1. Vì sao nói : " Rừng lại hạn chế được thiên tai " ?
HELP ME !!!!!
Vì sao trồng cây, gây rừng lại giúp hạn chế sạt lở, xói mòn đất, hạn hán, lũ lụt? Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?
Cây có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, hạn chế sạt lở, xói mòn, lũ lụt,...
-Trồng nhiều cây giúp cung cấp một lượng lớn oxy cho chúng ta thở. giúp cân bằng lượng oxygen và khí cacbondioxide, giảm bụi, khí độc
=)
Loại rừng nào có vai trò hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng ven biển?
A. Rừng sản xuất
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng phòng hộ
D. Rừng trồng
Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
Đáp án cần chọn là: C
viết một đoạn văn ngắn nói về trách nhiệm của em về việc hạn chế thiên tai bão lụt
cấn gấp
Một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay chính là hiện tượng lũ lụt đang hoành hành mạnh bạo ở miền Trung nước ta và gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần một tháng nay, nước dâng cao ở nhiều tỉnh thành như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình,… ngập đến tận mái nhà. Nhiều nhà cửa ở các vùng trũng thấp bị cuốn trôi. Động vật và hoa màu bị tàn phá nặng nề và trôi theo dòng lũ không còn lại gì, nhiều lương thực tích trữ cũng bị hư hại. Người dân mất hết tài sản, rơi vào hoàn cảnh khốn cùng phải ngồi trên nóc nhà đợi người đến cứu trợ. Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và mười ba cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của: nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ. Chính vì vậy, người dân cần phải lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần tương trợ lẫn nhau để những mảnh đời bớt khó khăn hơn đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.
Cháy rừng có phải là thiên tai không? Vì sao?
Tong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp như hiện nay, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia dễ bị ảnh hưởng của thiên tai nhất trên thế giới.
Đại diện cho cơ quan thẩm tra của Quốc hội, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, đối với cháy rừng có cả nguyên nhân do thiên tai và nhân tai. Việc phòng, chống cháy rừng đã được quy định trong pháp luật chuyên ngành về lâm nghiệp, về phòng cháy và chữa cháy.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát biểu tại phiên họp chiều 28/5. Ảnh: Quốc Khánh |
“Tuy nhiên, do tác động bất lợi của thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài nên nguy cơ cháy rừng ở nhiều tỉnh/thành phố của nước ta luôn ở mức độ cao (cấp IV - nguy hiểm, cấp V - đặc biệt nguy hiểm), xảy ra trên diện rộng”, ông Phan Xuân Dũng nhận định.
Theo ông Dũng, thực tế, các vụ cháy rừng lớn đều có nguyên nhân từ nắng nóng kéo dài và có tính chất nghiêm trọng. Việc khống chế các vụ cháy này đã vượt quá khả năng của lực lượng chức năng kiểm lâm, cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn; phải sử dụng bộ máy của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để ứng phó.
Trong điều kiện thời tiết cực đoan như hiện nay, nắng nóng kéo dài, hạn hán có chiều hướng gia tăng thì nguy cơ cháy rừng càng cao; đe dọa đến tính mạng, tài sản hơn 9 -10 triệu người dân sinh sống ở trong rừng, ven rừng và gây ra nhiều hệ lụy khác. Do vậy, cháy rừng ở cấp độ nghiêm trọng cần được xác định là một dạng thiên tai đặc thù để chủ động phòng chống, kiểm soát, huy động nguồn lực, tăng cường công tác chỉ đạo.
Quy định như vậy cũng sẽ khắc phục được hạn chế của Luật Lâm nghiệp, Luật Phòng cháy và chữa cháy khi cháy rừng ở quy mô lớn, do tác động bất lợi của tự nhiên, vượt quá khả năng khống chế của lực lượng chuyên ngành, phải huy động hỗ trợ của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Tạo được cơ chế để giải quyết hậu quả của cháy rừngMột số ý kiến Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung loại hình thiên tai “cháy rừng” vào trong dự thảo luật vì tính chất khốc liệt của loại cháy này và thiệt hại gây ra.
Toàn cảnh phiên làm việc. Ảnh: Quốc Khánh |
Theo đại biểu Bùi Thanh Tùng (đoàn TP Hải Phòng), trong điều kiện thời tiết cực đoan như hiện nay, nắng nóng, khô hạn kéo dài có chiều hướng gia tăng thì nguy cơ cháy rừng tự nhiên luôn ở mức cao. Hơn nữa, theo thống kê những năm gần đây, Việt Nam cũng xuất hiện nhiều vụ cháy rừng tự nhiên. Do vậy, đại biểu cho rằng, cháy rừng do nắng nóng, hạn hán kéo dài ở cấp độ nghiêm trọng cần được xác định là một dạng thiên tai đặc thù để chủ động phòng, chống, kiểm soát.
Các đại biểu cho rằng, việc quy định cháy rừng là một loại hình thiên tai sẽ tạo được cơ chế để giải quyết hậu quả của cháy rừng.
Liên quan nội dung này, đại biểu Trương Thị Yến Linh (đoàn Cà Mau) cho rằng, tại Việt Nam có một số loại thiên tai chưa được quy định trong luật đã gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống thiên tai. Do vậy, nội dung này nên giao Chính phủ hướng dẫn xác định mức cháy rừng như thế nào được coi là thiên tai.
Về việc đưa sương mù vào như một loại hình thiên tai, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn) cho biết, cử tri miền núi băn khoăn về việc đưa sương mù là hiện tượng thiên tai. Ở vùng núi, người dân sống quen với hiện tượng sương mù, không phải là hiện tượng bất thường. Sương mù dù có gây một số khó khăn trong cuộc sống, giao thông, nhưng thiệt hại không nhiều.
Do vậy, nếu chúng ta quy định sương mù là một hiện tượng thiên tai thì không hiểu nước Anh sẽ như thế nào? Nước Anh tự hào vì là một "xứ sở sương mù" thì chúng ta đưa thành một hiện tượng thiên tai. Các giải pháp ứng phó với hiện tượng thiên tai này quy định tại dự thảo Luật cũng chỉ là có biển báo, thông báo. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm.
Đồng tình cao với nhận định, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp như hiện nay, việc thống nhất và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều thể hiện trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đối với toàn cầu nói chung, đối với từng người dân Việt Nam nói riêng.
Nhìn chung, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp như hiện nay, việc thống nhất và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều thể hiện trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đối với toàn cầu nói chung, đối với từng người dân Việt Nam nói riêng
có vì con người đã chặt phá rừng nên đã dẫn đến thiên tai
Có . Vì :Các đám cháy rừng là các đám lửa không kiểm soát tại các khu vực hoang dã. Các nguyên nhân thông thường của nó là do sét và hạn hán
Cháy rừng có phải là thiên tai không , vì sao?
Có
Vì đây là do con người đốt cháy phá rừng nên dẫn đến thiên tai
vì sao trồng rừng là một trong những biện pháp làm giảm thiên tai
tk
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế.
Tham khảo:
Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Vì thế, ở những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.
Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Vì thế, ở những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn
Câu 1: Vì sao phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên ?
Câu 2: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
Câu 3: Cho các sinh vật sau: cỏ, dê, chim ăn sâu, sâu, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a. Viết sơ đồ lưới thức ăn từ các sinh vật trên ?
b. Chỉ ra các mắc xích chung của lưới thức ăn trên?
Câu 1 :
- Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng 1 cách hợp lí và tiết kiệm , vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa phải duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho thế hệ sau
Câu 2 :
- Tác hại của ô nhiễm môi trường : Làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh hoạt
- Các biện pháp :
+ Xử lí chất thải công nghiệp và sinh hoạt
+ Cải tiến công nghệ để tránh việc thải quá nhiều khói bụi , khí thải vào không khí
+ Sử dụng các nguồn tài nguyên vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, ... thay cho tài nguyên thiên nhiên có hạn
+ Xây dựng các công viên cây xanh
+ Trồng rừng, ngăn chặn khai thác bừa bãi, thiếu kế hoạch, khai thác trộm
+ Giáo dục ý thức ng dân về việc giảm thiểu, hạn chế ô nhiễm môi trường
Câu 3 :
a) Lưới TĂ đơn giản :
* Cỏ -> Dê, sâu -> Chim ăn sâu (ăn sâu) -> Hổ (ăn dê), Mèo rừng (ăn chim) -> Vi sinh vật
b) Mắt xích chung : Cỏ, vi sinh vật
bn tách từng câu ra đi chứ ng trl nản lắm, lần sau tách ra nha
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? Vì sao trong phát triển kinh tế vấn đề bảo vệ rừng và hạn chế ô nhiễm nguồn nước các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
tham khảo
+ Địa hình đồi núi thấp và bề mặt thoải. Độ cao địa hình giảm dần từ phía tây bắc xuống phía đông nam.
+ Đất phổ biến là đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa và nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).
+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị cung cấp nước cho thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Rừng không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng, bảo vệ đất không bị sói mòn.
+ Biển ấm và ngư trường rộng nên hải sản rất phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
+ Thềm lục địa nông rộng và giàu tiềm năng dầu khí.
+ Trên đất liền ít khoáng sản và khoáng sản không phong phú.
+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp so với rừng nhân tạo.
+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường do các tác động của thiên nhiên và con người
+ Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn ở Đông Nam Bộ vì:
- Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần đây suy giảm. Nếu không bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ dẫn tới:
- Nguồn nước ngầm giảm sút, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư.
- Chế độ nước các sông Bé, sông Sài Gòn ... sẽ thất thường, ảnh hưởng đến sự hoạt động của các nhà máy thủy điện (Cần Đơn,Thác Mơ, Trị An), đến nguồn cung cấp nước cho công nghiệp, cho sinh hoạt và việc nuôi trồng thủy sản. Mùa khô, xâm nhập mặn sẽ diễn ra mạnh hơn, mùa mưa các vùng thấp sẽ bị ngập sâu hơn
- Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên của Đông Nam Bộ.
+ Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
- Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tành trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.
Những thiên tai thường nào thường xảy ra ở Châu Á đề xuất giải pháp góp phần hạn chế giảm thiểu thiên tai
Thứ nhất, chúng ta không thể loại trừ thiên tai mà chỉ có khả năng hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại. Qua đó, lợi dụng, né tránh, tiến tới khắc phục và từng bước chinh phục thiên tai nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, đời sống.
Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai, nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng, tránh là chính, tự cứu mình là chính”.
Thứ ba, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả.
Thứ tư, coi trọng đúng mức và làm tốt công tác dự báo, dự tính, chỉ huy điều hành của các cấp, các ngành.
Thứ năm, quy hoạch và xây dựng các công trình để vừa cấp nước cho các nhu cầu KT-XH, vừa điều tiết nước lũ về mùa mưa; củng cố các tuyến đê sông, suối, ao, hồ thủy lợi... Xây dựng các trạm bơm tưới tiêu, các công trình phân lũ...
Thiên tai ở châu Á: sạt lở, cháy rừng, động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán, ...