Đối lưu là gì ? Bức xạ nhiệt là gì?
Câu 1:Ánh sáng trắng là gì?Kể một số nguồn phát ánh sáng trắng.
Câu 2:Ánh sáng màu đơn sắc là gì?Kể một số nguồn phát ánh sáng màu đơn sắc.
Câu 3:Ánh sáng màu không đơn sắc là gì?
Câu 4:Có thế tạo ra ánh sáng trắng từ ánh sáng màu được không?Nếu được thì trộn những ánh sáng nào?
Câu 5:Nêu sự tán xạ ánh sáng.
Câu 6:Nêu ý nghĩa của ánh sáng đối với đời sống sinh vật.
Câu 1 :
Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc, trong đó có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng trắng là một trường hợp của ánh sáng phức tạp hay ánh sáng đa sắc.
Ví dụ : mặt trời , ngôi sao , đèn pin , bóng đèn tròn , ............
Câu 1: - Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc, trong đó có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
- Các loại nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng là: bóng đèn pha của xe ô tô, bóng đèn pin, các bóng đèn tròn.
Câu 2: - Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không phân tích ra được thành màu sắc khác.
- Các nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc là: Các đèn LED, bút laze, ...
Câu 3: - Ánh sáng không đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định, nhưng nó sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu.
Câu 4: - Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau.
- Bằng cách: cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.
Câu 5: - Hiện tượng tán xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị lệch khỏi phương ban đầu khi truyền qua môi trường không đồng tính.
Câu 6: -Ý nghĩa : Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật tiến hành quang hợp. Một số vi sinh vật dị dưỡng (nấm, vi khuẩn) trong quá trình sinh trưởng và phát triển cũng sử dụng một phần ánh sáng. Ánh sáng điều khiển chu kỳ sống của sinh vật.
Cho tam giác MND vuông tại M. Đường cao MH. Gọi D là điểm đối xứng của H qua MN, E là điểm đối xứng của H qua MP.
a) Chứng minh rằng: D đối xứng với E qua M
b) Tam giác DHE là tam giác gì? Vì sao?
c) Tứ giác NDEP là hình gì? Vì sao?
d) Tam giác MNP có thêm điều kiện gì để tứ giác NDEP là hình chữ nhật
đồ dùng loại điện- nhiệt là gì
Cho Δ ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC.
a)Tứ giác BMNC là hình gì ?
b)Gọi E là điểm đối xứng của M qua N . Tứ giác AECM là hình gì ?
c) ΔABC cần thêm điều kiện gì nữa để tứ giác AECM là hình chữ nhật ?
M.n vẽ hình giúp e nữa ạ Thank nhiều
a Xét ΔABC có
M là trung điểm của AB
N là trung điểm của AC
Do đó: MN là đường trung bình
=>MN//BC
hay BMNC là hình thang
b: Xét tứ giác AECM có
N là trung điểm của AC
N là trung điểm của EM
Do đó: AECM là hình bình hành
c: Hình bình hành AECM trở thành hình chữ nhật khi MC⊥AM
=>MC⊥AB
=>ΔACB cân tại C
hay CA=CB
Bức xạ (hay tia) tử ngoại là bức xạ:
A. Có bước sóng từ 750 (nm) đến 2 (nm)
B. Có bước sóng từ 380 (nm) đến vài nanômét
C. Không màu, ở ngoài đầu tím của quang phổ
D. Đơn sắc, có màu tím sẫm
Chọn đáp án B
+ Bức xạ tử ngoại có bước sóng từ 380nm đến vài nanomet
thuỷ triều đỏ là hiện tượng gì ? Nó có tác hại gì đối với môi trường và loài vật ?
Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra.
tác hại :
+ tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm
+ khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.
+ gây chết hàng loạt sinh vật biển
Hiện tượng thủy triều đỏ (red tides) là một dạng tảo nở hoa ( phú dưỡng ) ( algal bloom ) gây hại cho môi trường bởi chính độc tố của tảo , bởi hoạt động phân hủy của vi khuẩn trên sinh khối tảo sau đó làm cạn kiệt O2 tại chổ . Những hiện tượng bùng phát mật độ tảo gây hại cho môi trường được gọi chung là HAB ( harmful algal bloom ). Những hiện tượng nở hoa của tảo tại thủy vực nói chung ( hồ, sông suối, biển ...) do nhiều loại khác nhau. Chỉ khi nào mật độ cực cao ( hàng triệu cells/ ml ) mới làm thay đổi màu sắc nước do sắc tố của loài ưu thế gây ra ( từ xanh lục --->vàng nâu ---> đỏ ...)
Riêng hiện tượng thủy triều đỏ là hiện tượng thường xảy ra hàng năm tại USA . Nhất là ở bờ biển Florida ( vịnh Mexico ) do loài tảo Karenia brevis thuộc nhóm Dinoflagellate với mật độ lên tới hàng chục triệu cells/ml . Phía tây bắc US, đặc biệt là ở vịnh Maine, thủy triều đỏ ở đây lại do 1 loài Dinoflagellate khác ( loài Alexandrian fundyense )
Thủy triều đỏ gây hại nghiêm trọng cho môi trường vì tảo tiết độc chất tác động hệ thần kinh ( nhóm neurotoxin )
Loài K.brevis ở Florida tiết ra brevetoxin , loài A. fundyense tiết saxitoxin
Nguyên nhân gây bùng phát sinh khối tảo thì chủ yếu là do phú dưỡng hóa môi trường, vì yếu tố dinh dưỡng chính của tảo là Nitrate & Phosphate ( là những chất có nhiều trong nước thải sinh hoạt và công nông nghiệp của con người < phân bón, bột giặt ...)
Riêng hiện tượng thủy triều đỏ thì ngoài những nguyên nhân trên người ta còn lưu ý tới những yếu tố khác ( El Nino , hải lưu, nhiệt độ tăng ...hiện tượng tại Bình Thuận (2002) chắc chắn cũng là 1 dạng phú dưỡng (eutrophication) liên quan tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
-Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra.
-Thủy triều đỏ được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm
-Nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ bao gồm chuỗi mắt xích dài gồm 6 mạch vòng móc nối với nhau liên tiếp tạo thành những hợp chất cao phân tử và đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.
Cho tam giác ABC cân tại A,đường cao AD,E đối xứng với D qua trung điểm M của AC
a) tứ giác ADCE là hình gì
b) tứ giác ABDM là hình gì
c) tam giác ABC có thêm điều kiện gì thì ADCE là hình vuông
d) tam giác ABC có thêm điều kiện gì thì ABDM là hình thang cân
câu c nè
Nếu tam giác ADCE là hình vuông thì => góc A = góc D = góc E = góc C = 90 độ
Mà AD lad đường cao và cũng là đường trung trực của tam giác cân ABC
Từ đó suy ra tam giác ABC vuông cân tại A
Vậy tam giác ABC vuông cân tại A thì ADCE là hình vuông
Cố lên nhé bn! ^-^ >3
Vắc xin là gì?Tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi?
refer
chế phẩm sinh học, để phòng bệnh truyền nhiễm, được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virút) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.
* Tác dụng :
+ Khi đưa Vắc xin vào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh(bằng phương pháp tiêm , nhỏ, chủng), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.
+ Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch
Tham khảo
Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc- xin. Vắc-xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc vi rút)gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.
Ví dụ: vắc xin dịch tả lợn được chế từ vi rút gây bệnh dịch tả lợn; vắc xin đóng dấu lợn được chế từ chính vi khuẩn gây bệnh đóng dấu lợn.
Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng càch sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch.
Tham khảo :Vắc xin giúp cho cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch. Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh
cho tam giác ABC . Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC.
a) tứ giác MBCN là hình gì ? Vì sao ?
b) gọi E là điểm đối xứng với M qua N . chứng minh AMCE là hình bình hành
c) Tam giác ABCD cần co1 điều kiện gì để tứ giác AMCE là hình chữ nhật ?