Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Mĩ, tại sao Pêru là nước có sản lượng khai thác đánh bắt cá cao nhất thế giới.
Câu 1: Nước nào ở Trung và nam Mĩ có sản lượng khai thác cá caovào bậc nhất thế giới
a)Chi-lê
b)Pê-ru
c)Bra-xin
d)Vê-nê-xuê-la
Câu 2: Nền nông nghiệp các quốc gia Trung và Nam Mĩ có đặc điểm cơ bản là
a)Mang tính chất quảng canh
b)Mang tính thâm canh cao
c)Mang tính độc canh
d)Mang tính đa canh
Câu 1: b) Pê-ru
Câu 2: c) Mang tính độc canh
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG ĐÁNH BẮT CÁ CỦA MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI (Đơn vị: nghìn tấn)
Dựa vào biểu đồ hãy nhận xét về sản lượng đánh
bắt cá của Đông Nam Á so với các khu vực khác?
Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới năm 2003
(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2003.
b) Tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của các khu vực trên.
c) Nhận xét về khả năng khai thác và tiêu thụ dầu mỏ các khu vực trên và khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.
d) Vì sao khu vực Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc?
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2003
b) Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của các khu vực:
c) Nhận xét:
- Sản lượng dầu khai thác và tiêu thụ giữa các khu vực trên thế giới không đều.
- Sản lượng dầu khai thác nhiều nhất ở Tây Nam Á, thứ 2 là Đông Âu, thứ 3 là Bắc Mĩ, thứ 4 là Đông Á,... thấp nhất là Tây Âu. Chênh lệch giữa khu vực có sản lượng khai thác cao nhất và thấp nhất là 132,5 lần.
- Sản lượng dầu tiêu thụ nhiều nhất ở Bắc Mĩ, thứ 2 là Đông Á, thứ 3 là Tây Âu, thứ 4 là Tây Nam Á,… thấp nhất là Trung Á. Chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ cao nhất và thấp nhất là 44,2 lần.
- Các khu vực Tây Nam Á và Đông Âu: xuất khẩu nhiều dầu mỏ.
- Các khu vực Bắc Mĩ, Đông Á, Tây Âu, Đông Nam Á: nhập khẩu dầu mỏ do sản lượng khai thác không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
* Khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á là rất lớn (15.239,4 nghìn thùng/ngày).
d) Khu vực Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới vì đây là nơi có:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu khí.
- Vị trí địa - chính trị quan trọng.
- Sự tồn tại các vấn đề mang tính lịch sử, các tôn giáo với các tín ngưỡng khác nhau và các phần tử cực đoan trong các tôn giáo,...
Nước có sản lượng cá khai thác đứng đầu khu vực Đông Nam Á (năm 2003) là:
A. Thái Lan
B. In-đô-nê-xi-a
C. Phi-lip-pin
D. Việt Nam
Năm nước có sản lượng cá khai thác đứng đầu khu vực Đông Nam Á (năm 2003) là:
A. Thái Lan, Cam-pu-chia, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po
B. Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam
C. Xin-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin
D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a
Sản lượng khai thác cá của nước nào là đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam
B. Phi-lip-pin
C. Ma-lai-xia
D. In-đô-nê-xia
Chọn đáp án D
Năm 2003. sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn, trong đó 5 nước đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn), Phi-lip-pin (2,2 triệu tấn), Việt Nam (1,8 triệu tấn) và Ma-lai-xi-a (1,3 triệu tấn).
Sản lượng khai thác cá của nước nào là đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam
B. Phi-lip-pin
C. Ma-lai-xia
D. In-đô-nê-xia
Chọn đáp án D
Năm 2003. sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn, trong đó 5 nước đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn), Phi-lip-pin (2,2 triệu tấn), Việt Nam (1,8 triệu tấn) và Ma-lai-xi-a (1,3 triệu tấn).
1, Nêu vai trò và vấn đề khai thác của rừng A - ma - dôn ?
2, So sánh 2 hình thức sở hữu nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ ?
3,- Trình bày đặc điểm đô thị hóa của Trung và Nam Mĩ ?
- Các tác động của đô thị hóa đối với các nước trong khu vực ?
4, Trình bày đặc điểm công nghiệp của Bắc Mĩ ?
1,
- Vai trò của rừng A-ma-dôn:
+ Nguồn dự trữ sinh vật qúi giá.
+ Nguồn dự trữ nước để điều hoà khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.
+ Trong rừng có nhiều tài nguyên, khoáng sản.
+ Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
- Hiện trạng: Hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần...
- Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn: Mất cân bằng hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu,…
2,
Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.3,
-
Đô thị hoá
Trung và Nam Mĩ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hoá. Tỉ lệ dân đô thị chiếm khoảng 75% dân số. Tuy nhiên, 35% - 45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn.
Các đô thị lớn nhất ờ Trung và Nam Mĩ là Xao Pao-lô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
4,* Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:
- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.
- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.
- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
Câu 1: Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Mĩ
Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Bắc Mĩ ? Tại sao khí hậu của Bắc Mĩ lại phân hóa theo chiều Bắc Nam
Câu 3: Trình bày đặc điểm kinh tế của Bắc Mĩ
Câu 4: Nêu đặc điểm tự nhiên Châu Âu
Câu 5: Nêu đặc điểm kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu ? Tại sao khu vực này lại có nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu