây cau

           Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

                  Chú chuột đi chợ đàng xa

            Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo !         

2. Theo em , những bài ca dao đó thể hiện nội dung:

- Bài 1 : châm biếm những hạng người lười nhác, thích hưởng thụ, nghiện ngập trong xã hội.

- Bài 2 : cảnh tỉnh những người cả tin, mê muội vào những điều nhảm nhí, mất tiền một cách vô ích; phê phán tệ nạn mê tín dị đoan, những thầy bói lừa bịp, dốt nát.

- Bài 3 : 

Đọc đi đọc lại mấy câu ca dao trên, rồi suy ngẫm ta thấy cổ nhân rất thâm thúy và hài hước. Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột.

Ở quê, để tránh sự lụt lội hằng năm và để cho an toàn, những con chuột tinh khôn đã làm tổ trên tận ngọn cây cau cao vút. Điều này khiến cho mèo không phải thích viếng lúc nào cũng được. Trèo cao luôn là chuyện nhọc nhằn. Nhưng mèo đã trèo và đã đến. Than ôi, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, vì sự trùng hợp tình cờ giữa sự viếng thăm và vắng mặt.

Sự  "hỏi thăm chú chuột" của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phương. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thất bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhưng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: Chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối... Nhưng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dưới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xưa nó luôn là con vật để "giỗ cha con mèo".

Bình luận (1)
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
_tẮt Nụ cuỜi ♣ LuỜi yÊu...
20 tháng 12 2017 lúc 21:03

 Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Dân Chủ . Ngôi trường có 3 dãy phòng hình chữ U,rộng rãi ,thoáng mát.Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi ,vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường.Dọc hành lang có những hàng ghế đá,để chúng em đọc sách, báo trong giờ ra chơi.Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng để chúng em vui chơi thỏa thích .Em rất quý ngôi trường này và coi nó như ngôi nhà thứ hai của em

Bình luận (0)
Hoa Hớn Hở
11 tháng 12 2017 lúc 20:23

I am sorry friend

I no clever

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Phương Thảo
11 tháng 12 2017 lúc 20:34

Một ngày nọ , có 1 cô gái chuyển đến nơi tôi ở . Cô ấy thật là tội nghiệp , cả cuộc đời bị bố mẹ đánh đập vì cả cuộc đời cô này không thể nhìn thấy mặt trời.

CT: nọ, ấy, này

Bình luận (0)
Cherry Vũ
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
18 tháng 12 2016 lúc 9:01

Welcome to hoc24h. Nice to meet you. I think you will learn better than before when you have the help of all of people on webhoc24h.

こんばんわ、ゆろしくおねがいします。

Cũng học khá khá về ngoại ngữ ^^ haha

Bình luận (8)
Huyền Anh
18 tháng 12 2016 lúc 9:02

Bạn ơi, thì trong tiếng anh rất quan trọng, nó quyết định điểm số rất nhiều trong bài thi tiếng anh đó. VD như bạn phải viết luận, các thì sẽ giúp bạn ko mắc những lỗi lặt vặt hay là đối vs tất cả các bài khác cũng thế. Nếu ko biết về các thì thì bạn sẽ ko đc điểm cao trong tiếng anh => bạn sẽ cảm thấy chán nản môn này => bạn sẽ lơ đãng hơn và cuối cùng, bạn không muốn hok tiếng anh. Vậy nên, theo mk thì ko có cách nào để bạn làm các dạng bài tập mà ko cần dùng tới các thì cả. Hãy cố gắng hok lại các thì bạn nhé!!! Mình thấy hok các thì cũng dễ mà, với lại bạn mới đang hok lớp 7 thôi nên cố gắng nhé! hihi

Bình luận (4)
Nguyễn Ngọc Kim Liên
18 tháng 12 2016 lúc 10:43

Các thì trong tiến anh rất quan trọng. Nếu bạn không nhớ hết được những dấu hiệu nhận biết cơ bản của nó như tobe hoặc trạng từ tần suất,... thì việc chia các động từ sao cho đúng quả thật rất khó khăn. Việc dựa vào các trạng từ như tommorrow, now, present,... để chia động từ không phải là quá khó, mà cái quan trọng là không phải lúc nào nó cũng xuất hiện. Lúc đó ta lại phải xét theo tobe thôi. Đôi khi cũng phải dựa theo các từ ngữ khác nữa. Ví dụ như đằng sau look, listen là thì hiện tại tiếp diễn chẳng hạn, hoặc như thì tương lai đằng sau will động từ không chia, sau tobe động từ phải thêm ing..... Nói chung muốn làm bài thi chia động từ tốt thì phải nhớ những kiến thức cơ bản mới được. Tiếng Anh không phải là môn đòi hỏi năng khiếu bẩm sinh như văn học. Chỉ cần lòng kiên trì là bạn sẽ học được thôi. Chúc bạn học tốt tiếng anh hơn nữa nhé!

Bình luận (2)
Huyền Hana
Xem chi tiết
Ahwi
27 tháng 2 2018 lúc 20:51

câu hỏi này khó nên bn tham khảo ở đây nha :

https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=So+s%C3%A1nh+m%E1%BB%A5c+%C4%91%C3%ADch+c%E1%BB%A7a+2+t%E1%BB%95+ch%E1%BB%A9c+NAFTA+v%C3%A0+M%C3%A9c+-c%C3%B4-xua+?&id=198529

Bình luận (0)
malaka lala
27 tháng 2 2018 lúc 20:55

câu hỏi kì lạ quá

Bình luận (0)
Huyền Hana
27 tháng 2 2018 lúc 20:57

câu hỏi ôn tập của mk đó.kt 1 tiết mà cô cko khó wa trời

Bình luận (0)
Lê Trần Châu Anh
Xem chi tiết

1, Đoạn thơ trên trích trong văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du

2,

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

3,

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ "tấm son", "cách mấy nắng mưa"

Tác dụng: Hình ảnh "tấm son" là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm như ngày xưa được nữa. Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. 

Tác dụng: Hình ảnh "cách mấy nắng mưa" cho thấy sự cách biệt cha mẹ ở cả không gian và thời gian của Kiều, càng nhấn mạnh thêm nỗi nhớ cha mẹ, gia đình của Kiều.

4,

Hai câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ". Kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc nay hiện về trong tâm trí của Kiều. Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Từ đây, ta thấy được tấm lòng thủy chung và nhớ về mối tình tốt đẹp của mình với chàng Kim. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình "Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Phải chăng hình ảnh "tấm son" là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa? Cuối cùng, 4 câu thơ còn lại đó chính là nỗi nhớ thương của Kiều dành cho bố mẹ của mình. "Xót người tựa cửa hôm mai/Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ". Hình ảnh "người tựa cửa" đó là hình ảnh của bố mẹ mà Kiều tưởng tượng đang đứng trông chờ nàng trở về. Hình ảnh "quạt nồng, ấp lạnh" và câu hỏi tu từ cho thấy nỗi lo lắng, bận tâm của Kiều về việc ai sẽ chăm sóc cho bố mẹ thay nàng. Nhớ về bố mẹ, ta thấy được nỗi đau đớn, xót xa của nàng Kiều khi giờ đây, bố mẹ chẳng có ai để ủ ấm chăn vào mùa đông và quạt mát cho bố mẹ vào mùa hè nữa. Từ đó, ta thấy được sự hiếu thảo của nàng dành cho bố mẹ, dù là ở nơi đất khách quê người. Hai câu thơ "Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm" có sử dụng điển tích "Sân Lai, gốc tử" cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ nơi quê nhà. Hình ảnh "cách mấy nắng mưa" cho thấy sự cách biệt cha mẹ ở cả không gian và thời gian của Kiều. Ở nơi đất khách quê người, nàng không chỉ lo lắng cho cha mẹ mà còn cảm thấy đau đớn tột cùng, xót xa cho chính mình. Tóm lại, phẩm chất hiếu thảo, lối sống ân nghĩa thủy chung của Kiều đã được thể hiện ở tám câu thơ giữa bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phan Diễm My
13 tháng 1 2022 lúc 11:01

người ở câu thứ nhất là Kim Trọng

người ở câu thứ 5 là cha mẹ Thúy Kiều

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa