Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngọc Kim Mai
Xem chi tiết
hannad
24 tháng 5 2022 lúc 19:28

Trình bày được quyền và nghĩa vụ của gia đình nhà trường đối với trẻ em là:

1. Nhóm quyền sống còn: Trẻ em có quyền được sống; được khai sinh và có quốc tịch; được chăm sóc, nuôi dưỡng; được sống chung với cha mẹ và được chăm sóc sức khỏe khi bị ốm đau.

2. Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền được chăm sóc dinh dưỡng, sức khoẻ để phát triển về thể lực; được vui chơi, giải trí; được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu để phát triển về trí tuệ; được bảo đảm an sinh xã hội.

3. Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; được bảo vệ khỏi chất ma túy, khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang,…

4. Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến và hội họp, được tham gia ý kiến đối với những vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ em.
Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em là: tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp; quản lý và bảo vệ quyền trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán, đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.

 

Cho Tôi Bình Yên
24 tháng 5 2022 lúc 19:18

gua đình:bảo vệ,chăm sóc dạy dỗ,yêu thương

nhà trường:giáo dục,giúp đỡ

Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
31 tháng 5 2022 lúc 7:54

Gia đình: là người chịu trách nhiệm về bảo vệ chăm sóc, tạo điều kiện cho sự phát triển của trẻ em.

Nhà nước: Tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, chăm sóc vè bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân có ích cho đất nước.

jeff
Xem chi tiết
_ừm ♥  _(# nhạt #)
13 tháng 4 2019 lúc 21:02

Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi người, quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện:

+ Nghĩa vụ : trẻ em trong độ tuổi qui định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học( từ lớp 1 đến lớp 5) là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.

Những qui định về nhà nước:

+ Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành . Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

hok tốt!

Lưu Chi
14 tháng 4 2019 lúc 9:05

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

My Dream
14 tháng 4 2019 lúc 16:46

Trả lời: SGK

Đùa thôi, trả lời nè:

-Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

-(dài quá, mình lười viết, các bạn ko cần tk đúng cho mình đâu, chỉ cần đừng tk sai thôi là đc)

zakimo SMT
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệp
13 tháng 9 2020 lúc 8:21

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, nhu cầu giao tiếp liên lạc bằng điện thoại di động ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn cả, bởi sự tiện dụng và hữu ích của chúng. Các bậc phụ huynh, phần vì muốn liên lạc với con cái được thuận tiện, phần vì muốn quản lý con cái nên cũng mạnh dạn đầu tư cho con em của mình một chiếc điện thoại nhỏ xinh. Tuy nhiên việc các em học sinh còn quá nhỏ, chưa đủ nhận thức về việc sử dụng điện thoại sao cho hợp lý, dẫn tới tình trạng lạm dụng điện thoại di động, khiến chúng trở nên có hại đối với sự phát triển tâm lý và thể chất của các em.

Điện thoại là một phát minh vĩ đại của loài người, xóa nhòa khoảng cách liên lạc, ngày nay, điện thoại còn được tích hợp nhiều chức năng thông minh, hỗ trợ rất tốt cho cuộc sống, phục vụ các mục đích công việc, học tập, giải trí. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại của nó, đem đến nhiều lợi ích tốt đẹp, nhưng dần dà điện thoại di động cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ số, thông tin lan truyền một cách chóng mặt. Học sinh là lứa tuổi đang còn hạn chế về cả ý thức lẫn nhận thức, điện thoại di động đối với các em có một sức hấp dẫn khó có thể chối từ, khác hẳn với đống kiến thức đầy ắp ở trường học. Chính vì thế, để thỏa mãn sự tò mò và thích thú, các em học sinh thường gạt bỏ việc học sang một bên để tập trung khai thác, nghịch điện thoại cả trong giờ học.

