Những câu hỏi liên quan
Thảo Leo
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
11 tháng 2 2017 lúc 17:43

Văn học là nhân học”, Mác – xim Gooc – ki, đại văn hào của nước Nga Xô viết đã từng nhận định như thế. Thật vậy, mỗi chúng ta, ai ai cũng phải học để tiếp thu tri thức và để làm người. Văn học lại chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh cuộc sống phong phú, muôn vẻ quanh ta mà còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với vạn vật. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội.
“Thương người như thể thương thân”, đạo lý ấy từ lâu đã trở thành nền tảng đạo đức của người dân Việt Nam . Ta vẫn luôn thấy được rất rõ tình thương yêu, sự cảm thông to lớn ẩn hiện trong văn chương, dù được truyền miệng như văn học dân gian hay thông qua các thể loại văn học viết với những văn bản truyền lại đến mai sau. Trong các truyện cổ dân gian, ta bắt gặp không ít những số phận nghiệt ngã, đau đớn. Những con người ấy hoàn toàn bị các thế lực xấu xa chi phối. Có những lúc, ta tưởng chừng như cuộc sống của họ đã lịm tắt trước sự bất công của xã hội phong kiến, trước cái tàn nhẫn, hiểm độc của không ít người đời. Không! Không thật sự mất hết hi vọng đâu! Vì nếu kết cục chỉ dừng lại như thế thì còn đâu là cái hay và sự đặc trưng muôn đời của văn chương? Từng tình tiết trong câu chuyện là một nốt nhạc nhỏ nhiệm mầu, đánh lên bài ca vĩ đại của tình yêu thương.Ngược lại, những kẻ gian manh, độc ác, xấu xa phải gánh chịu hậu quả thích đáng với hành vi tội lỗi của mình. Chẳng phải tên Lí Thông gian ngoa, xảo trá đã bị Trời đánh chế, giáng làm bọ hung, suốt đời suốt kiếp phải chui rúc trong phân trong đất và mẹ con Cám cũng đã phải đền tội bằng cái chết tức tưởi đó sao?
Trước nhất là tình cảm gia đình. Vì gia đình là cái nôi quan trọng của xã hội, có thật sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đùm bọc anh chị em, ta mới có được những hành vi đúng đắn, chuẩn mực về đạo đức. Qua đó, tình yêu thương càng được nhân rộng. Ông bà tổ tiên ta ngày xưa thường mượn những hình ảnh ví von, bóng bẩy để lồng vào đấy những lời răn dạy về kinh nghiệm sống, về bài học rèn luyện nhân cách ở đời. Trong đó, bài học “lá lành đùm lá rách” luôn được người xưa đề cao ca ngợi
Ý nghĩa duy nhất cần đạt được là chúng ta phải biết yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù không cùng chung huyết thống nhưng chúng ta đều mang trong tim sự sục sôi nhiệt huyết của dòng giống Lạc Hồng. Nhờ các bài học về tình thương, lòng nhân ái mà dân tộc Việt đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách của thời đại để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.Tính nhân đạo của văn học còn được thể hiện khá sâu sắc qua các tác phẩm viết.
Khi người đọc đã thật sự hoà mình vào tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, thì cũng là lúc thông điệp của tình yêu thương đã được chuyển đến mọi người. Giá trị nhân văn của tác phẩm đã lên cao đến tận cùng. Trước những biến động lớn của xã hội Việt Nam những năm 1930 tới năm 1945, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… - các ngòi bút hiện thực tiêu biểu của dân tộc ta - đã cho ra đời một số tác phẩm có giá trị như: “Lão Hạc”, “Tắt đèn” và “Những ngày thơ ấu”. Với mục đích chính là truyền thụ tình yêu thương, sự cảm thông và phê phán sâu sắc những hủ tục cùng sự giả dối của bọn cường hào ác bá và quan lại thực dân. Các nhà văn đã khéo léo lồng ghép nhiều chi tiết gợi lên cuộc sống đầy gian lao, nghiệt ngã của nhân vật. Qua đó thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người cùng khổ trong xã hội đương thời. Đấy là sự đùm bọc, che chở để chung tay giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại.Nhờ các tác phẩm văn chương từ cổ chí kim, chúng ta ngày càng thấu hiểu sâu sắc bao khổ cực mà nhiều người bất hạnh quanh ta phải gánh chịu. Ta thêm yêu thương, quý trọng họ và thực sự căm ghét mọi điều xấu xa, cám dỗ. Đấu tranh, phê phán những kẻ thờ ơ, máu lạnh, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn là cách duy nhất mà ta có thể hiểu rõ các tác phẩm đượm tình người. Nói cho cùng, văn học và tình thương luôn gắn kết mật thiết với nhau. Đây là tấm gương soi diệu kỳ giúp ta ngẫm lại mình, lọc bỏ hết những tật xấu đồng thời hướng ta tìm thấy chân lí đích thực của cuộc sống. Không tình yêu thương, nghĩa là chết!

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 2 2017 lúc 18:34

Mối quan giữa nhân học và văn học không phải bỗng nhiên mà thành và trong quá trình tạo dựng sự nối kết hai lĩnh vực cũng đã có không ít những bất đồng về quan điểm. Ngay trong khái niệm nhân học, theo nghĩa hẹp nhất, là khoa học về con người, đã kéo theo một lịch sử lâu dài nhiều hoạt động và lĩnh vực liên quan. Ngay từ buổi sơ khai, văn học đã không thể tách rời khỏi nhân học, hình thành nên bản chất cốt lõi của văn học ngày nay.

* Giải thích:
– Văn học là gì? Văn học là khoa học về cái đẹp (văn) trong cuộc sống được biểu đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một tổ chức nhất định để ngôn từ phát huy giá trị của nó, đồng thời có tính chuẩn mực cao (hàm súc và cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm ). Văn học biểu đạt nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ của con người trước cuộc sống, cũng như những vấn đề nhân sinh được đặt ra ở trong đó.
– “Nhân học” là gì? Nhân học là một lĩnh vực nhận thức khoa học, trong đó nghiên cứu các vấn đề nền tảng của tồn tại con người trong môi trường tự nhiên và nghệ thuật. Theo nghĩa chung nhất “Nhân học” là khoa học về con người.
– “Văn học là nhân học” nghĩa là: Thông qua các tác phẩm, văn học phản ánh toàn diện đời sống tinh thần, vật chất và các quy luật vận động của xã hội loài người. Theo câu nói của M.Gorki thì “nhân học” ở đây trọng tâm tập trung phản ánh tính xã hội của con người, tức lòng nhân ái của con người.
Như vậy, “Văn học là nhân học” có thể hiểu văn học đã phản ánh, đề cao tình yêu thương con người trong mỗi tác phẩm văn chương.

* Tại sao “Văn học” có thể là “nhân học”?

Câu nói của Gorki dường như đã được hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút của ông – một nhà văn hiện thực vĩ đại. Đó là phát hiện mới mà lại không mới, được tinh kết trong một câu nói ngắn gọn mà không ngắn gọn. Đối với những người chỉ coi văn chương là một thứ phù phiếm thì câu nói ấy gần như vô nghĩa lí, không có gì đáng suy nghĩ. Nhưng ở đây, M.Gorki thực sự đã đặt ra một mệnh đề đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm.
Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc… văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người được soi chiếu qua mọi góc độ trong sự tương quan phức tạp, đa chiều. Nói văn học là nhân học là một nhận định hoàn toàn đúng đắn và giàu tính nhân văn. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người , nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.
Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người.
Với văn học, chất liệu đầu tiên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ. Nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật. Nhân vật văn học không ai khác chính là những con người trong cuộc sống. Trở thành đối tượng phản ánh của văn học, con người hiện ra sinh động, chân thực trong mỗi tác phẩm. Đọc tác phẩm ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngóc ngách nội tâm, từng biểu hiện tình cảm, hiểu đúng hơn và nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn vốn bị cái bề ngoài bao phủ. Và chính cái “thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn” ấy thể hiện rõ nhất cái “nhân học” của văn chương.
Đến với “Chí Phèo”, ta nhận ra một con người của thời đại một cổ máy, trong khi ấy, một kẻ tha hóa phẩm chất nhưng đồng thời cũng là những tâm trạng, những nghĩ suy số phận của cả một lớp người nông dân nghèo thời Pháp thuộc. Đau khổ, độc ác, nghèo hèn, nhục nhã, hỗn hào chửi cả làng… và cao hơn hết là nỗi khát vọng được làm người, nỗi ao ước được trở về với cuộc sống đời thường.
Hay thông qua “Truyện Kiều” và cuộc đời gian truân, trắc trở, tủi nhục củaThúy Kiều, đại văn hào Nguyễn Du muốn thể hiện sự nhận thức sâu sắc về tình đời, tình người trong xã hội phong kiến đương thời và thái độ trân trọng, bênh vực, đề cao con người của ông. Đó là một tấm lòng đầy tính nhân văn.
Hiểu tâm lí của nhân vật, độc giả lại càng hiểu về chính bản thân mình và cái thế giới với biết bao con người khác quanh mình. Từ nhân vật văn học đi vào cái thế giới của chính mình thông qua sự so sánh tương cận, người đọc nhận rõ “có mình” ở trong đó trên khía cạnh tinh thần hoặc đời sống, từ đó làm nảy sinh sự đồng cảm, thấu hiểu, thúc đẩy hành động. Sản phẩm tạo ra trong quá trình tương tác đó chính là “nhân học” – tình yêu thương con người và cuộc sống.
Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người.
Đọc “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ta không thể không nghĩ đến một thời đại đau thương mà đầy khí phách , hào hùng của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Dù đứng ở vị trí một dân tộc nô lệ hay một dân tộc chiến thắng, dân tộc ấy đều thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, ngay cả đối với kẻ thù của mình. Trên bình diện tâm lí, thật lòng khó có thể tha thứ cho những tội ác khủng khiếp mà kẻ thù đã gây ra cho ta. Thực tế trên thế giới, sau chiến thắng của một đội quân là những cuộc tàn sát đẫm máu khủng khiếp không khác gì kẻ thù đã gây ra cho họ. Và ai cũng cho rằng đó là lẽ phải, là chân chân lí, là tình yêu thương. Nhưng đó lại là một sai lầm, thể hiện bản chất ích kỉ, sự thù ghét của con người. Lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc ta đã minh chứng điều ngược lại mới là lẽ phải, mới là chân lí, tha thứ mới là nhân văn. Tư tưởng ấy còn được tiếp tục duy trì và phát huy đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh thế kỉ XX.
“Văn học là nhân học” là một ẩn ý súc tích như bản chất của văn học. Văn học là khoa học về con người. Không phải là cái con người sinh học với đầy đủ chân, tay, mắt, mũi, tim, gan…mà đó là những con người với cuộc sống tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Tư tưởng ấy không chỉ là lí thuyết suông mà nó biến thành hành động, trở thành động lực thúc đẩy hành động. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người, và đồng thời cũng là để học cách làm người. Phải chăng đó chính là điều Gorki muốn nói với chúng ta – những người đã phần nào đặt chân vào ngưỡng cửa văn học?

