nêu giá trị của cuộc sống hòa bình nhanh giúp
hãy nêu giá trị của cuộc sống hòa bình ở mỗi đất nước?
Giá trị:
-Mang lại cảm giác hạnh phúc
-Không có nạn đói,nạn mù chữ,...
-Trẻ em được sống chung với cha mẹ
-Không phải đi làm khổ sai
......................
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về nỗi đau chiến tranh và giá trị của cuộc sống hòa bình trong đoạn văn có sử dụng một thành phần phụ chú
Giúp mình với :((
Em viết theo các gợi ý này nhé:
Nêu lên vấn đề cần trình bày ý kiến (VD: Chiến tranh - hai từ mà khi nhắc đến luôn khiến nhân loại sợ hãi và lên án... (Thành phần phụ chú...)
Nêu lên khái niệm chiến tranh là gì?
Những tác hại, hậu quả mà chiến tranh mang đến cho con người, muôn loài...?
Dẫn chứng?
Trái ngược với chiến tranh là cuộc sống hòa bình...?
Những điều lợi mà cuộc sống hòa bình đem lại?
Dẫn chứng?
Liên hệ bản thân em? (Cái này em nên so sánh những lợi ích mà cuộc sống hòa bình đem lại, nêu lên các biện pháp để đẩy lùi chiến tranh nha em!)
Kết luận.
Cho mình ké câu hỏi với mình cũng có câu hỏi tương tự
Giá trị của cuộc sống hòa bình. Những biện pháp giúp em trở nên thanh thản
Một câu hỏi được đặt ra ngay khi tôi bước vào lớp học. tất cả học sinh đều hào hứng trả lời theo những ý tưởng riêng của mình. Thật tuyệt vời nếu các bạn được xem, được lắng nghe những ý tưởng đó. 1. Thế giới hòa bình trong mắt của em là một thế giới mà ở đó loài người nắm chặt tay nhau, kề vai sát cánh cùng vượt qua tất cả những khó khăn thử thách. Thế giới này là thế giới của chúng ta, chính chúng ta phải cùng nhau xây dựng và giữ gìn nó.
2. Thế giới hòa bình là thế giới vắng bóng chiến tranh, là thế giới mà ở đó sách vở sẽ thay thế sung đạn, trường học sẽ thay thế cho nhà tù, tiếng cười sẽ thay cho tiếng khóc…là thế giới mà tất cả chúng ta đều chán ghét chiến tranh, là thế giới mà hạnh phúc sẽ ngập tràn. Biện pháp giúp em thanh thản là : Thứ nhất, đánh giá một con người. Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong, bạn hãy từ từ mà tìm hiểu và cảm nhận.
Thứ hai, thấy người ta ngã ngựa, bạn không cao thượng đến mức đưa tay cứu thì thôi, mặc kệ cũng được, tuy nhiên, đừng có quay lại bồi cho người ta một đạp "cho chết luôn".
Hãy nhớ, không ai nắm được bàn tay cả đời, cũng chẳng ai dám chắc mình ngồi vững mãi trên yên ngựa... bởi nhỡ một ngày nhân quả xoay vần.
Thứ ba, đừng phán xét ai cả. Đằng sau mỗi người đều có một câu chuyện và những vấn đề riêng mà chỉ có họ mới có thể hiểu hết. Bạn có thích người ta phán xét mình không? Nếu bạn không thích điều gì xảy ra với mình thì cũng đừng nên làm điều đó với người khác.
Thứ tư, đừng tham gia vào việc ném đá trên mạng xã hội. Bạn đang phí thời gian của cuộc đời mình để đi làm giàu cho người khác. Ví dụ, bạn chửi một ai đó chém gió, giàu giả vờ. Họ giàu giả bộ nhưng việc bạn ném đá đã giúp họ trở nên giàu thật. Đấy gọi là làm culi không công mà còn vênh.
Thứ năm, đối với mọi vấn đề, muốn đưa ra đánh giá xác thực không gì bằng việc trực tiếp trải nghiệm. Cảm quan thôi chưa đủ.
Thứ bảy, trong tình yêu, hết yêu rồi thì cứ bảo hết yêu, chia tay là chia tay, đừng tìm lý do lòng vòng cho đau khổ cả hai.Thứ sáu, thấy khó hiểu điều gì về ai đó, hãy thẳng thắn đặt câu hỏi với họ. Việc gì bạn phải ôm trong lòng để rồi tự mường tượng, suy diễn đủ các kiểu. Rối ruột.
Khi yêu thì chỉ vì yêu, thì khi chia tay cũng chỉ đơn giản là vì hết yêu, nặn ra lắm lý do thế để làm gì? Nên nhớ, nếu còn yêu thì lỗi lầm nào cũng bỏ qua được hết, đừng biện minh.
Thứ tám, khi tranh luận, nếu gặp phải người hiếu chiến thì nhường người ta đi, gân cổ lên được gì ngoài mất hoà khí? Nửa ổ bánh mì, nó vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì chưa chắc còn là sự thật, không cần cãi.
Thứ chín, đừng xem thường ai khi họ chưa có gì bởi vì loài người thường lạ lắm, khi sa cơ không lời an ủi thì lúc thành công họ cũng không cần tiếng vỗ tay. Hãy tôn trọng và đối đãi tốt đẹp ngay cả khi họ chưa là gì, đó mới là lòng tốt thật sự.
Cuối cùng, đừng cay cú trách móc khi ai đó ghét mình. Cứ nghĩ rằng hẳn mình phải có 50% sai, nếu mình tốt và đúng hết thì người ta đã chẳng ghét. Bạn hãy cứ nghĩ vậy đi cho bản thân được thanh thản.
1. Hòa bình
Hoà bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Nếu mỗi người đều cảm thấy bình yên ở trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị khắp nơi trên thế giới.
Thanh bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ được lòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn.
Bình an có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng.
2. Tôn trọng
Bẩm sinh con người là vốn quý giá. Một phần của lòng tự trọng là biết về các phẩm chất của mình.
Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, ta dễ dàng tôn trọng người khác.
Nhận biết giá trị của bản thân và trân trọng giá trị của người khác chính là cách thức để ta nhận được sự tôn trọng.
3. Yêu thương
Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất.
Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và thông hiểu người khác.
Yêu thương là nhìn nhận mỗi người theo cách tích cực hơn.
4. Khoan dung
Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt
Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên.
Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống là người có lòng khoan dung.
5. Trung thực
Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn vì bên trong và bên ngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu.
Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực.
Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu.
6. Khiêm tốn
Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài.
Khiêm tốn giúp người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác.
Việc gây ấn tượng, lấn át hoặc hạn chế tự do của người khác nhằm mục đích chứng tỏ bản thân mình sẽ chỉ làm giảm bớt trải nghiệm nội tâm về giá trị, phẩm cách và bình an trong tâm hồn.
7. Hợp tác
Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì mục đích chung.
Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người cũng như công việc.
Khi hợp tác, ta cần phải biêt điều gì là cần thiết. Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởng nhưng có lúc ta cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình. Lúc này, ta giữ vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo.
8. Hạnh phúc
Hạnh phúc sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập hy vọng và sống có mục đích.
Khi tâm hồn bình yên và giàu tình yêu thương, hạnh phúc sẽ tự nhân lên.
Khi mong muốn những điều tốt lành đến với mọi người, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc tràn ngập con tim.
9. Trách nhiệm
Nếu chúng ta muốn được hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm sống bình yên.
Người có trách nhiệm luôn sẵn lòng đóng góp công sức của mình. Trách nhiệm không phải là điều ràng buộc chóng ta mà nó tạo điều kiện để ta có được những gì ta mong muốn.
Người có trách nhiệm là người biết thế nào là công bằng và thấy rằng mỗi người đều nhận được phần của mình.
10.Giản dị
Giản dị là biết trân tọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống.
Giản dị là sự trân trọng vẻ đẹp bên trong và nhận ra giá trị của tất cả mọi người, ngay cả những người được xem là xấu xa, tồi tệ.
Giản dị giúp chúng ta biết giảm thiẻu những chi tiêu không cần thiết. Nó giúp ta nhận ra rằng một khi các nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng, đủ để ta có một cuộc sống thoải mái thì bất kỳ sự thái quá và thừa thãi nào cũng có thể dẫn tới tình trạng hư hỏng và lãng phí.
11.Tự do
Tự do có thể bị hiểu lầm là một điều gì đó không có giới hạn, tức là cho phép mình “làm những gì tôi muốn, bất cứ khi nào tôi cần và bất cứ người nào tôi thích”. Cách hiểu này mang tính chất đánh lừa và dễ dẫn người ta đến việc lạm dụng sự lựa chọn.
Chúng ta chỉ thật sự cảm thấy tự do khi các quyền được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm.
12. Đoàn kết
Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng.
Đoàn kết mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình và làm cho bầu không khí trở nên ấm áp.
Chỉ cần một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng cũng có thể khiến cho mối đoàn kết bị đổ vỡ. Việc ngắt lời, gây cản trở người khác, đưa ra những lời phê bình, chỉ trích liên tục và thiếu tính xây dựng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ.
Từ hậu quả của 2 cuộc chiến tranh thế giới hãy nêu suy nghĩ của em về giá trị hòa bình
thế nào là cuộc sống hòa bình ? ý nghĩa của cuộc sống hòa bình
TK#
Hòa bình chính là trạng thái bình an, vui vẻ, hạnh phúc không xảy ra chiến tranh, đổ máu, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người luôn được sống trong một môi trường tự do – hạnh phúc. Ngược lại với hòa bình chắc hẳn ai cũng biết đó là chiến tranh, đây là tình trạng xung đột vũ trang giữa các quốc gia đồng thời rộng hơn đó là những trận đánh ngoại giao, viện trợ kinh tế và tuyên truyền. Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước, mong muốn của tất cả mọi người. Để có được môi trường hòa bình như ngày hôm nay dân tộc ta đã phải trải qua nhiều đau thương, mất mát từ những cuộc chiến tranh khốc liệt trong lịch sử. Đặc biệt phải kể tới hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, tổn thất cho đất nước và nhiều thế hệ. Những nỗi đau này đến tận bây giờ vẫn chưa thể khắc phục được hết, vì thế nên chúng ta hiểu được tầm quan trọng của hòa bình hơn bao giờ hết.
