Gấu Park
Mọi người giúp với ạ, mìk cần gấp vào sáng mai nhà. Viết tập làm văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. Đề: Sau trận bóng quyết liệt của đội bóng U23 Việt Nam và Qatar vào chiều 23 tháng 1 năm 2018, cả nước Việt Nam như tưng bừng, náo nhiệt trong không khí ăn mừng chiến thắng. Em hãy nêu ý kiến của mình về hiện tượng trên. Cô cho mìk dàn ý như thế này. MB: Giới thiệu về tình yêu bóng đá của người Việt và sự kiện lần đầu trong lịch sử, Việt Nam đã giành quyền vào chúng kết...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Lê nguyễn Ngọc minh
Xem chi tiết
Đặng Trung Hiếu
25 tháng 1 2018 lúc 19:31

Ngay khi trận bán kết đầu tiên giải U23 châu Á vừa kết thúc, trong tiếng reo hò khản cổ và niềm phấn khích tột độ, tôi vội lao ra ngoài phố. Tất cả những gương mặt tôi gặp đều mang một vẻ tự hào và một niềm vui bùng cháy! Và khi bước chân ra ngoài cổng nơi làm việc, tôi bị choáng ngợp thực sự trước những gì diễn ra trước mắt. Một cơn sóng người với hai màu đỏ vàng, với bầu không khí như muốn nổ tung bởi những tiếng hét “Việt Nam, Việt Nam!!!”. Không tự hào sao được, khi đội tuyển U23 của chúng ta đã lọt vào tới trận chung kết của giải đấu? Xin nhắc lại, trận đấu tiếp theo sẽ là trận CHUNG KẾT!!!

Như một hiện tượng, à không, thực sự là một hiện tượng khi mà bạn có thể nghe từ bà già bán nước, các chú bảo vệ cho tới chị gái đang bồng con... đều đang bàn luận về trận đấu, và hò reo đến khản tiếng vì niềm hạnh phúc vượt ngoài sức tưởng tượng của bất cứ người yêu bóng đá nào. Đã lâu lắm rồi, tất cả chúng ta lại có một thời điểm mà tất cả cùng vui một niềm vui chung, một niềm hạnh phúc chung, một sự phấn khích sục sôi cả dân tộc như vậy. 

Có thể nói, chiến thắng của đội tuyển U23 này thực sự là một kỳ tích vượt ngoài khuôn khổ của thể thao, một kỳ tích khiến chúng ta xích lại gần nhau hơn.

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 1.

Gạt qua những lo toan bộn bề của công việc, cơm áo gạo tiền hàng ngày, 15h chiều ngày 23/01/2018 trở thành ngày “Toàn quốc ốm tập thể để cổ vũ U23”. Trên mạng xã hội, người người chia sẻ cảnh tượng nhân viên công ty tụ tập trong hội trường công ty, trước màn hình vô tuyến gắn trong phòng sếp, trước chiếc máy tính còn đang dở công việc... “U23 Việt Nam là thứ quan trọng duy nhất, những công việc còn lại có hay không ... không quan trọng” là lời ông trùm Phan Quân sẽ nói với nhân viên Phan Thị nếu chẳng may tập đoàn của “Người phán xử” có công chuyện vào ngày U23 đá. 

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 2.

Tôi từng ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày đội bóng nước này giành vé vào Euro 2016, từng hòa mình vào dòng người Hungary tràn khắp thủ đô Budapest khi đội tuyển nước này vượt qua vòng bảng Euro. Nhưng không cảm giác nào làm mình lâng lâng người và tự hào như thấy cách U23 Việt Nam chinh chiến và vượt xa mọi kỳ vọng tại giải U23 châu Á năm nay. Quên Messi hay Ronaldo đi, thần tượng số một của người Việt Nam hôm nay phải là “gà son” Quang Hải. Sút bóng cận thành Ronaldo đã làm nhiều, cứa lòng chân trái là ngón nghề tủ của Messi, nhưng xem cả hai siêu sao trên đều chẳng thể đem lại cảm giác bùng nổ về cảm xúc như khi thấy chàng trai máu đỏ da vàng hai lần cân bằng tỷ số trước những đối thủ to cao tới từ Trung Đông. 

Tự hào chưa, cầu thủ Việt Nam đấy!

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 3.

