Trình bày đặc điểm lãnh thổ của nước ta
Trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phí Nam nước ta.
Phần lãnh thổ phía Bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra)
Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20 ° C. Khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình < 18 ° C, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới ( dẻ, re,…), các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú long dày (gấu, chồn…).
+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.
Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25 ° C và không tháng nào dưới 20 ° C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14 ° B trở vào.
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai – In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mi-an-ma) di cư sang.
+ Trong rừng xuất hiện nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo, bò rừng…). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…
trình bày đặc điểm của giai đoạn tân kiến tạo hình thành lãnh thổ nước ta
tham khảo!
Giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta có những đặc điểm sau:
a) Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn đến ngày nay.
b) Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.
- Sau khi Cổ kiến tạo kết thúc, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối yên tĩnh, chủ yếu chịu tác động của ngoại lực bào mòn khu vực đồi núi, điển hình là vùng núi Đông Bắc, bồi tụ trầm tích tạo nên các đồng bằng châu thổ.
- Vận động tạo núi Anpơ – Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỷ Nêôgen, cách đây 23 triệu năm, làm cho địa hình nước ta trẻ hóa, tiêu biểu là dãy Hoàng Liên Sơn.
Vận động tạo núi Anpơ – Himalaya đã hình thành các hoạt động nội lực trên lãnh thổ nước ta như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp bồn trũng.
- Thời kỳ băng hà đệ tứ chứng kiến nhiều lần biển tiến biển lùi, dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và đảo ven bờ...
c) Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.
- Địa hình được trẻ hóa (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn), nâng lên.
- Hoạt động xâm thực, bồi tụ đẩy mạnh, hình thành các đồng bằng châu thổ (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ). Các khoáng sản ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ,khí tự nhiên, bôxít, than nâu…).
- Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ nét trong quá trình phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng nước phong phú, sự đa dạng của thổ nhưỡng sinh vật ngày nay.
Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn được kéo dài cho đến ngày nay.
Giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta có những đặc điểm sau:
a) Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn đến ngày nay.
b) Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.
- Sau khi Cổ kiến tạo kết thúc, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối yên tĩnh, chủ yếu chịu tác động của ngoại lực bào mòn khu vực đồi núi, điển hình là vùng núi Đông Bắc, bồi tụ trầm tích tạo nên các đồng bằng châu thổ.
- Vận động tạo núi Anpơ – Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỷ Nêôgen, cách đây 23 triệu năm, làm cho địa hình nước ta trẻ hóa, tiêu biểu là dãy Hoàng Liên Sơn.
Vận động tạo núi Anpơ – Himalaya đã hình thành các hoạt động nội lực trên lãnh thổ nước ta như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp bồn trũng.
- Thời kỳ băng hà đệ tứ chứng kiến nhiều lần biển tiến biển lùi, dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và đảo ven bờ...
c) Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.
- Địa hình được trẻ hóa (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn), nâng lên.
- Hoạt động xâm thực, bồi tụ đẩy mạnh, hình thành các đồng bằng châu thổ (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ). Các khoáng sản ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ,khí tự nhiên, bôxít, than nâu…).
- Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ nét trong quá trình phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng nước phong phú, sự đa dạng của thổ nhưỡng sinh vật ngày nay.
Tham khảo:
Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn được kéo dài cho đến ngày nay.
Giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta có những đặc điểm sau:
a) Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn đến ngày nay.
b) Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.
- Sau khi Cổ kiến tạo kết thúc, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối yên tĩnh, chủ yếu chịu tác động của ngoại lực bào mòn khu vực đồi núi, điển hình là vùng núi Đông Bắc, bồi tụ trầm tích tạo nên các đồng bằng châu thổ.
- Vận động tạo núi Anpơ – Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỷ Nêôgen, cách đây 23 triệu năm, làm cho địa hình nước ta trẻ hóa, tiêu biểu là dãy Hoàng Liên Sơn.
Vận động tạo núi Anpơ – Himalaya đã hình thành các hoạt động nội lực trên lãnh thổ nước ta như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp bồn trũng.
- Thời kỳ băng hà đệ tứ chứng kiến nhiều lần biển tiến biển lùi, dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và đảo ven bờ...
c) Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.
- Địa hình được trẻ hóa (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn), nâng lên.
- Hoạt động xâm thực, bồi tụ đẩy mạnh, hình thành các đồng bằng châu thổ (đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ). Các khoáng sản ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ,khí tự nhiên, bôxít, than nâu…).
- Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm được thể hiện rõ nét trong quá trình phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng nước phong phú, sự đa dạng của thổ nhưỡng sinh vật ngày nay.
trình bày đặc điểm lãnh thổ phần đất liền nước ta giúp mình nha
- Kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km, tương đương 150 vĩ tuyến.
- Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.
- Có đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên.
- Biên giới trên với bộ với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia kéo dài 4500km.
Trình bày đặc điểm vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của nước ta. Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý
Tham khảo
Vị trí và giới hạn lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2.
- Các điểm cực trên đất liền:
b. Vùng biển
- Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).
c. Vùng trời
- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
d. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Tham khảo
Thuận lợi:
– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.
– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.
Khó khăn:
- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.
* Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam
- Điểm cực Bắc: 23023’B , 105020’Đ
- Điểm cực Nam: 8034’B, 104040’Đ
- Điểm cực Tây: 22022'B, 102010’Đ
- Điểm cực Đông: 12040’B, 109024’Đ
a) Phần đất liền:
- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.
- Diện tích tự nhiên 329247 km2, nằm trong khu vực múi giờ số 7.
- Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.
b) Phần biển:
- Biển nước ta nằm ở phía Đông phần đất liền.
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 trong tổng diện tích gần 3,5 triệu km2 của biển Đông.
- Gồm 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).
c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:
- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
- Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.
- Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.
* Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam:
+ Vị trí nội chí tuyến. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
* Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên nước ta:
Vị trí địa lí là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên các đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta như tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển, tính chất đa dạng, phức tạp.
- Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:
+ Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông - Tây.
+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.
- Đối với giao thông vận tải:
+ Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không... ).
+ Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.
* Thuận lợi:
– Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Việt Nam có thể hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng Quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
* Khó khăn:
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn, cháy rừng, sóng biển) và chống giặc ngoại xâm ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc…)
REFER
Câu 1. Trình bày về hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN: quá trình hình thành, mục tiêu, nguyên tắc họat động).
Câu 2. Nêu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta. Ý nghĩa của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ đến việc hình thành đặc điểm tự nhiên nước ta.
Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay?
Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay:
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước có trình độ phát triển cao nhất châu Á, đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kì) và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.
* Một số nước châu Á có nền công nghiệp hiện đại: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po, Ấn Độ,…
Chúc bn hok tốt~~
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào).
HƯỚNG DẪN
- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận Xích đạo gió mùa.
- Khí hậu:
+ Nền nhiệt độ thiên về cận Xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14°B trở vào.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận Xích đạo gió mùa.
- Thành phần thực vật, động vặt phần lớn thuộc vùng Xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam lên hoặc từ phía tây di cư sang.
- Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (cây họ dầu), có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô (nhiều nhất ở Tây Nguyên). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn nhiệt đới và Xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng... Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu...
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm thiên nhiên của phần lãnh thổ phía bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra).
HƯỚNG DẪN
- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.
+ Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
- Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa.
- Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế; ngoài ra còn có cây cận nhiệt đới, các loài thú có lông dày. Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.
trình bày những đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu á hiện nay
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập.Kinh tế các nước khó khăn, kém phát triển.
– Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước ѵà vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội c̠ủa̠ các nước ѵà vùng lãnh thổ ở châu Á ѵào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
– Trình độ phát triển giữa các nước ѵà vùng lãnh thổ rấт khác nhau.Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản Ɩà nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki ѵà Ɩà nước có nền kinh tế – xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước ѵà vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao ѵà nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan… được gọi Ɩà những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ.Ma-lai-xi-a, Thái Lan… Các nước này tập trung phát triển dịch vụ ѵà công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu ѵào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma.Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia…
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út… nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế – xã hội chưa phát triển cao.
– Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông – công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rấт hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ… Đó Ɩà các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan…
– Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ… còn chiếm tỉ lệ cao.
Đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của các nước châu Á là
- Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.
- Chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.
- Trong khu vực có một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh gọi là nhóm các nước công nghiệp mới.
1. Trình bày đặc điểm nổi bật về kinh tế-xã hội của khu vực Đông Á?
2. Hãy nêu tên các nước, vùng lãnh thổ thuộc Đông Á có vai trò quan trọng trong sự phát triển hiện nay trên thế giới. Trình bày nổi bật về kinh tế-xã hội của các nước và vùng lãnh thổ đó
câu 1
hiểu biết của e về nước Mĩ hiện nay
về chính trị: Joe Biden đã lên tổng thống.
kinh tế: do dịch bệnh nên Mĩ đang có xu hướng giảm dần và đã mở các đường dây mua bán với trung quốc.
xã hội: an ninh trật tự vẫn tốt, người dân hầu như đã tiêm phòng bệnh.