Ý nghĩa:
Đối với thế giới và mỗi quốc gia: Được sống trong hòa bình sẽ là môi trường để các quốc gia có cơ hội và điều kiện để tập trung vào phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa và các yếu tố khác trong đó có yếu tố con người.
Khi mà mỗi quốc gia đều yên ổn, không xảy ra chiến tranh, xung đột về mọi mặt thì các quốc gia sẽ có ý thức không gây hại hay xâm lấn đến những đất nước khác từ đó tạo nên nền hòa bình trên thế giới. Các quốc gia sẽ đều hợp tác với nhau tạo thành nên an ninh ổn định, cùng nhau hợp tác cùng nhau phát triển.
Đối với cá nhân mỗi người khi được sống trong một cuộc sống hòa bình: Điều này có lẽ mỗi cá nhân tự có thể cảm nhận được đó là khi sống trong môi trường hòa bình con người sẽ cảm thấy bình yên, cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Đồng thời không phải luôn gồng mình để đấu tranh, loại trừ những thế lực thù địch bên ngoài. Bên cạnh đó, khi chúng ta cảm thấy bình yên, thoải mái trong một đất nước không có chiến tranh thì đời sống tinh thần được cải thiện hơn bao giờ hết từ đó sẽ là nền tảng để phát triển kinh tế.
Vì bản thân đất nước chúng ta đã phải trải qua những mất mát gây ra bởi chiến tranh trong quá khứ nên mọi người hầu như sẽ trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại nên sẽ cố gắng bảo vệ xây dựng đất nước giàu đẹp để sánh vai với các nước đang phát triển khác trong khu vực và trên toàn cầu.
- Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình.
- Hòa bình còn có nghĩa là đang sống sự thinh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.
- Hòa bình bắt đầu nơi mỗi người chúng ta. Xuyên qua thinh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.
2. Ý nghĩa của hòa bình là gì?- Về thế giới:
+ Thế giới sống trong hòa bình sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn.
+ Khi mà mỗi đất nước đều yên ổn để có thể phát triển mọi mặt thì đất nước ấy sẽ không gây hại, xâm lấn gì đến những đất nước khác, từ đó tạo nên nền hòa bình trên thế giới, các quốc gia đều hợp tác với nhau.
- Về cá nhân:
+ Sống trong hòa bình,con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn...
+ Khi mọi người cảm thấy thoải mái về đời sống vật chất và tinh thần thì sẽ nhìn lại mọi người xung quanh nhiều hơn, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn. Từ đó họ sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
Ý nghĩa của giá trị bản thân:
- Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để ? , ? để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều trong cuộc sống.
- ? đều có giá trị của riêng mình, ? trong xã hội cùng hòa vào sẽ ? giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng ? .
Các bn trả lời có phần đánh dấu " ? " nhé !
viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ cuộc sống hòa bình trong thời kỳ ngày này
E nghĩ việc hòa bình là rất quan trọng, vì dịch nó bùng phát ghê lắm, mà nước như Trung Quốc đi đánh nước khác thì dồi ôi, dịch lây kinh
Nêu giá trị tổng hợp của hồ Hòa Bình.
Hồ Hòa Bình được khởi công xây dựng ngày 6 – 11 – 1979 và hoàn thành (toàn bộ công trình thủy điện Hòa Bình) năm 1994. Hằng năm, công trình thủy điện Hòa Bình sản xuất được 8,16 tỉ KWh cung ứng cho cả nước.
Hồ Hòa Bình chứa được 9,5 tỉ m3 nước, tạo nên khả năng điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình như tăng cường lượng nước vào mùa khô, giảm đỉnh lũ cực đại vào mùa lũ, có tác động tích cực tới công tác thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt bảo đảm an toàn về mùa lũ cho Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Hồ Hòa Bình với chiều dài 230 km và rộng trung bình 1 km, độ sâu trung bình 80 m tạo điều kiện cho giao thông thủy trên thượng lưu đập, là nơi thuận tiện cho nghề nuôi trồng thủy sản và du lịch. Ngoài ra còn tăng cường độ ẩm không khí vùng Tây Bắc vào mùa khô hanh.
Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày
mình chỉ biết là ko gây chuyện vs bạn bè thui bởi vì mình hay gây sự mà
Tớ Làm Sứ Giả Hòa Bình
Ngày nay trên thế giới, vấn đề dân tộc và tôn giáo là những vấn đề rát nhạy cảm với đời sống chính trị nhiều nước. Em hãy đóng vai là một sứ giả hòa bình hùng biện về cuộc chiến tranh tôn giáo ảnh hưởng tới thế giới nói chung và Châu Á nói riêng (có liên hệ tới Việt Nam)
Các bạn giúp mình nhé càng nhanh càng tốt !!!