Cầu thủ gốc Đông Anh ghi bốn bàn thắng kể từ đầu giải, trong đó cú đúp trước U23 Qatar tuyệt vời đến mức chẳng ai có thể trách anh đã bỏ lỡ cú sút luân lưu đầu tiên. Có hề gì, khi chúng ta còn đó thủ thành Tiến Dũng – “soái ca” mới của mạng xã hội! Chàng thủ môn sinh năm 1997 tiếp tục làm người hùng trên chấm phạt đền, khiến bao con tim Việt phải thổn thức.

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 4.

Quang Hải hay Tiến Dũng chỉ là hai cái tên nổi bật trong một tập thể đồng đều và đá với quyết tâm máu lửa chưa từng thấy. Đã từ lâu lắm rồi, người hâm mộ Việt Nam mới lại thấy “đã” đến vậy khi xem đội tuyển cấp quốc gia thi đấu. Những học trò của huấn luyện viên Park Hang-Seo thi đấu với tinh thần rực lửa, vượt qua giới hạn của chính mình là điều mà ai cũng thấy được. 

Cái cảm giác lâng lâng tự hào và hạnh phúc vì bóng đá này, bẵng phải một thập niên kể từ trận chung kết AFF Cup năm 2008 mới được tái hiện. Ngày ấy, tôi đã gào thét đến lạc giọng khi Công Vinh ghi bàn thắng quyết định mang về chiếc cúp vàng cho đội tuyển Việt Nam. Đường từ sân Mỹ Đình về nhà vốn chỉ khoảng nửa tiếng, đêm ấy bỗng thành ... 5 tiếng bởi dòng người mang cờ quạt, chiêng trống và cả ... nồi niêu xoong chảo ra đường ăn mừng. 

Lứa U23 này đã tái hiện cảm giác ấy, khi những ngày nay đi đến đâu, mở trang báo nào bạn cũng sẽ thấy các chàng trai áo đỏ sao vàng trên ngực là tâm điểm. Trước khi U23 bước vào trận bán kết, các quán cafe trong trung tâm thành phố đều đông nghịt người dù đang là ... giờ công sở. Khi trận đấu đang diễn ra, khắp nơi như chìm trong im lặng vì tập trung theo dõi đội tuyển, trước khi vỡ òa để ăn mừng các bàn thắng. Trận đấu kết thúc, cả newsfeed Facebook lẫn đường phố đều ngập tràn một màu đỏ. Chúng ta đã chiến thắng và trở thành một trong hai đội bóng U23 mạnh nhất châu Á. Lịch sử chính là đây!!!

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 6.

Mà đâu phải đến hôm nay các chàng trai U23 mới đá với hơn 100% khả năng và tinh thần đến vậy? Xuân Trường chia sẻ rằng sau trận hoà Syria, cả đội mệt tưởng không đi nổi. Duy Mạnh ráng thi đấu với mũi phải bịt bông để cầm máu, Tiến Dũng ra sân với đầu gối quấn băng... Chúng ta luôn phải thi đấu với những đối thủ bị đánh giá là mạnh hơn, có nhiều ưu thế hơn. Trận đấu với Iraq, trọng tài người Australia (quốc gia vừa bị Việt Nam hạ gục từ vòng bảng) có những quyết định gây tranh cãi như quả phạt đền quá nặng tay. Trận đấu với Qatar, ông trọng tài người Singapore tiếp tục khiến người hâm mộ Việt Nam “tăng xông máu”. Cả hai trận đấu loại trực tiếp, chúng ta đều phải trải qua 120 phút căng thẳng đến nghẹt thở.

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 7.

Các chàng trai U23 vẫn chiến đấu với tinh thần của những chiến binh, không ngừng cố gắng cho dù có ít ngày nghỉ hơn đối thủ, dù có thể hình thua kém và kể cả khi bị dẫn trước. Lứa U23 Việt Nam ngày nay khiến nhiều người theo dõi bóng đá Việt Nam phải bất ngờ bởi khả năng và đặc biệt là bản lĩnh. Khi bị dẫn trước dù là trong hiệp phụ hay khi kim đồng hồ sắp điểm phút 90, các cầu thủ của chúng ta vẫn bình tĩnh triển khai bóng có ý đồ chứ không hề luống cuống hay tự phát kiểu “mạnh ai người nấy đá” như nhiều người từng lo sợ. Đá không hề lép vế mà ngang cơ, thậm chí còn có lúc lấn át đối thủ. 

