Tứ Diệp Thảo

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Vân Khánh
Xem chi tiết
Đỗ Hương Giang
30 tháng 9 2017 lúc 18:15

truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan có hậu ,các kết thúc đều là kết thúc có hậu :cải thiện luôn được chiến thắng và tôn vinh ,cái ác luôn bị tiêu diệt và chế giễu
nhân dân ta thích kết thúc có hậu vì nó thể hiện quan niệm "ở hiền gặp lành ,gieo gió gặp bão,....Chỉ có như vậy thì ,mới thỏa mãn lòng của nhân dân ta :người bất hạnh luôn được hưởng hạnh phúc ,cái ác , cái xấu thì bị trừng trị thích đáng

Bình luận (0)
I have a crazy idea
30 tháng 9 2017 lúc 19:03
 Kết thúc có hậu là kết thúc hạnh phúc hay viễn mãn trong truyện tình cảm gia đình,.. Của nhân vật trong truyện cổ tích.Nhằm thể hiện ước mơ,khát vọng của con người,tầng lớp thấp kém,chịu thiệt thòi, được bảo vệ bởi cái thiện. Cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Nên vì thế,chuyện cổ tích kết thúc có hậu nhằm để thỏa mãn khát vọng.
Bình luận (0)
nguyen thi hue
1 tháng 10 2017 lúc 7:22

kết thúc có hậu là hạnh phúc hay viên mãn trong truyện tình cảm gia đình......của các nhân vật trong truyện cổ tích
với quan điểm ở hiền gặp lành các câu truyện cổ tích thường hướng đến nhữg kết thúc có hậu để như một bài học cho mỗi chúng ta về cách sống cách đối nhân xử thế trong cuộc đời để cũng có nhữg cái kết hạnh phúc như bao người mong ước

Bình luận (0)
Nkok_ Nhỏ_Dễ_Thươg
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
5 tháng 4 2017 lúc 20:57

Một kết thúc được coi là có hậu khi kết cục là cái thiện chiến thắng được cái ác, người tốt thì gặp may mắn, kẻ ác thì bị trừng phạt. Cuối chuyện con người được sống hạnh phúc và luôn có một tương lại tươi sáng.

Vậy truyện cổ tích sáng tác ra nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của con người, tầng lớp yếu kém, người lao động, hay phải chịu cái thiệt thòi, luôn được yêu thương bảo vệ bởi cái thiện, được chiến thắng cái ác. Vậy nên trong những câu chuyện cổ tích thì thường có một kết thúc có hậu để thỏa mãn khát vọng của mình

Bình luận (0)
Nguyễn T.Kiều Linh
5 tháng 4 2017 lúc 20:58

Bạn tham khảo nhé:

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Nguyên Vương
5 tháng 4 2017 lúc 20:58

bạn nhấn :

thế nào là kết thúc có hậu trong truyện cổ tích <sau đó enter>

Bạn nhấn vào tab thứ 4 (từ trên xuống) . Thế là có nguyên đề và đáp án.

Lưu ý: đó là của thầy Lê Văn Bình nhé!

Bình luận (0)
Huy Nguyễn
Xem chi tiết
cô của đơn
14 tháng 11 2018 lúc 20:14

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

Bình luận (0)
Huy Nguyễn
Xem chi tiết
Thiên
19 tháng 11 2018 lúc 14:59

-Hai chi tiết

 + Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc

   + Niêu cơm  của Thạch Sanh ăn mãi không hết

-------------------------


- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
minh phượng
19 tháng 11 2018 lúc 15:02

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)

Bài làm :

Trong truyện Thạch Sanh có 2 chi tiết kì ảo và giàu ý nghĩa : " tiếng đàn thần" và " niêu cơm thần " .

Ý nghĩa tiếng đàn của Thạch Sanh :

- Tiếng đàn giúp nhân vật giải được oan : Sau khi bị Lý Thông lừa gạt , cướp công , Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối . Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và đã giải oan cho Thạch Sanh. Do đó mà Lý Thông cũng bị vạch mặt. Tiếng đàn thần vì thế đồng nghĩa với công lí. Theo em,tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết này để thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của người xưa.

- Tiếng đàn thàn của Thạch Sanh làm cho quân sĩ mười tám nước chư hầu nao núng, mất hết ý trí, phải buông vũ khí xin đầu hàng. Tiếng đàn thần tượng trưng cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta, là " vũ khí " đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.

Ý nghĩa của niêu cơm thần kì:

- Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh cứ ăn hết lại đầy làm cho quân lính mười tám nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục.

- Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ mười tám nước chư hầu càng khẳng định tài năng phi thường của Thạch Sanh.

- Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tinh thần nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Huy Nguyễn
Xem chi tiết
❤️Hoài__Cute__2007❤️
14 tháng 11 2018 lúc 19:59

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Bình luận (0)

-Các chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh là :

+ Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già

+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ

+Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ,chết để lại bộ cung tên bằng vàng

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc

+ Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết

-Ý nghĩa của hai chi tiết

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh :Quan niệm và ước mơ về công lý,đại diện cho cái thiện,tinh thần yêu chuộng hòa bình

+ Niêu cơm thần : Tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

Bình luận (0)
giáp văn thắng
Xem chi tiết
Phùng Ngọc Quang
Xem chi tiết
Mỹ Châu
29 tháng 7 2021 lúc 8:37

Câu chuyện kết thúc song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Quả không sai, câu chuyện truyền kỳ kết thúc nhưng hiện thực vẫn còn đau đáu những nỗi niềm thân phận, bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương vẫn còn tái diễn. Đằng sau cái kết tưởng như có hậu đó vẫn còn ẩn chứa bi kịch. Đó chính là còn bao nhiêu người phụ nữ sẽ nối tiếp sau Vũ Nương khi mà xã hội phong kiến luôn đè nặng, chuyên quyền? Chiến tranh phi nghĩa làm Trương Sinh xa nhà, đi lính khiến cho mối hàm oan của Vũ Nương có dịp phát sinh. Chế độ nam quyền làm những người chồng như Trương Sinh trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, gia trưởng, độc đoán. Chính những điều đó đã giết chết bao thân phận phụ nữ nhỏ nhoi, đức hạnh. Cái kết thỏa mãn ước mơ về công bằng ở đời: người tốt sẽ gặp được những điều tốt. Dường như hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy, bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bất hạnh dưới chế độ phong kiến hà khắc. Tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu. Do đó tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm.

Phép thế: "cái kết tưởng như có hậu đo vẫn ẩn chứa bi kịch" thế bằng từ "đó" ở câu sau

Thành thần tình thái: Dường như

Câu văn chứa thành phần tình thái: Dường như hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy, bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bất hạnh dưới chế độ phong kiến hà khắc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ditmecacban
29 tháng 7 2021 lúc 9:07

địt nhau đê

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
ditmecacban
29 tháng 7 2021 lúc 9:16

bằng còn cái nịt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Pham Quoc Hung
31 tháng 12 2022 lúc 11:17

Kết truyện có hậu. Hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
13 tháng 10 2023 lúc 16:32

a. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: Đoạn văn 1

b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn văn 2

Bình luận (0)