Vài nét chính về Nguyễn Nhạc
Nêu 1 vài nét về nhạc sĩ Sô-Panh?
Frédéric François Chopin (phiên âm : Phơ-rê-đê-rích Sô-panh) tên khai sinh Fryderyk Franciszek Chopin. Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 mát vào ngày 17 tháng 10 năm 1849. Chopin sinh ra tại Công quốc Warszawa và lớn lên chủ yếu ở thành phố Warsaw, sau này trở thành một phần của Vương quốc Lập hiến Ba Lan vào năm 1815.
câu 3: nêu vài nét hiểu biết của em về nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Tham khảo
Đỗ Nhuận (1922 - 1991) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản "Du kích sông Thao" nổi tiếng.
hãy nêu vài nét chính về Trương Quyền
-Trương Quyền sinh tại làng Gia Thuận, huyện Tân Hòa phủ Hòa Thạnh (tách từ phủ Tân An) tỉnh Gia Định nhà Nguyễn; về sau đổi thuộc tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
-Ông là con trai của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định và bà Lê Thị Thưởng. Lúc nhỏ, nhờ ham tập rèn võ nghệ, nên khi vừa lớn lên, Trương Quyền đã tỏ ra là người dũng cảm, có khí chí và tinh thông võ nghệ.
-Năm 1859, Trương Định khởi binh chống Pháp. Năm 17 tuổi, Trương Quyền theo cha ra trận.
-Ngày 20 tháng 8 năm 1864, Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết tại Ao Dinh (Gò Công). Nối chí cha, Trương Quyền dẫn quân đến vùng Đồng Tháp Mười và Tây Ninh (vùng An Cơ cũ) lập chiến khu tiếp tục kháng chiến.
Trương Quyền sinh tại làng Gia Thuận, huyện Tân Hòa phủ Hòa Thạnh (tách từ phủ Tân An) tỉnh Gia Định nhà Nguyễn; về sau đổi thuộc tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Ông là con trai của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định và bà Lê Thị Thưởng. Lúc nhỏ, nhờ ham tập rèn võ nghệ, nên khi vừa lớn lên, Trương Quyền đã tỏ ra là người dũng cảm, có khí chí và tinh thông võ nghệ.
Năm 1859, Trương Định khởi binh chống Pháp. Năm 17 tuổi, Trương Quyền theo cha ra trận.
Ngày 20 tháng 8 năm 1864, Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết tại Ao Dinh (Gò Công). Nối chí cha, Trương Quyền dẫn quân đến vùng Đồng Tháp Mười và Tây Ninh (vùng An Cơ cũ) lập chiến khu tiếp tục kháng chiến.
Ở nơi đó, ông đã liên kết với lực lượng của: Thiên Hộ Dương, Phan Chỉnh , cùng các lực lượng của người: Khmer (do Pôkumpô lãnh đạo), Chăm, Stiêng, Mơ Nông,...cùng tham gia. Nhờ vậy, lực lượng liên quân Việt-Khmer đã tổ chức đánh thắng nhiều trận: Rạch Vịnh , Trà Vang (Tây Ninh), Thuận Kiều (Chợ Lớn), Củ Chi, Hóc Môn, Trảng Bàng, Tân An, Uđông (Oudong, Cam Bốt)...gây được thanh thế lớn.
Nổi bật là trận đồn Tây Ninh ngày 7 tháng 6 năm 1886, giết chết chủ tỉnh Larclause, sĩ quan phụ tá Lasage cùng 11 lính. Pháp đưa viện binh từ Sài Gòn lên đánh trả, một cuộc đụng độ lớn đã xảy ra ở rạch Vịnh ngày 14 tháng 6 năm 1886, Thiếu tá Marchaise tử trận.
Lúc này, liên quân Việt-Khmer đã kiểm soát được một vùng rộng lớn giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, từ Xvây-riêng (Campuchia) đến Trảng Bàng (Tây Ninh). Lo ngại, thực dân Pháp bèn huy động một lực lượng lớn, liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét vào căn cứ Tây Ninh. Đồng thời, họ còn cho phong tỏa các nguồn tiếp tế, khiến đời sống của nghĩa quân gặp vô vàn khó khăn.
Ngày 2 tháng 7 năm 1866, quân Pháp tổ chức tấn công căn cứ Trà Vong. Để tiêu diệt bằng được đối phương, Pháp tăng viện binh tấn công lớn vào rạch Vịnh lần nữa. Liên quân tổn thất nặng phải rời căn cứ .
Cuối tháng 7 năm 1866, Pôkumpô đưa quân về Campuchia chiến đấu (sau trong một trận kịch chiến, vị thủ lĩnh này đã bị thương, bị bắt và bị bêu đầu ngày 3 tháng 12 năm 1867).
Cuối tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp chiếm xong ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, phong trào kháng chiến ở nhiều nơi đã bị đối phương dập tắt hay làm cho suy yếu, nên quân Trương Quyền vừa thiếu thốn nhiều mặt vừa lâm cảnh thế cô. Vì thế, ông phải đưa quân rút vào rừng sâu ở Suối Giây, một nơi nghèo nàn, dân thưa, lúa ít ở phía bắc rừng Tây Ninh.
Ngày 28 tháng 7 năm 1867, quân Pháp bất ngờ mở cuộc tấn công vào Suối Giây. Nghĩa quân kháng cự quyết liệt, nhưng trước vũ khí mạnh của đối phương, Trương Quyền đành phải chia lính ra từng toán nhỏ, vừa đánh vừa rút lui, định về phối hợp với anh em Phan Tôn, Phan Liêm đang dấy quân kháng Pháp mạnh mẽ ở Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng...
Ông mất năm 1871
Nêu 1 vài nét khái quát về sự học thời nguyễn? Kể tên 1 số danh sĩ đất thăng long thơig nguyễn
Trình bày nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn.
Tham khảo
- Nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn:
+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất.
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), với các điều luật bảo vệ quyền uy tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền.
+ Với cuộc Cải cách Minh Mạng, bộ máy quản lí nhà nước từ Trung ương xuống địa phương càng được hoàn thiện.
+ Về đối ngoại: nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh; khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu - Mỹ, kể cả Pháp; thi hành chính sách cấm đạo gay gắt (bắt đầu từ thời Minh Mạng).
Giúp mình nhanh với(cảm ơn m.n nhiều)
Nêu một vài nét về sự học thời nguyễn?kể tên một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn mà em biết
Thời kỳ Nguyễn (1802-1945) là thời kỳ triều đại cuối cùng của lịch sử Việt Nam trước khi nước ta bị Pháp xâm lược và chiếm đóng. Trong thời kỳ này, sự học được coi là rất quan trọng và được đánh giá cao trong xã hội.
Sự học thời Nguyễn chủ yếu tập trung vào việc học văn học, lịch sử, triết học và kinh tế. Học sinh thường phải học thuộc lòng các bài văn hay và các bài thơ để có thể thi đỗ các kỳ thi quan trọng.
Một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn bao gồm:
Nguyễn Du: là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với tác phẩm "Truyện Kiều".
Nguyễn Khuyến: là một nhà văn, nhà thơ, và là một trong những người đầu tiên viết về khoa học kinh tế ở Việt Nam.
Phan Đình Phùng: là một nhà cách mạng, nhà văn, và là một trong những nhân vật quan trọng trong việc kháng chiến chống lại thực dân Pháp.
Nguyễn Văn Siêu: là một nhà văn, nhà thơ, và là một trong những người đầu tiên viết về khoa học kinh tế ở Việt Nam.
Tự Đức: là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Nguyễn, ông được biết đến với các chính sách cải cách và phát triển giáo dục.
Một vài nét khái quát (2đ)
- Đời vua Gia Long chỉ có kỳ thi Hương
- Đến 1822, vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy Tiến sĩ.
- Đến năm 1829 nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu từ đây
-Trước đây cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình
-Phép thi vẫn theo như đời vua Gia Long. kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị: thi tứ lục; kỳ đệ tam:thi phú; kỳ đệ tứ: thi văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồ, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống; nay đổi sinh đồ là Tú tài, hương công là cử nhân
Các danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn (1 đ)
Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19
Cao Bá Quát ( 1808 – 1855), là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam
- Cao Bá Đạt (1808-1855) là anh sinh đôi với Cao Bá Quát. Năm Giáp Ngọ (1834)
Bài thơ “Con cò” của tác giả nào? Nêu một vài nét chính về tác giả ấy.
- Tác giả: Chế Lan Viên.
- Một vài nét về tác giả:
• Chế Lan Viên (1920- 1989),quê ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
• Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
• Là một trong những tên tuổi nổi tiếng hàng đầu của nền thơ Việt Nam với hơn 50 năm sáng tác.
• Năm 1996, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Giúp mình nhanh với(cảm ơn m.n nhiều)
Nêu một vài nét về sự học thời nguyễn?kể tên một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn mà em biết?
thanks m.n
Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi. Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương.[99] Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.[99] một số danh sĩ thăng long thời xưa : Cao Bá Quát, Cao Bá Đạt , Văn Siêu CÓ TRONG VỞ MÀ KO MỞ RA CHÉP ĐÚNG LÀ CHỊ BÍCH CHÉP CÁI NÀY ĐỜI NÀO MỚI XONG
Một vài nét khái quát (2đ)
- Đời vua Gia Long chỉ có kỳ thi Hương
- Đến 1822, vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy Tiến sĩ.
- Đến năm 1829 nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu từ đây
-Trước đây cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình
-Phép thi vẫn theo như đời vua Gia Long. kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị: thi tứ lục; kỳ đệ tam:thi phú; kỳ đệ tứ: thi văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồ, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống; nay đổi sinh đồ là Tú tài, hương công là cử nhân
Các danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn (1 đ)
Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19
Cao Bá Quát ( 1808 – 1855), là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam
- Cao Bá Đạt (1808-1855) là anh sinh đôi với Cao Bá Quát. Năm Giáp Ngọ (1834)
Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Tham khảo
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thể kỉ XIX. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.
TK:
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.
Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang... Tình chung đau xót đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thể kỉ XIX.
Tác phẩm gồm có:
Các truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên", "'Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp ".
Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", “Văn tế Trương Định”, “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh”, v.v...
Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục.
Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội.
- Chính trị:
+ Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế (năm 1802), lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
+ Chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
+ Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
- Đối ngoại:
+ Thần phục nhà Thanh.
+ Đối với các nước phương Tây thì khước từ mọi tiếp xúc.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: chú trọng khai hoang, thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền…
+ Công thương nghiệp: lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu.. Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng còn phân tán…
- Xã hội:
Đời sống nhân dân cơ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.