Chẳng thế mà cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn phải cảm khái chia sẻ sau trận thắng U23 Qatar: “Kể từ khi tôi bắt đầu xem bóng đá thì đây là trận đấu cảm xúc nhất. Trận thắng Iraq ở tứ kết đã hay rồi, trận bán kết này lại còn hay hơn nữa. Quá kịch tính. Họ đã tiến rất xa so với lứa của chúng tôi. Họ có kỹ, chiến thuật tốt, tinh thần thi đấu lỳ lợm, khả năng phối hợp nhuần nhuyễn... Họ thực sự là thế hệ vàng mới”.

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 9.

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 11.

Trước tinh thần thi đấu rực lửa của “thế hệ vàng mới”, người hâm mộ Việt Nam đã dốc hết trái tim để một lòng cổ vũ đội tuyển. Trên mạng xã hội, người ta quên đi mình là fan Real, fan Barca hay fan Manchester United. Ở ngoài phố, tất cả đều vỡ òa một niềm vui sau khi cùng nhau trải qua đủ cung bậc cảm xúc từ tuyệt vọng tới đỉnh cao với những pha bóng nghẹt thở.  Suốt con đường về nhà mất đúng 1 tiếng đồng hồ của tôi, chẳng còn những con người khác nhau về công việc, về xuất thân, về địa vị,... mà tất thảy chỉ là những người hâm mộ bóng đá Việt Nam, đang hạnh phúc hò reo với những người anh em khác của mình trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng hát rền trời đầy máu lửa. 

Chúng ta đều là người hâm mộ nhiệt thành của tuyển U23 Việt Nam, đi đủ cung bậc cảm xúc trước khi vỡ oà sau cú sút luân lưu cuối. Mà đâu chỉ ở Việt Nam, những người bạn xa xứ cũng cập nhật trạng thái trên Facebook khi theo dõi U23 đá, dù lúc đó là rạng sáng ở nước ngoài. Trên những sân vận động của Trung Quốc, vẫn vang lên những tiếng hét cổ vũ “Việt Nam, Việt Nam” quen thuộc mà ai xem trận đấu qua TV đều có thể nghe rõ mồn một.

Chiến thắng của U23 là một kỳ tích, là một bất ngờ chấn động cả khu vực. Nó nói với tất cả chúng ta rằng: Điều kỳ diệu là có thật! Và chỉ cần ta cố gắng hết sức, ta không bỏ cuộc với mỗi trận chiến của mình. Giữa biển cờ hoa rực rỡ với những tiếng hò reo đến lạc cả đi vì hạnh phúc, tôi không chỉ cảm nhận được niềm vui và sự phấn khích đơn thuần, mà còn được tiếp thêm sức mạnh bởi những chàng trai ấy. Bởi, họ đã không bỏ cuộc, đã lì lợm chiến đấu và đã thực sự tạo nên một điều kỳ diệu. Chiến thắng sẽ đến cho người có đủ cản đảm để chiến đấu đến cùng, và hôm nay, U23 Việt Nam đã cho tôi thấy cái ý nghĩa đẹp đẽ ấy từ chiến thắng vinh quang của họ. 

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 13.

Có câu nói: “Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Còn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”.

Các chàng trai U23 Việt Nam đã cùng nhìn về một hướng và đi xa tới trận đấu mà không ai có thể nghĩ tới trước khi giải đấu diễn ra. Đội tuyển hãy yên tâm, các bạn không hề bước một mình, bởi đằng sau lưng các bạn là sự ủng hộ và trái tim tin yêu từ hàng chục triệu người hâm mộ. Cảm ơn đội tuyển U23 vì những sự cống hiến không biết mệt mỏi trên sân và cảm xúc bùng nổ mà các bạn mang lại.

Giờ, chúng ta cùng nhau bước tiếp!

10 năm rồi, cái cảm giác rực lửa tự hào, rực cờ hoa chiến thắng bóng đá mới được tái hiện lại bởi U23... - Ảnh 14.

Bình luận (0)
Nguyễn  Anh Thư
Xem chi tiết
Baochau Le
Xem chi tiết
Baochau Le
26 tháng 12 2020 lúc 15:37

Giúp mik nha 😊

 

Bình luận (1)
Phương Dung
26 tháng 12 2020 lúc 16:31

ở Việt Nam xem vào lúc: 14 + 7 = 21h ngày 23/1/2019

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2018 lúc 7:22

e, Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế đời sống để rút ra vấn đề mang tính ý nghĩa tư tưởng, đạo lí

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
16 tháng 12 2023 lúc 11:48

Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:

  Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”. 

            Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.

        Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn. 

        Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.

        Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm. 

       Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ). 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 7 2019 lúc 11:15

Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là khác nhau về nội dung nghị luận.

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
Lê Thị Như Ngọc
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 1 2017 lúc 10:09

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết