Oanh Hoàng
Bài 1: Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm Rượu Hồng Đào(1) chưa nhấm đà say Thương nhau chưa đặng(2) mấy ngày Đã mang câu ơn trượng(3) nghĩa dày bạn ơi. Bài 2: Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng(4) Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu(5) ơi. Chú thích: (1) Rượu Hồng Đào: có nhiều cách giải thích khác nhau về rượu hồng đào. Hiện nay chưa ai biết rượu Hồng Đào được sản xuất cụ thể ở vùng nào của Quảng Nam và cách chế biến ra sao. Nhiều người cho rằng đây là một cách nói tượng trưng để ca ngợi sức th...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Vũ Phương Hạnh
Xem chi tiết

Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao là‘ những viên ngọc quý. Kho tàng ca dao đất Quảng nói riêng cũng có nhiều bài tiêu biểu, được các nhà sưutầm nghiên cứu đánh giá cao. Bài ca dao dưới đây là một ví dụ:

"Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm

  Rượu hồng đào chưa nhấm đã say

  Bạn về nằm nghĩ gác tay

  Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta."

Trước tiên phải nói rằng bài ca dao này có những dị bản, đó là đặc tính của văn học truyền miệng, về âm tiết, cũng có nhiều dị biệt, mà lâu nay đã có nhiều bài viết và bàn luận các từ chưa mưa đà (dấu huyền) thấm (chữ â)hay chưa mưa đã (dấu ngã) thắm (chữ ă) và “chưa nhấm (chữ â) đà (dấu huyền) say hay chưa nhắm(chữ ă)đã(dấu ngã) say.

Nội dung bài ca dao nói lên tình cảm đậm đà chung thủy của con người xứ Quảng đối với tao nhân mặc khách nói chung và tình cảm nam nữ nói riêng.

Cho dù một số từ có khác nhau về chữ, về dấu, một phần có thể do ngữ điệu phát âm từng vùng, nên kí tự có thể sai lệch. Nhưng hai câu đều nói lên một vùng đất màu mỡ, dù chưa mưa đất cũng đã đủ độ ẩm cho việc cấy trồng (chưa mưa đà thấm) hoặc đã cấy trồng rồi, trời chưa mưa cây cối vẫn đủ độ ẩm để xanh tốt (chưa mưa đã thấm).

Bài ca dao dùng chữ nhấm là chính xác. Ý nghĩa câu thơ đều nhằm nói lên thứ rượu ngon của địa phương đem đãi khách quý. Ởđây rượu ngon đến mức mới ngửi thấy hơi đã say. Câu thơ nói lên trọn tình trọn nghĩa với khách, mà ở đây là người bạn tình.

Hai câuđầu, các tác giả dân gian đã vận dụng các thể hứng, tỉ, phú… của thơ ca dân gian truyền thống để mở ra một không gian tình cảm nhằm chuyển đến đỉnh điểm của nội dung bài thơ cho hai câu tiếp theo.

Tình ta như chất đất đồng quê màu mỡ, như rượu quý quê hương thơm ngon. Hay nói một cách khác, tình ta như “bát nước đầy” dang tay mở rộng lòng ra đón mà bạn lại chưa hiểu hết cho. Hai câu thơ như nhắn gửi, như hờn dỗi của sự thầm trách đáng yêu:

"Bạn về nằm nghĩ gác tay

 Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta."

Lời thơ mang sắc thái khuyên nhủ, giãi bày (bạn về nằm nghĩ gác tay) suy xét chín chắn và so sánh cân nhắc kĩ càng để đừng nhầm lẫn tình cảm của người “ơn trượng, nghĩa dày” với người vô ơn bạc nghĩa.

Tóm lại, bài ca dao mới đọc tưởng như chỉ nhằm đề cập cảnh giàu dẹp và tình người chung chung của đất Quảng. Nhưng thực ra, đây là một bài ca dao về tình bạn thủy chung, tình yêu nồng thắm của một đôi traigái, cụ thể hơn, đó là tình cảm của một chàng trai đất Quảng. Đây là một bài ca dao hay, giàu tính chân thực, một viên ngọc quý trong kho tàng ca dao, dân ca chẳng những của đất Quảng mà là của cả nước.

CHÚC BẠN HỌC TỐT , NẾU MÌNH LÀM SAI THÌ HÃY BẢO MÌNH CHỨ ĐỪNG BÁO VI PHẠM MÌNH NHÉ ! CẢM ƠN

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Bảo Nhi
Xem chi tiết
Pé Đang Ik Ngủ
Xem chi tiết
︵✰Ah
23 tháng 1 2021 lúc 10:41

Nội dung bài ca dao nói lên tình cảm đậm đà chung thủy của con người xứ Quảng đối với tao nhân mặc khách nói chung và tình cảm nam nữ nói riêng.

