Những câu hỏi liên quan
Trần Mạnh Tiến
Xem chi tiết
Tung Duong
1 tháng 3 2021 lúc 19:52

VNTN – Bức tranh Bác Hồ và ba thiếu nhi Trung, Nam, Bắc của Diệp Minh Châu được vẽ bằng chính máu trên cánh tay của tác giả. Sau khi bức huyết họa hoàn thành, họa sĩ đã viết lên tranh dòng chữ “Thay mặt giới văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, con xin kính dâng cha già Hồ Chí Minh một tác phẩm đẹp nhất đời con”. Sau đó ông nhờ đoàn cán bộ miền Nam đi họp ở Việt Bắc mang bức tranh này cùng bức thư dâng lên Người.
   Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ nhận được tranh và thư đã rất cảm động, Người nói với các chiến sỹ đây là thứ “thuốc bổ” vô giá, hãy cho mọi người cùng được hưởng. Mặc dù chưa một lần gặp Bác nhưng tác giả đã khắc họa rất rõ đặc điểm, thần thái của Người, còn các em thiếu nhi thì được thể hiện rất sinh động trên từng gương mặt ngây thơ trong sáng ở các lứa tuổi khác nhau. Nét vẽ rất khái quát nhưng lại chuẩn xác đến từng chi tiết, lột tả được nội tâm của mỗi nhân vật. Qua hình tượng rất đặc trưng đó, bức tranh đã thể hiện rõ tấm lòng của thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc luôn yêu kính Bác Hồ.

   Diệp Minh Châu và bức huyết họa đã vinh dự được giới thiệu trong chương trình Mỹ thuật lớp 7; góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm và nghệ thuật cho học sinh, giúp thế hệ trẻ hôm nay hoàn thiện thêm về nhân cách, chủ động tự tin là thế hệ tương lai của đất nước. Hiện nay bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trải qua bao năm tháng và dần bị phai nhạt, xác định đây là tác phẩm có giá trị lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử, nên năm 1960 hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận, nguyên Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật đã đề nghị họa sỹ Trần Thức chép lại bằng màu nước để lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sỹ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 – 2002) quê ở Bến Tre, là một nghệ sỹ lớn của Việt Nam. Nhà nước đã phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996, nhằm ghi nhận thành quả lao động của ông, với các tác phẩm tiêu biểu như: Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung – Nam – Bắc (tranh lụa, vẽ bằng máu); Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu); Võ Thị Sáu (tượng); Lòng người miền Nam (tượng); Phú Lợi (tượng); Hương sen (tượng); Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng); Tượng đài Bác Hồ (cao 8m, nặng 180 tấn); Tượng đài Trương Định (cao 8m, nặng 80 tấn); Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin (thạch cao)…
Chúng ta trân trọng Diệp Minh Châu – nhà điêu khắc, họa sỹ tài hoa và nhân cách đáng mến, ông đã dùng chính những giọt máu hồng của mình để vẽ chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt một đời chiến đấu vì dân tộc và lao động nghệ thuật kháng chiến không ngừng nghỉ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Hương Giang
1 tháng 3 2021 lúc 19:53

VNTN – Bức tranh Bác Hồ và ba thiếu nhi Trung, Nam, Bắc của Diệp Minh Châu được vẽ bằng chính máu trên cánh tay của tác giả. Sau khi bức huyết họa hoàn thành, họa sĩ đã viết lên tranh dòng chữ “Thay mặt giới văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, con xin kính dâng cha già Hồ Chí Minh một tác phẩm đẹp nhất đời con”. Sau đó ông nhờ đoàn cán bộ miền Nam đi họp ở Việt Bắc mang bức tranh này cùng bức thư dâng lên Người.
   Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ nhận được tranh và thư đã rất cảm động, Người nói với các chiến sỹ đây là thứ “thuốc bổ” vô giá, hãy cho mọi người cùng được hưởng. Mặc dù chưa một lần gặp Bác nhưng tác giả đã khắc họa rất rõ đặc điểm, thần thái của Người, còn các em thiếu nhi thì được thể hiện rất sinh động trên từng gương mặt ngây thơ trong sáng ở các lứa tuổi khác nhau. Nét vẽ rất khái quát nhưng lại chuẩn xác đến từng chi tiết, lột tả được nội tâm của mỗi nhân vật. Qua hình tượng rất đặc trưng đó, bức tranh đã thể hiện rõ tấm lòng của thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc luôn yêu kính Bác Hồ.