*Làm thế nào để văn học chính là nhân học:

Trước hết là ở nhận thức của nhà văn – chủ thể sáng tạo. Mỗi nhà văn phải là một chiến sĩ, người tiên phong trên mặt trận tư tưởng, hướng văn chương phản ánh chân thực đời sống, thực sự phục vụ cho con người. Tác phẩm văn chương phải là kết quả kết tinh tài năng, tình yêu con người, lòng trắc ẩn và khát vọng sáng tạo của nhà văn dựa trên hiện thực cuộc sống. Tác phẩm là tiếng nói ca ngợi cái đẹp, trân trọng cái đẹp, tố cáo sự tàn ác, bất công xấu xa trong đời sống đồng thời bênh vực những con người bất hạnh bị chà đạp nhân cách, nhân phẩm và bị tước đoạt quyền sống và bảo vệ lẽ sống, sự công bình.
Người đọc cũng phải nâng cao nhận thức, nâng cao bản lĩnh tiếp nhận để thấu hiểu những thông điệp của tác phẩm văn chương được nhà văn ẩn giấu trong mỗi hình tượng văn học. Tiếp nhận và hướng tinh thần đến những điều chân thiện, cao thượng và nhân văn. Người đọc tự hoàn thiện năng lực thẩm mĩ để dễ dàng đi vào thế giới nghệ thuật, đắm mình ở trong ấy để cảm nhận, đồng tình và ủng hộ lẽ phải, sự công bình, sự toàn thiện.

Như vậy mối quan hệ hai chiều giữa nhà văn và nhà nhân học cũng là một lí do để nhân học văn hóa trở nên thuyết phục khi đi vào nghiên cứu văn chương và đời sống. Trong nhiều bàn luận về “nhân học như là văn chương hay tính văn chương của nhân học”, “nhân học hóa về nghiên cứu văn chương” thì giả định nhà văn như là nhà nhân học, nhà nhân học như là nhà văn, nhà thơ thu hút được sự chú ý rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà một số thể loại văn học như tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết du hành, tự truyện… hoàn toàn có thể coi là những ghi chép dân tộc chí vì tính chất hiện thực được thể hiện trong đó. Để văn học là nhân học thì cả nhà văn và người đọc đều phải “kết dính” trong tình yêu thương con người vô hạn và vĩnh hằng.

Bình luận (0)
Wendy Marvell
11 tháng 2 2017 lúc 13:51

Trên đời này, ngoài con người ra, còn có hai điều rất khó hiểu và khó hiểu đúng. Đó là tình yêu và văn chương. Có ai dám nói rằng mình hiểu tình yêu và cũng có ai dám nói rằng mình định nghĩa được văn chương? Văn chương cũng như tình yêu vậy, có rất nhiều màu sắc. Chính vì thế nó không phải là những vật thể bất dịch có thể nắm bắt bằng tay, ngửi bằng mũi hay nhìn bằng mắt được. Người ta nói về văn chương nhiều lắm, đẹp lắm! Còn Goóc-ki, với ông: văn học là nhân học - súc tích như bản chất của văn chương.

Cái định nghĩa văn học gồm năm chữ ấy ngắn gọn về số lượng ngôn từ nhưng các mặt ý nghĩa lại chẳng ngắn gọn chút nào. Văn học là nhân học, văn học là bộ môn học về con người, không phải chỉ là cái con người sinh học với đầy đủ chân, tay, mắt, mũi, tim, gan... mà đó là những con người với cuộc sống tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người, và đồng thời cũng là để học cách làm người. Phải chăng đó chính là điều Goóc-ki muốn nói với chúng ta - những người đã phần nào đặt chân vào ngưỡng cửa văn chương?

Câu nói của Goóc-ki dường như đã được hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút của ông. Đó là một phát hiện mới mà lại không mới; là câu nói ngắn gọn mà lại không ngắn gọn. Đối với những người chỉ coi văn chương là một thứ phù phiếm thì câu nói ấy của ông cũng sớm héo úa như những bông hoa chưa kịp nở đã tàn.

Với văn chương, chất liệu đầu liên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật. Nhân vật văn chương không ai khác chính là những con người của cuộc sống. Đọc tác phẩm ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngõ ngách nội tâm hiểu đúng hơn và hiểu nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú bí ẩn bị bề ngoài bao phủ.

Học văn hay làm văn, viết văn cũng vậy thôi. Cũng là để nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống và con người. Bản chất của cuộc sống cũng là bản chất của con người. Mỗi người khi chấp nhận con đường về nghiệp văn tức là đã chấp nhận đương đầu với thử thách. khó khăn để sống đúng và hiểu đúng hơn về con người, về cuộc đời. Chính vì thế mà văn học đã lựa chọn cuộc đời làm người bạn đồng hành tri âm của mình. Và cũng chính vì lẽ đó mà văn học phài là nhân học, chứ không nào khác được.

Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì đã đủ chưa? Văn học cung cấp bấy nhiêu mảnh đời, bấy nhiêu số phận không đơn giản chỉ để mỗi độc giả nhận ra mình qua từng mảnh đời, số phận đó. Văn học là nhân học và vì thế văn học không chỉ thực hiện chức năng nhận thức, còn phải làm tốt cả chức năng giáo dục. Học văn là học cách làm người. Và học cách làm người tức là học về cái tốt, cái đẹp và cái thật không phải lúc nào văn học cũng đề cao cái tốt đẹp. Cũng có lúc trong văn học xuất hiện những thằng cơ hội như Xuân tóc đỏ (Sốđỏ - Vũ Trọng Phụng), lưu manh như Chí Phèo (Chí Phèo - Nam cao), nham hiểm như Bá Kiến (Chí Phèo) và thậm chí dâm ô, trụy lạc như Nghị Hách (Giông tố - Vũ Trọng Phụng). Nhưng điều tác phẩm văn học muốn đề cập đến qua những nhân vật ác là con người phải biết loại bỏ, căm ghét và chống lại cái xấu, đừng để những cái xấu, cái ác như thế tồn tại trong cuộc đời. Điều đó cũng có nghĩa là văn học giúp người đọc hướng thiện và đi tới sự hoàn thiện mình.

Có thể nói Gorki đã đúng đắn khi đưa ra một định nghĩa về văn chương như vậy. Trở lại với ý kiến ban đầu của bài viết rằng đây là một phát hiện mới mà không mới của Goóc-ki. Nói không mới vì câu nói của ông đề cập đến bản chất của văn học - một vân đề mà nhiều người đã nêu lên và sau này Thạch Lam, Nam Cao hay Nguyễn Khải cũng từng đề cập. Xét theo một khía cạnh nào đó, M. Goóc-ki đã đề cập tới nhân vật trong phát biểu của mình. Văn học giúp con người tốt hơn thông qua nghệ thuật thể hiện nhân vật chứ không phải là ở những khái niệm lí lẽ thuần giáo huấn. Như vậy, giữa con người trong tác phẩm và con người trong cuộc đời có gì giống và khác nhau? Và sức sống của nhân vật điển hình mạnh như thế nào?

Tác phẩm là sự thể hiện cuộc đời vì thế con người của tác phẩm cũng là sự thể hiện của con người trong cuộc đời. Cũng yêu thương, cũng hờn ghét, cũng hình hài xấu đẹp. Nhưng sự phản ánh đó không phải là cái sao chép nguyên xi. Nhà văn mượn nguyên màu trong cuộc sống rồi sáng tạo tưởng tượng thêm để tạo ra nhân vật của mình. Chị Ràng - rmười nữ liệt sĩ trung kiên ở vùng đất Ràng không đẹp bằng chị Sứ và cũng không có tình mẫu tử xúc động như chị Sứ. Mối quan hệ giữa chị Ràng và chị Sứ cũng là mối quan hệ giữa cuộc đời và văn học. Cuộc đời là nơi khởi đầu cũng là hướng đi tới của văn học. Văn học viết về cuộc đời và đồng thời cũng là tập hợp từ cuộc đời. Chính vì thế nhân vật mà mỗi tác giả nhào nặn hư cấu nên thường có giá trị điển hình cho con người của một xã hội, một thời đại. Đó chính là nét khác biệt giữa con người trong tác phẩm và trong cuộc đời. Sức sống của nhân vật điển hình - một con người này mà cũng nhiều người kia - chính là sức sống của một tác phẩm văn học. Và nhiều lúc nó còn thật hơn cả người thật nữa nó quyết định sự trường tồn của tác phẩm truyện và của tên tuổi tác giả. Mỗi nhà văn chỉ mong muốn để lại cho đời một, hai nhân vật điển hình mức độ cao nhằm làm trong sạch hơn tâm hồn con người theo đúng bản chất và chức năng của văn học: "văn học là nhân học".

Cái điều tưởng là dễ hiểu ấy cứ sống mãi trong mỗi người như sự trường tồn của cuộc đời, của văn học. Mỗi trang văn là mỗi trang đời. Và mỗi trang đời ấy, được viết từ những mẫu, những mảnh con người. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi (Chế Lan Viên) cũng như mãi mãi không có thứ văn chương nào nằm ngoài qui luật của sự sáng tạo: nghệ thuật vị nhân sinh và văn học là nhân học.

Bình luận (0)
Mina Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Song Đức Phát
Xem chi tiết
Linh Linh
10 tháng 3 2019 lúc 21:26

Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng, là bạc. Nhưng con người không phải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn – vui, thất vọng – hi vọng, chán nản – hạnh phúc, khinh ghét – yêu thương... Giữa những nốt bổng và nốt trầm, giữa lúc vui mà không mải mê, chủ quan, ta có những "nốt lặng". Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho con người, cho tuổi trẻ thời gian để "Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn". Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng sống cả cuộc đời.

Ta nên sống – chậm – lại... vẫn biết xã hội đang phát triển một cách chóng mặt, thời gian được rút ngắn một cách tối đa: trồng trọt, sản xuất thì rút ngắn thời gian thu hoạch để một năm có thể xen gối thâm canh thêm mấy vụ nữa; máy móc công nghiệp cũng được cải tạo với công suất nhanh nhất, internet được nâng cấp với tốc độ lan truyền đến chóng mặt. Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu. Phải chăng đó làm nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội với lượng người bị trầm cảm, u uất, rối loạn tâm lí ngày càng nhiều, hay với lớp trẻ tình trạng "sống thử", "sống vội", "sống sơ sài" diễn ra như một định hướng chung. Sống chậm là để cảm nhận những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Ta hãy dành chút ít thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim đang ríu rít, lặng mình trong một bản nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh... Tâm hồn con người như một mảnh đất, nếu không có những nguồn nước mát lành ấy tưới tắm, thì đất sao màu mỡ và những mầm xanh bé bỏng sao vươn lên tươi tốt được? Sống chậm còn là để dành thời gian nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh. Sống chậm lại còn là để lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Một chút lặng lẽ, riêng tư cho chính mình để nghĩ về những gì đã qua, những gì sắp tới, những gì được mất. Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là trân trọng thời gian, quý trọng những kí ức, những kỉ niệm, quý những gì đã mất như món đồ chơi, chiếc răng sữa thuở ấu thơ... cho đến những gì to tát hơn sau này.

Một chút sống chậm để biết quý giá "món quà" hiện tại. Sống chậm cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và thêm niềm hi vọng cho tương lai. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Sống chậm như vậy, không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; Trong cuộc bàn luận gần đây về những thay đổi trong cách nghĩ, lối sống của thế hệ trẻ, người ta chỉ ra rằng một trong những khuyết điểm lớn nhất của thế hệ 8X, 9X ... là sống một cách công thức, thiếu sáng tạo và tự giới hạn năng lực, khả năng của mình. Tuổi trẻ ngày nay sợ gặp thất bại và không biết đương đầu với thất bại như thế nào. Vì vậy cần: suy – nghĩ – khác – đi... Trong những năm gần đây, có một hiện tượng đang trở thành xu hướng của giới trẻ châu Á và cả Việt Nam: thanh niên mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thi trượt đại học, bố mẹ li hôn, sức ép học lập căng thẳng hay vì một lí do riêng mà bị nhiều người xa lánh... thường quẫn trí mà tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có những vụ tự tử tập thể, tự tử nhóm băng nhiều hình thức khác và vì những lí do không đáng. Trong những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực, lạc quan và hướng lới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành những vết thương, giúp con người tự tin, có nghị lực để sống tiếp. Cần yêu thương nhiều hơn vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn.

Đó là một ánh nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nói quan tâm giúp cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cử chỉ ân cần trìu mến với những người đang gặp khó khăn. Đó là sự lo lắng, sốt ruột, thương xót khi "khúc ruột miền Trung" đang ngập trong biển nước... Yêu thương nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn. Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn. sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ nhận lại được những tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ những người bạn... Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha, bao dung, biết sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp. "Sống chậm", "suy nghĩ khác" và "yêu thương nhiều hơn" là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cũng chớ đánh đồng sống chậm là trái nghịch "vội vàng" của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống "vội vàng", linh hoạt và hết mình.

Bình luận (0)
Akachan Kuma
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
31 tháng 3 2022 lúc 21:46

refer

 

Đất nước ta đang ngày càng phát triển, hội nhập không ngừng. Đời sống của con người cũng được cải thiện. Cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Khiến cho con người mắc phải căn bệnh lãng phí. Đây là căn bệnh mà nhiều người sống trong xã hội này mắc phải.

Lãng phí là hành động mà một cá nhân hay một tổ chức tiến hành công việc nào đó mà gây tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Đó có thể là lãng phí về nhiều mặt khác nhau.

Có thể đó là lãng phí về của cải, vật chất. Trong xã hội đang rộng mở, con người càng no đủ thì những hoạt động giải trí càng được đầu tư hơn nữa. Những đám cưới với quy mô lớn được tiến hành. Khách quan đông đảo, tiệc cưới xa hoa. Tất cả chỉ để cho người khác thấy sự giàu có của mình. Để thể hiện với những người hàng xóm, bạn bè, để khoe khoang. Họ đã lãng phí không biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian vào đó.

Không chỉ đám cưới, mà còn cả đám ma thời đại này cũng vậy. Người chết cần có sự trang nghiêm, yên tĩnh. Nhưng những đám ma ở thành thị lại được phô diễn hết sức khoa trương. Những gia đình có điều kiện, có người thân mất đi thì làm đủ mọi thứ. Kèn ta, kèn tây, đội nhạc công các loại đủ cả. Đám ma là giành cho người chết, cho sự tiếc thương giờ lại biến thành nơi khoe mẽ, với người khác về sự hiếu kính của bản thân mình với người chết. Bằng việc làm những đám ma đồ sộ, to lớn.

Con người đang không ngừng lãng phí tiền bạc, của cải, thời gian vào những loại chuyện như vậy. Hay sự lãng phí to lớn hơn, đến từ những tổ chức. Những sự kiện mời khác quy mô, tiệc ăn uống linh đình. Nhưng kết quả đạt được từ những sự kiện, những dự án lại là rất thấp.

Sống trong thời đại cơm no, áo ấm. Dường như con người đã đánh mất những giá trị của bản thân mình. Bắt đầu một cuộc sống xa đọa hơn, phóng túng hơn. Mà nguyên nhân chính là do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Thói quen phô trương, chạy đua theo thời đại.

Tác hại của việc lãng phí trước hết đó là tiền bạc, thời gian bị đánh mất. Người ta phải bỏ ra một số tiền lớn, một khoảng thời gian vắt óc suy nghĩ, để có thể làm sao tổ chức những sự kiện làm cho mình mở mày mở mặt. Nhưng đôi khi tiền mất, tật lại mang.

Mỗi con người, chỉ có duy nhất một lần để sống. Đặc biệt là những người trẻ, những người vẫn con rất nhiều thời gian. Nếu lãng phí thời gian của bản thân mình vào những việc vô bổ. Hay làm những việc chỉ để lấy tiếng. Thì hãy ngừng lại ngay. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về những hành động mình đang làm. Bởi mỗi người chỉ có một cuộc đời. Sống sao cho đúng, ý nghĩa cách sống làm cho cuộc đời thêm hạnh phúc.

Hạnh phúc sẽ đến với chúng ta nếu chúng ta biết đấu tranh không ngừng. Sẽ được mọi người kinh ngưỡng, khen ngợi nếu đó xuất phát từ bản thân chúng ta, và những hành động nỗ lực của bản thân. Chứ không phải là sự lãng phí, để đổi lại sự kính nể của người khác. Những thứ kính nể ấy chỉ là nhất thời, đến lúc chúng ta chẳng còn gì, sẽ chẳng ai còn kính chúng ta cả. Sự tôn trọng của người khác đối với mình, tốt nhất là phải xây dựng từ chính bản thân mình. Có như vậy, mới là sự tôn trọng lâu dài, bền vững.

Hiện tượng lãng phí đang không ngừng ăn sâu vào đời sống con người. Bởi cuộc sống của con người quá đầy đủ. Họ bỏ quên những giá trị tốt đẹp truyền thống của dân tộc. Chay đua với những thứ mới của thế giới. Những vật chất họ lãng phí lại là cần thiết cho biết bao nhiêu người có hoàn cảnh khốn khổ. Nhưng đối với họ, được người khác nể trọng, được ngưỡng mộ, sĩ diện mới là cái họ muốn nhất.

Đất nước muốn phát triển là đất nước biết sử dụng tài nguyên một cách hợp lí. Mà trong đó, mỗi con người sống trong xã hội là một phần tử làm lên một đất nước giàu đẹp. Mỗi người nếu biết sống một cách có trách nhiệm, biết tiếp kiệm, tiêu pha một cách có hợp lí. Thì đất nước ta sẽ mãi trở thành một đất nước giàu có, vững mạnh.

 

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
31 tháng 3 2022 lúc 21:48

Tham khảo:

Một trong những điều mà Bác Hồ căn dặn chúng ta sống ở đời chính là sự “kiệm”. Kiệm có nghĩa là tiết kiệm và hoang phí chính là sự ngược lại với sự tiết kiệm. Con người sống trong xã hội ngày càng có những chuyển biến mới và dường như cũng không hề lo lắng cho thế hệ sau. Họ như ăn chơi và hoang phí mọi mặt, người ta cho rằng đất nước ta là “đất nước rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”. Có lẽ chính vì thế mà lối sống hoang phí, lãng phí là một thực trạng khá báo động của một bộ phận người trong xã hội hiện nay.

Lãng phí đó chính là một hiện tượng đang ngày càng diễn ra khá phổ biến hiện nay đối với giới trẻ. Lãng phí chính là một hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết trong cuộc sống của con người chúng ta.

Có thể thấy được rất rõ những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng. Ta như cũng nhận thấy được chính từ cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…) cũng có những hiện tượng lãng phí này xảy ra. Từ trong gia đình đơn giản ta cũng thấy được trong căn bếp chẳng hạn việc bạn cứ xả nước rửa rau nhưng khi xong không tắt nước ngay mà do thói quen bạn quên để nước cứ thế chảy. Hay những bóng điện không dùng đến nữa nhưng vẫn cứ bật gây tốn về tiền của cũng như điện năng cho cả gia đình. Mỗi khi bạn hoạt động mệt nhọc bật một lúc quá nhiều quạt xong khi không cần dùng nữa cũng quên không tắt hết đi,… Tất cả những thói quen này gây ra một sự lãng phí không cần thiết.

Có thể nhận thấy được chính thực trạng của việc lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ bây giờ. Ta như nhận thấy được rằng chính hiện tượng lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực,… mà dường như nó cũng chính còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội… Các bạn như mải miết vào các trò chơi như thật vô bổ. Các trò chơi tiêu khiển như game,… không chịu học hành thì các bạn sẽ không tích lũy được một lượng kiến thức cần thiết để có thể trang bị cho mình phát triển hơn nữa. Thế rồi thời gian các bạn tiêu tốn cho nó cũng rất lớn khiến cho sức khỏe của mình cũng bị hao tổn. Không chỉ vậy thời gian đó nếu như các bạn dùng để có thể giúp cho gia đình mình hoặc đọc những cuốn sách hữu ích thì nó lại thiết thực hơn rất nhiều. Giới trẻ hiện nay thực sự như đang tiêu tốn quá nhiều thời gian cũng như sức lực của mình vào những trò thật vô bổ.

Nguyên nhân của sự lãng phí này đó cũng chính là những sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi… Khi giới trẻ lại luôn được coi là bộ phận luôn nhạy bén tiếp thu những điều mới lạ, còn một số thì lại chạy theo thị hiếu. Tất cả những điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian,… có lẽ chính vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho những cái cần thiết, cấp bách khác.

Nhận thấy được chính trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay đó cũng chính là phải cùng chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm. Thực tế cần phải biết được mỗi người, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, cũng như tiền bạc vào những việc có ích như học tập, đồng thời cũng phải biết giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng… Mọi người chúng ta cũng không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

Việc con người, đặc biệt là giới trẻ mà có thể chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… Ta như biết được đã là vấn đề chống lãng phí chính là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Thực tế cho thấy được rằng, chính việc sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chúng ta hãy sống thật tiết kiệm và nhớ đến thế hệ sau. Nếu như chúng ta trong xã hội hiện nay mà lại khai thác quá mức thì thế hệ sau không những không có gì để khai thác mà cũng đã làm ảnh hưởng đến chính chất lượng đời sống của thế hệ mai sau. Rừng chúng ta khai thác trắng, khai thác quá mức, khai thác đến mức không cần thiết khiến cho tài nguyên bị cạn kiện, mức độ ô nhiễm môi trường như gia tăng,… Có rất nhiều hệ lụy diễn ra nhưng con người chưa ý thức được. Hãy biết tiết kiệm để tránh lãng phí không cần thiết cho chính bạn và thế hệ sau này.

Lãng phí thực sự là một việc làm không nên đối với giới trẻ hiện nay và đồng thời nó cũng chính là một việc sai lầm. Khiến cho xã hội của chúng ta khó có thể phát triển một cách bền vững được.

 

Bình luận (0)
laala solami
31 tháng 3 2022 lúc 21:49

Tham khảo:

Một trong những điều mà Bác Hồ căn dặn chúng ta sống ở đời chính là sự “kiệm”. Kiệm có nghĩa là tiết kiệm và hoang phí chính là sự ngược lại với sự tiết kiệm. Con người sống trong xã hội ngày càng có những chuyển biến mới và dường như cũng không hề lo lắng cho thế hệ sau. Họ như ăn chơi và hoang phí mọi mặt, người ta cho rằng đất nước ta là “đất nước rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”. Có lẽ chính vì thế mà lối sống hoang phí, lãng phí là một thực trạng khá báo động của một bộ phận người trong xã hội hiện nay.

Lãng phí đó chính là một hiện tượng đang ngày càng diễn ra khá phổ biến hiện nay đối với giới trẻ. Lãng phí chính là một hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết trong cuộc sống của con người chúng ta.

Có thể thấy được rất rõ những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng. Ta như cũng nhận thấy được chính từ cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…) cũng có những hiện tượng lãng phí này xảy ra. Từ trong gia đình đơn giản ta cũng thấy được trong căn bếp chẳng hạn việc bạn cứ xả nước rửa rau nhưng khi xong không tắt nước ngay mà do thói quen bạn quên để nước cứ thế chảy. Hay những bóng điện không dùng đến nữa nhưng vẫn cứ bật gây tốn về tiền của cũng như điện năng cho cả gia đình. Mỗi khi bạn hoạt động mệt nhọc bật một lúc quá nhiều quạt xong khi không cần dùng nữa cũng quên không tắt hết đi,… Tất cả những thói quen này gây ra một sự lãng phí không cần thiết.

Có thể nhận thấy được chính thực trạng của việc lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ bây giờ. Ta như nhận thấy được rằng chính hiện tượng lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực,… mà dường như nó cũng chính còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội… Các bạn như mải miết vào các trò chơi như thật vô bổ. Các trò chơi tiêu khiển như game,… không chịu học hành thì các bạn sẽ không tích lũy được một lượng kiến thức cần thiết để có thể trang bị cho mình phát triển hơn nữa. Thế rồi thời gian các bạn tiêu tốn cho nó cũng rất lớn khiến cho sức khỏe của mình cũng bị hao tổn. Không chỉ vậy thời gian đó nếu như các bạn dùng để có thể giúp cho gia đình mình hoặc đọc những cuốn sách hữu ích thì nó lại thiết thực hơn rất nhiều. Giới trẻ hiện nay thực sự như đang tiêu tốn quá nhiều thời gian cũng như sức lực của mình vào những trò thật vô bổ.

Nguyên nhân của sự lãng phí này đó cũng chính là những sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi… Khi giới trẻ lại luôn được coi là bộ phận luôn nhạy bén tiếp thu những điều mới lạ, còn một số thì lại chạy theo thị hiếu. Tất cả những điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian,… có lẽ chính vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho những cái cần thiết, cấp bách khác.

Nhận thấy được chính trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay đó cũng chính là phải cùng chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm. Thực tế cần phải biết được mỗi người, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, cũng như tiền bạc vào những việc có ích như học tập, đồng thời cũng phải biết giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng… Mọi người chúng ta cũng không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

Việc con người, đặc biệt là giới trẻ mà có thể chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… Ta như biết được đã là vấn đề chống lãng phí chính là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Thực tế cho thấy được rằng, chính việc sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chúng ta hãy sống thật tiết kiệm và nhớ đến thế hệ sau. Nếu như chúng ta trong xã hội hiện nay mà lại khai thác quá mức thì thế hệ sau không những không có gì để khai thác mà cũng đã làm ảnh hưởng đến chính chất lượng đời sống của thế hệ mai sau. Rừng chúng ta khai thác trắng, khai thác quá mức, khai thác đến mức không cần thiết khiến cho tài nguyên bị cạn kiện, mức độ ô nhiễm môi trường như gia tăng,… Có rất nhiều hệ lụy diễn ra nhưng con người chưa ý thức được. Hãy biết tiết kiệm để tránh lãng phí không cần thiết cho chính bạn và thế hệ sau này.

Lãng phí thực sự là một việc làm không nên đối với giới trẻ hiện nay và đồng thời nó cũng chính là một việc sai lầm. Khiến cho xã hội của chúng ta khó có thể phát triển một cách bền vững được.

 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 22:19

     Vàng được coi là một loại trang sức, kim loại vô cùng quý hiếm, chính vì vậy mà những thứ gì quý giá người xưa đều so sánh với vàng nhằm thể hiện sự quý giá của nó như "Thời gian là vàng" hay "Im lặng là vàng" nhằm thể hiện việc quan trọng của việc im lặng đúng lúc đúng chỗ, nhưng lúc nào cũng chọn sự im lặng vậy có tốt không?

     Câu nói đó muốn chúng ta cần phải biết giữ im lặng đúng nơi đúng chỗ, không nên can thiệp quá sâu vào công việc của ai đó, hoặc dốt nhưng lại thích thể hiện huênh hoang, nói nhiều càng lộ ra sự ngu dốt, thiếu học của mình, hoặc trong trường hợp gây gổ tranh cãi nổi nóng thì sự im lặng lại làm cho mọi việc tốt hơn. Khi mâu thuẫn đến, mỗi lời nói ra trong lúc không kiểm soát đều có thể trở thành những lưỡi dao gây tổn thương người khác. Bởi vậy, im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói...Dĩ nhiên, có phải trong tất cả tình huống, sự im lặng đều là vàng? Có nên im lặng trước cái ác, cái xấu; có nên im lặng trước cường quyền hay có nên im lặng trong các cuộc tranh luận khi mình có những suy nghĩ chín chắn, khách quan về vấn đề đó… Trong các tình huống đó mà mình im lặng tức là mình đánh mất bản thân và đang thỏa hiệp với cái ác, cái xấu. Vậy trường hợp nào nên im lặng? Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ nên im lặng và lên tiếng trong tình huống cụ thể nào, không nên là kẻ ngậm miệng ăn tiền, rồi im lặng cho cái xấu cái ác hoành hành trong xã hội làm cho đạo đức con người trở nên suy thoái, xuống dốc. Bởi trong cuộc sống, bên cạnh những cái hay cái đúng còn có những quan điểm, lời nói, hành động... sai trái cần lên án, tố cáo. Trong cơ quan, công sở có những kẻ tham ô, hối lộ. Ngoài đường ngoài chợ, có những tên buôn lậu, cướp giật. Trong lớp học, có những hành động tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá... Lúc ấy, nếu im lặng tức là đã tiếp tay cho cái ác, cái sai trái hoành hành. Lúc ấy im lặng là vô trách nhiệm, hèn nhát. Cũng có khi, trên đường có một cụ già đang run rẩy trước dòng người xuôi ngược, trong khi bạn đang lưỡng lự thì đã có một bạn khác nhanh chân hơn giúp cụ qua đường. Vậy là chỉ vì im lặng bạn đã lỡ mất cơ hội làm một việc tốt. Trong lớp học, thầy giáo đưa ra câu hỏi, bạn im lặng tức là đã đánh mất cơ hội để cất lên "tiếng nói của mình", cơ hội để thể hiện, cơ hội để thử sức. Những cơ hội, thời cơ nếu ta để lỡ thì sẽ mất đi vĩnh viễn. Khi ấy, im lặng là dại dột, ấu trĩ. Im lặng trong một cuộc thảo luận, tranh luận của tập thể để đi đến thống nhất một vấn đề chung còn nói lên con người bạn nó thiếu quan điểm biết nhường nào. Khi ấy, bạn rất dễ trở thành ba phải trong vô vàn những quan điểm, xu hướng. Như vậy là trong cuộc sống, cần phải biết xác định hoàn cảnh để im lặng hoặc phá vỡ im lặng đúng thời điểm.

     Chính vì vậy, trong cuộc sống cần phải biết cân bằng giữa im lặng và lên tiếng phá vỡ im lặng khi cần thiết, không phải lúc nào sự im lặng cũng là vàng cần phải biết cân nhắc tùy hoàn cảnh mà sử dụng quyền im lặng của mình. Hãy coi câu nói của Martin Luther King là một bài học, hãy xắn tay áo lên và hành động ngay từ hôm nay, bắt đầu từ những việc nhỏ bé nhất mà chúng ta có thể. Tôi tin rằng điều đó không phụ thuộc vào tuổi tác, mạnh yếu hay giàu nghèo, mà bất kì ai cũng làm được. Đừng bao giờ thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu, bạn nhé!

Bình luận (0)
WonMaengGun
Xem chi tiết
Hoàng Kim Vân
Xem chi tiết
♡_LatherThen_♡
2 tháng 2 2020 lúc 14:28

giá trị của sự im lặng

 Giá trị của sự im lặng

Ta nên học cách lắng nghe để hiểu, dừng lại để thương và biết buông bỏ ngạo mạn để thấy đời sống này là vô thường bất chợt...

Im lặng không có nghĩa là không nói gì khi ai đó đang trò chuyện với bạn. Im lặng không có nghĩa là thụ động, dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Im lặng chính là lúc bạn cảm nhận nhiều hơn về các sự việc, hiểu rõ hơn về nguyên nhân - hậu quả và quan trọng hơn, im lặng cũng là cách để bạn thể hiện cảm xúc của mình với người đối diện.

Đôi khi, im lặng còn mạnh mẽ hơn rất nhiều so với một lời nói hoa mỹ, có cánh.

Nói hay im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người và chỉ sử dụng khi cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, gươm chưa dùng thì để trong bao. Im lặng là diệu kế khi lời nói không có tác dụng hoặc phản tác dụng. Nếu dùng sai thì im lặng có thể là tai họa. Đó chính là giá trị của sự im lặng và "nghệ thuật" im lặng.

Học cách im lặng

~Tham khao~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
tuyen nguyen
Xem chi tiết
Phạm Quang Minh
Xem chi tiết