Cho dù một số từ có khác nhau về chữ, về dấu, một phần có thể do ngữ điệu phát âm từng vùng, nên kí tự có thể sai lệch. Nhưng hai câu đều nói lên một vùng đất màu mỡ, dù chưa mưa đất cũng đã đủ độ ẩm cho việc cấy trồng (chưa mưa đà thấm) hoặc đã cấy trồng rồi, trời chưa mưa cây cối vẫn đủ độ ẩm để xanh tốt (chưa mưa đã thấm).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 2 2018 lúc 16:54

Chọn đáp án B

Có thể dựa vào đặc sản rượu Hồng Đào để tìm ra địa danh còn thiếu trong câu ca dao là "Quảng Nam"

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 8 2018 lúc 11:57

Chọn đáp án B

Có thể dựa vào đặc sản rượu Hồng Đào để tìm ra địa danh còn thiếu trong câu ca dao là "Quảng Nam"

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Ngọc Linh
Xem chi tiết
Chibi Usa
28 tháng 9 2017 lúc 13:09

Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao là‘ những viên ngọc quý. Kho tàng ca dao đất Quảng nói riêng cũng có nhiều bài tiêu biểu, được các nhà sưutầm nghiên cứu đánh giá cao. Bài ca dao dưới đây là một ví dụ:

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm đã say

Loading...

Bạn về nằm nghĩ gác tay

Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta.

Trước tiên phải nói rằng bài ca dao này có những dị bản, đó là đặc tính của văn học truyền miệng, về âm tiết, cũng có nhiều dị biệt, mà lâu nay đã có nhiều bài viết và bàn luận các từ chưa mưa đà (dấu huyền) thấm (chữ â)hay chưa mưa đã (dấu ngã) thắm (chữ ă) và “chưa nhấm (chữ â) đà (dấu huyền) say hay chưa nhắm(chữ ă)đã(dấu ngã) say.

Nội dung bài ca dao nói lên tình cảm đậm đà chung thủy của con người xứ Quảng đối với tao nhân mặc khách nói chung và tình cảm nam nữ nói riêng.

Cho dù một số từ có khác nhau về chữ, về dấu, một phần có thể do ngữ điệu phát âm từng vùng, nên kí tự có thể sai lệch. Nhưng hai câu đều nói lên một vùng đất màu mỡ, dù chưa mưa đất cũng đã đủ độ ẩm cho việc cấy trồng (chưa mưa đà thấm) hoặc đã cấy trồng rồi, trời chưa mưa cây cối vẫn đủ độ ẩm để xanh tốt (chưa mưa đã thấm).

Bài ca dao dùng chữ nhấm là chính xác. Ý nghĩa câu thơ đều nhằm nói lên thứ rượu ngon của địa phương đem đãi khách quý. Ởđây rượu ngon đến mức mới ngửi thấy hơi đã say. Câu thơ nói lên trọn tình trọn nghĩa với khách, mà ở đây là người bạn tình.

Hai câuđầu, các tác giả dân gian đã vận dụng các thể hứng, tỉ, phú… của thơ ca dân gian truyền thống để mở ra một không gian tình cảm nhằm chuyển đến đỉnh điểm của nội dung bài thơ cho hai câu tiếp theo.

Tình ta như chất đất đồng quê màu mỡ, như rượu quý quê hương thơm ngon. Hay nói một cách khác, tình ta như “bát nước đầy” dang tay mở rộng lòng ra đón mà bạn lại chưa hiểu hết cho. Hai câu thơ như nhắn gửi, như hờn dỗi của sự thầm trách đáng yêu:

Bạn về nằm nghĩ gác tay

Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta.

Lời thơ mang sắc thái khuyên nhủ, giãi bày (bạn về nằm nghĩ gác tay) suy xét chín chắn và so sánh cân nhắc kĩ càng để đừng nhầm lẫn tình cảm của người “ơn trượng, nghĩa dày” với người vô ơn bạc nghĩa.

Tóm lại, bài ca dao mới đọc tưởng như chỉ nhằm đề cập cảnh giàu dẹp và tình người chung chung của đất Quảng. Nhưng thực ra, đây là một bài ca dao về tình bạn thủy chung, tình yêu nồng thắm của một đôi traigái, cụ thể hơn, đó là tình cảm của một chàng trai đất Quảng. Đây là một bài ca dao hay, giàu tính chân thực, một viên ngọc quý trong kho tàng ca dao, dân ca chẳng những của đất Quảng mà là của cả nước.