   Diệp Minh Châu và bức huyết họa đã vinh dự được giới thiệu trong chương trình Mỹ thuật lớp 7; góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm và nghệ thuật cho học sinh, giúp thế hệ trẻ hôm nay hoàn thiện thêm về nhân cách, chủ động tự tin là thế hệ tương lai của đất nước. Hiện nay bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trải qua bao năm tháng và dần bị phai nhạt, xác định đây là tác phẩm có giá trị lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử, nên năm 1960 hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận, nguyên Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật đã đề nghị họa sỹ Trần Thức chép lại bằng màu nước để lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sỹ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 – 2002) quê ở Bến Tre, là một nghệ sỹ lớn của Việt Nam. Nhà nước đã phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996, nhằm ghi nhận thành quả lao động của ông, với các tác phẩm tiêu biểu như: Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung – Nam – Bắc (tranh lụa, vẽ bằng máu); Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu); Võ Thị Sáu (tượng); Lòng người miền Nam (tượng); Phú Lợi (tượng); Hương sen (tượng); Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng); Tượng đài Bác Hồ (cao 8m, nặng 180 tấn); Tượng đài Trương Định (cao 8m, nặng 80 tấn); Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin (thạch cao)…
Chúng ta trân trọng Diệp Minh Châu – nhà điêu khắc, họa sỹ tài hoa và nhân cách đáng mến, ông đã dùng chính những giọt máu hồng của mình để vẽ chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt một đời chiến đấu vì dân tộc và lao động nghệ thuật kháng chiến không ngừng nghỉ.

có sai hông nhỉ ^-^sai thì sorry bn nhó

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Phương Anh
1 tháng 3 2021 lúc 19:52

rất tuyệt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Trường
Xem chi tiết
Lee Tuann Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 8 2017 lúc 6:23

- Giới thiệu ngòi bút điềm tĩnh và giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long.

- “Bối rối, xúc động, một nét thôi cũng đủ khơi gợi một tâm hồn”, lời kể giản dị và chân thật của anh thanh niên đã làm ông xúc động. Hoá ra cái đẹp thật giản dị, nó nằm ngay trong cuộc sống, ở quanh ta. Nhiều khi một nét, một chút cảm xúc “đủ đem lại ý nghĩa cho chuyến đi của ông, nó không hề vô ích” . Bối rối, ấy là tâm trạng xúc động, xao xuyến trước vẻ đẹp của cuộc sống. Người thanh niên không phải là một người anh hùng lao động được vinh danh như ta thường thấy, nhưng phải chăng chính nét đẹp dung dị như cuộc sống và lặng thầm như Sa Pa lại có sức thuyết phục nhất đối với những con người từng trải như ông ? Và người hoạ sĩ lại càng thấm thía…

- “Vẽ bao giờ…” (dẫn chứng sgk) ⇒ Suy nghĩ hết sức nghiêm túc về hội hoạ và nghề nghiệp. Phải là một con người giỏi nghề mới thấy được sự bất lực của hội hoạ trước cuộc đời, trước con người để luôn cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình- những ngưỡng cửa đầy khó khăn. Phải làm thế nào để truyền lại cho người xem những cảm xúc ấy của ông về người thanh niên…

- Ông hoạ sĩ là người như vậy. Với ông, vẽ là một công việc gian nan và đầy khó khăn, không hề đơn giản. Không phải ai cũng có được những suy nghĩ sâu sắc như vậy.

⇒ Những suy nghĩ ấy không chỉ bó hẹp trong hội hoạ, điều ấy đáng để cho chúng ta ngẫm ngợi, nghĩ suy.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 21:57

Tham khảo

a. A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.

b. Câu mở đầu đoạn văn nêu lên chủ đề của đoạn: lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc là do câu chuyện cuốn tác giả vào thế giới đầy thú vị.

c. Người viết yêu thích các nhân vật của câu chuyện và tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng. Từ ngữ, câu văn cho biết điều đó: tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,…

d. Câu kết đoạn nói lên tình cảm và ấn tượng của nhà văn với các nhân vật trong truyện.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 7 2023 lúc 12:21

Tham khảo!

Các phần mềm vẽ giúp các họa sĩ tiết kiệm chi phí giấy, màu, ... khi tập luyện.

- Phần mềm thiết kế đồ họa giúp các kiến trúc sư tiết kiệm thời gian với các bản vẽ tay.

- Các phần mềm bảng tính, ứng dụng thống kê, phân tích, tổng hợp,... tiện lợi cho ngành nghề kế toán....

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 4 2019 lúc 13:23

Ba em có một thú vui là trồng cây cảnh. Ba sưu tầm rất nhiều thứ cây như lộc vừng, sung, lan bình rượu, cây xanh, đa, cúc mốc, duối,... Ban đầu những cây đó cũng chỉ như các cây bình thường khác, nhưng dưới bàn tay tài nghệ của ba thì ít ai có thể nhận ra nó. Một cây xanh cành lá xum xuê, um tùm, nhưng chỉ với mấy vòng dây thép, ba đã bắt những cành lá ngoan ngoãn uốn mình thành một chú phượng hoàng xanh với đủ mình, cánh, đầu, mỏ. Rồi phần thân cây, ba em cũng khéo léo tạo cho nó mọc giống như đôi chân của chú chim. Còn nữa, cây sung được ba em uốn thành hình con nai, những chùm quả cũng được sắp đặt để mọc thành hai cái tai nhìn rất ngộ. Dưới bàn tay khéo léo của ba em, cây duối cũng duyên dáng uốn mình như một chú công đang xoè đuôi múa. Để làm được một tác phẩm như thế không phải dễ. Ba em phải kì công uốn nắn mấy tháng, có khi là hàng năm trời. Ba nói phải làm từ từ kẻo cây bị đau. Hằng ngày ba luôn dành rất nhiều thời gian để cho chúng uống nước, cắt tỉa những cành lá thừa, nhặt sạch cỏ dại,... Công việc đó không hề nhẹ nhàng, có những khi ba bị gai đâm đến chảy cả máu nhưng ba vẫn rất say mê với nó. Ba em chăm sóc những cái cây rất cẩn thận và coi đó như một phần cuộc sống của mình. Có những khi ba đứng ngắm chúng đến hàng giờ. Nhìn những cái cây ngộ nghĩnh như vậy, em rất thích và càng thấy yêu và kính phục ba.

Bình luận (0)
Hà Minh Ngọc
Xem chi tiết
nam
Xem chi tiết
Linh Vu Khanh
16 tháng 4 2020 lúc 21:28

Họa sĩ Diệp Minh Châu là họa sĩ, nhà điêu khắc có nhiều đống góp cho nền mỹ thuật Việt Nam. Sinh thời, ông có nhiều kỷ niệm sâu sắc với Bác Hồ. Cho tới khi mất ông đã vẽ và nặn hàng trăm tác phẩm trinh tượng về Bác, trong đó được biết đến rộng rãi nhất có lẽ là bức tranh “Bác Hồ với ba cháu thiếu nhi Trung Nam Bắc”.

Họa sĩ Diệp Minh Châu sinh năm 1919 tại làng Chiếu, xã Nhơn Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình nông dân. Ngay từ nhỏ, ông đã ham mê vẽ, nổi tiếng vẽ giỏi và được các bạn gọi là Châu "vẽ".

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem bức tranh vẽ bằng máu của họa sĩ Diệp Minh Châu do đồng chí Trần Văn Trà mang từ Nam Bộ ra Việt Bắc năm 1949.

Bức huyết họa đã được gửi ra Việt Bắc, dâng lên Bác Hồ kèm bức thư của tác giả trẻ "Kính gửi Cha già Hồ Chí Minh" bày tỏ lòng kính yêu với Người, khát vọng hoà bình và giải phóng dân tộc. Bức thư ông viết:

“ Kính gửi Cha già: Hồ Chí Minh

Kính Cha!

Từ hai năm nay, tin Cha, vâng theo tiếng gọi của Cha, con đã đưa nghệ thuật của con nhảy vào hàng ngũ Vệ quốc đoàn khu Tám, Cách mạng Tháng Tám mà Cha già lãnh đạo đã giải phóng cho nghệ thuật của con.

Hôm nay trong cảnh vĩ đại của ngày lễ Độc lập chưa từng có ở Nam Bộ, sau khi nghe lời Tuyên ngôn Độc lập của Cha, lời kêu gọi thống thiết hùng mạnh của Cha và Lời ca Hồ Chí Minh muôn năm của đoàn thiếu nhi Nam Bộ, con đã cảm xúc vô cùng và vừa khóc, con vừa cắt lấy dòng máu trong cánh tay niên thiếu của con để vẽ hình Cha và hình ba em bé Bắc Trung Nam đang chụm đầu lại dưới chòm râu của Cha trên nền lụa mà quân đội ta đã đánh tan quân địch đã chiếm lấy được ở trận Giồng Dứa hồi tháng Tư năm nay... Máu con là máu của Cha truyền cho, máu của con là máu của dân tộc, con có dám làm gì phung phí máu của con đâu. Tất cả thân con, đời con là của Cha rồi... Kính chào Cha.

Chúc Bạn hộc tốt haha

Bình luận (0)