Các em ham thích việc lướt web bởi đó là một thế giới muôn màu sắc, ham thích việc nhắn tin tán gẫu với bạn bè hơn là đọc sách, nghe giảng, đơn thuần bởi vì nó vui hơn những tiết học khô khan. Cá biệt, điện thoại còn trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em thỏa sức quay cóp, sao chép những tài liệu có sẵn trên mạng mà không chịu tìm tòi suy nghĩ sáng tạo. Điện thoại di động cũng là nơi cung cấp, đưa vào đầu các em học sinh những suy nghĩ không lành mạnh, đặc biệt là từ mạng xã hội, những thông tin không chính thống, những trang web đen, những văn hóa phẩm đồi trụy dễ xâm nhập vào môi trường học đường. Mà ở lứa tuổi học sinh, tâm sinh lý có những biến đổi khác thường, khiêu khích sự tò mò, dẫn tới những nhận thức lệch lạc và sai trái, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của tâm lý tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân chủ yếu là do xã hội phát triển, nhu cầu liên lạc tăng cao, phụ huynh bận rộn với công việc khó có thể theo sát con mình, nên việc mua sắm điện thoại cho con là để quản lý và liên lạc cho thuận tiện. Một số phụ huynh thì đơn thuần mua điện thoại cho con chỉ vì chiều chuộng con cái thái quá, con đòi hỏi thì cha mẹ đã mềm lòng mà mua ngay cho được, đã thế còn phải là hàng xịn con mới chịu. Việc có điện thoại di động cộng với tâm lý biếng học ham chơi, khiến các em sử dụng điện thoại di động không đúng cách, xem điện thoại là chân lý, là thú vui để trốn tránh việc học tập. Thêm vào đó, việc cha mẹ cho con em sử dụng những chiếc điện thoại có quá nhiều chức năng không cần thiết, trong khi việc cha mẹ muốn và các em cần chỉ đơn thuần là liên lạc với nhau. Sự thừa thãi như vậy mà cha mẹ thì không thể theo sát quản lý, còn các em thì chưa đủ ý thức để nhận biết những cái lợi, cái hại của việc lạm dụng điện thoại di động đã dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Hậu quả đầu tiên phải kể đến đó là tình trạng các em học sinh vì quá đam mê điện thoại mà quên mất việc học hành, sao nhãng trong học tập, gây mất trật tự trong lớp, hổng kiến thức vì không tập trung chú ý nghe giảng,... Từ đó, dẫn tới kết quả học tập yếu kém, cha mẹ không tìm hiểu được nguyên nhân, lại gây áp lực la mắng các em thêm nữa, điều đó càng khiến các em ngày một chìm đắm vào chiếc điện thoại, coi nó là một phần của cuộc sống, cứ luẩn quẩn như vậy rất khó có thể giải quyết được triệt để vấn đề. Việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều còn dẫn đến những vấn đề tiêu cực về sức khỏe, như các tật ở mắt, loạn thị, cận thị, thậm chí gây mù. Quá chú tâm vào điện thoại mà xa rời thực tế, xa rời xã hội cũng là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm, mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, con người trở nên yếu ớt, nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Thêm nữa, chiếc điện thoại di động là nơi cung cấp thông tin tuyệt vời, tuy nhiên nó lại là nguồn với những thông tin không chọn lọc, ở đó có cả những thông tin xấu như bạo lực, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, ... Với tâm lý hiếu động, tò mò của các em, những nguồn thông tin bẩn như vậy dễ dàng tiêm nhiễm vào trí óc non nớt, khiến các em có những suy nghĩ không lành mạnh, đặc biệt là tâm lý bắt chước những cái xấu. Điều đó làm gia tăng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường, những hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức, cãi lời cha mẹ thầy cô, tự cho mình là đúng,... Ngoài ra còn có tình trạng học đòi trên mạng, yêu sớm, tình dục không an toàn, để lại những hậu quả khó có thể khắc phục, để lại bóng đen tâm lý nghiêm trọng.

Với bản thân học sinh chúng ta, cần có ý thức tự giác trong học tập, phân biệt rạch ròi giữa việc chơi và việc học. Sử dụng điện thoại với mục đích đúng đắn, dùng để tra cứu thông tin phục vụ học tập, liên lạc với người thân bạn bè, giải trí lành mạnh. Luôn cố gắng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, không lãng phí quá nhiều thời gian của bản thân vào những trò vô bổ trên điện thoại, mà nên chăm giao tiếp, tiếp xúc với thầy cô bạn bè, quan tâm đến gia đình cha mẹ, dành thời gian đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn.

Hãy nhớ rằng, điện thoại di động chỉ là công cụ bổ trợ cho cuộc sống thêm tốt đẹp, chúng ta đừng biến nó thành thứ phá hủy cuộc sống của chính mình. Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách thật thông minh và thông thái, chúng ta hãy điều khiển điện thoại chứ đừng để điện thoại điều khiển mình. Tương lai của chúng ta có tươi sáng và rực rỡ hay không chính là nhờ vào nhận thức đúng đắn của chúng ta ngày hôm nay.

Khách vãng lai đã xóa
tran thi huong
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
24 tháng 4 2016 lúc 10:12

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

 

Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đồng kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 6A5

Em tên là: Hà Như Thủy

Học sinh lớp 6A5 Trường THCS Tô Hiệu, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Em viết đơn này xin trình bày một việc như sau:

Gia đình em hiện nay gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Bố em là thương binh hạng 2/ 4, vết thương thường xuyên bị tái phát; mẹ em đang ốm nặng phải nằm bệnh viện; em còn hai em nhỏ đang đi học.

Vì vậy, em viết đơn xin nhà trường cho em được miễn học phí trong nămhọc này.

Em cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.

                                                                        Học sinh

                                                                           Thủy

                                                                     Hà Như Thủy

Triệu Mẫn
Xem chi tiết
♥
2 tháng 5 2018 lúc 19:09

-Học tập có tầm qtrọng:

+Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện

+Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

-Vì học tập là 1 trong số vừa là quyền lợi của công dân được hưởng từ nhà nước, vừa là nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước

⬛사랑drarry🖤
Xem chi tiết
⬛사랑drarry🖤
Xem chi tiết

Câu 1: Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân theo quy định của pháp luật:

Quyền:

-Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học;

-Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân

-Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời

Nghĩa vụ:

-Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.

-Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

Câu 2:

Biểu hiện tốt:
+ Luôn cố gắng vượt khó, vươn lên
+ Trung thực trong học tập (kiểm tra, thi cử)
+ Hoàn thành tốt cấp bậc Tiểu học (từ lớp 1 - lớp 5)
Biểu hiện chưa tốt:
+ Lười học bài
+ Bỏ tiết, trốn tiết
+ Thiếu tôn trọng thầy, cô giáo

Câu 3:Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác, nếu không được người ấy đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.,...... Câu 4: Thực hiện tốt:-Chỉ cho mượn nhà khi đã xin phép chủ nhà-Khi công an khám xét cần xin phép chủ nhà -Không tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác.................................................... Câu 5:a)                         Bài làm (TK#)

Trường em thuộc khu vực miêu Trung hay có lũ lụt của tỉnh Khánh Hòa. Vì thế, có rất nhiều gia đình các bạn học sinh gặp khó khăn. Trong lớp em, phải kể đến nhà bạn Thành. Dù gia đình khó khăn, Thành vẫn vượt khó học tốt trong học tập. Sinh ra gia đình vốn đã nghèo, mẹ cha làm nghề bán vé số, không vì thế mà Thành nản chí lười biếng trong học tập.Sáng sớm, Toàn dậy sớm phụ mẹ việc nhà rồi đi học. Sau khi đi học về, bạn ấy cùng ba mẹ đi bán vé số. Dù trời có mưa tầm tã hay là nắng chang chang muốn bể đầu người ta, Thành vẫn đều đặn đi từ quán này đến quán nọ để mời mọc mua vé số. Nhiều khi còn nhiều vé số quá mà sắp tới giờ xổ, Thành phải vội vã cất bước thật nhanh để gặp nhiều người mua hơn.Có lần, Thành bị người ta lừa giật vé số mất hết, bạn ấy khóc như mưa. May nhờ chú bác xóm làng thường tình gom góp tiền để bạn ấy trả vốn đền cho người ta. Thương Thành tuy nhỏ đã phải trải đời sớm lo miếng cơm manh áo, gặp đủ chuyện lừa lọc, mà vẫn cố gắng học tập siêng năng. Không giống một số bạn trong lớp em, gia đình khá giả, chỉ phải lo học hành mà ít khi hoàn thành bài tập về nhà cô giao. Sau giờ bán vé số, Thành trở về lại phụ mẹ cơm nước và chăm em nhỏ. Xong xuôi, bạn ấy mới ngồi vào bàn học được. Dù bài nhiều hay đề văn, đề toán dài như thế nào, Thành luôn hoàn thành tốt đúng hạn cô giao. Nhà Thành nghèo lắm. Lúc trước là vách đất mái tranh. Nhờ xã Đoàn hỗ trợ, nhà Thành đã có thể sống trong ngôi nhà gạch tưởng đối khang trang, chắc chắn hơn xưa.Thành còn là lớp trưởng gương mẫu, luôn đi đầu trong các hoạt động Đội và công tác trường. Bạn ấy còn giúp đỡ các bạn học yếu kém.Thành là tấm gương vượt khó học tốt mà chúng em cần học tập noi theo. Là con ngoan trò giỏi, người bạn hiền cùng phấn đấu, người anh tốt đáng để noi theo. Hi vọng Thành và gia đình sẽ mau chóng thoát khỏi cảnh nghèo đón và thực hiện được tâm nguyện của gia đình mình.

b)Em sẽ không cho người lạ ấy vào nhà. Và bảo họ quay lại vào thời gian có bố mẹ ở nhà.

 Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
4 tháng 8 2021 lúc 8:05

a, Bạn Kim đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân

b, Bạn Thu chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân vì bạn chỉ học đối phó, chưa thật sự nỗ lực cố gắng 

c, Việc Nam thường quát mắng, dọa nạt và đánh em gái là không đúng

d, Hưng đã tự ý bóc thư cô giáo gửi cho bố mẹ ra xem là sai

Lê Minh Hiếu
4 tháng 8 2021 lúc 8:03

a, Bạn Kim thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân.

b, Bạn Thu chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân vì chỉ học đối phó, chưa thật sự nỗ lực cố gắng nên do vậy kết quả học tập của Thu rất kém.

c, Việc Nam thường quát mắng, dọa nạt và đánh em gái là không đúng, khi thấy em hay khóc và bày đồ chơi bừa bãi thì Nam nên dỗ dành em, giúp đỡ em…

d, Hưng đã tự ý bóc thư cô giáo gửi cho bố mẹ ra xem là sai, vi phạm quyền đảm bảo bí mật về thư tín, điện tín…của công dân.

Nguyễn Hùng
10 tháng 10 2023 lúc 16:45

a, Bạn Kim đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân

b, Bạn Thu chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân vì bạn  học đối phó

c, Việc Nam thường quát mắng, dọa nạt và đánh em gái là sai, không thực hiện tốt quyeenfvaf nghĩa vụ của một công dân

d, Hưng đã tự ý bóc thư cô giáo gửi cho bố mẹ ra xem là không đúng