Bình luận (0)
Ngoc diep
12 tháng 9 2021 lúc 20:52

Hi

Bình luận (0)
Hồng Hạnh
Xem chi tiết
No name
Xem chi tiết
thu hien
21 tháng 6 2018 lúc 21:43

 Ý nghĩa nhân văn của bài thơ "Tự tình II" (Hồ Xuân Hương) là : 
* Thể hiện sự tự nhận thức về bản thân người phụ nữ - điều mà trong văn học Trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI hầu như không thể hiện. 
* Đề cao ý thức cá nhân, ý thức về vẻ đẹp (ngoại hình, tâm hồn,...), thân phận , bản lĩnh, và sự phản kháng khá mạnh mẽ của người phụ nữ trước những ràng buộc của lễ giáo phong kiến 
* Thể hiện khao khát chính đáng và đáng trân trọng của người phụ nữ về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình,..

Bình luận (0)
Lý Tiểu Châu
21 tháng 6 2018 lúc 21:41

A. ĐÊM KHUYA CÔ ĐƠN

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

-     Đêm đã về khuya, tiếng trống canh dồn dập từ xa vọng lại. Chỉ có một mình trơ trọi trước cảnh vật. Cái hồng nhan cụ thể hóa cái cá thể dằn vặt, thao thức.

-     Hồng nhan (má hồng) đẹp, cao quý mà đem chữ cái đặt lên trên, hơn nữa còn trơ, trơ cái hồng nhan thì thật là chán chường và khinh bạc. Đem cái hồng nhan đối lập với cảnh vật nước non thì không chỉ thể hiện nỗi buồn bực mà còn như thách thức, mỉa mai một cách chán ngán.

-     Hai câu thơ diễn tả tình cảm cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ đêm khuya thanh vắng, chuẩn bị giãi bày một tâm sự.

B. CẢNH NGỤ TÌNH

1.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

-     Men rượu bốc lên từ cơn say trước đó đã thoảng bay đi, giờ lại tỉnh. Hương rượu chỉ sự thề bồi (gương thề, chén thề). Say rồi tỉnh nói về rượu mà cũng có thể nói về tình. Hương tình dù vương vấn nhưng rồi lại thoảng bay đi.

-     Trăng gợi nhân duyên (trăng thề). Trăng khuyết chưa tròn ngụ ý nhân duyên chưa tròn như mong ước.      .

-  Sau bao lần gặp gỡ, tình dù vương vấn rồi lại thoáng qua mau. Ngày tháng trôi đi, tuổi xanh thấm thoát mà nhân duyên vẫn chưa thỏa lòng mong ước.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

chỉ duyên tình lỡ làng.

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

 Chỉ tình duyên muộn màng.

2.                    

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

-     Sau khi trông lên bầu trời có vầng trăng khuyết xế bóng, nhà thơ nhìn cảnh vật trước mắt. Hết đám rêu này đến đám rêu khác mọc trên mặt đất: thời gian vô tình cứ trôi qua. Nhìn ra xa, mấy hòn núi đá tận chân mây. Núi đá luôn trơ với trời xanh, nhưng núi dù già đến đâu vẫn là non:

Núi bao nhiêu tuổi vẫn là núi non.

                                                                                    (Ca dao)

cho nên thiên nhiên luôn vĩnh hằng.

-     Thời gian thì lạnh lùng trôi, không gian non nước cứ vĩnh cửu. Còn con người, trước thời gian và không gian, cảm thấy nhỏ bé, kiếp đời ngắn ngủi, tuổi xuân qua mau...

-     Hơn nữa, rêu không mọc đều đặn tầng tầng, lớp lớp mịn màng mà mọc xiên, lại xiên ngang. Mấy hòn núi không chỉ đứng sừng sững nơi chân mây lại đâm, đâm toạc. Xiên ngang, đâm toạc mạnh mẽ, có vẻ ngang ngạnh, bướng bỉnh, thể hiện một nỗi bực dọc, phản kháng duyên phận, ấm ức duyên tình.

C. LỜI THAN THỞ

1.                          

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

-     Năm tháng trôi qua, xuân đi, rồi xuân lại trở về mà cuộc tình vẫn chưa được vuông tròn.

-     Mùa xuân trở về với thiên nhiên cây cỏ nhưng tuổi xuân vẫn không trở lại với con người. Thực tại phũ phàng: thiên nhiên dường như đối kháng với con người:

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

                                                                                    (Xuân Diệu.)

2.                          

Mảnh tình san sẻ tí con con.

-     Có thể người phụ nữ đang ôm mảnh tình để đợi kẻ tình chung. Nhưng thời gian cứ trôi qua, mảnh tình san sẻ đi lại mà vẫn chưa tìm được kẻ chung tình, nên tuổi xuân và tình yêu cứ mòn mỏi.

-     Không được cả cuộc tình, khối tình mà chỉ mảnh tình. Nhưng mảnh tình san sẻ cũng chỉ đáp ứng một tí con con mà thôi. Câu thơ cực tả tâm trạng chua chát, tủi buồn của chủ thể trữ tình.

Bình luận (0)
sieuvegeto
21 tháng 6 2018 lúc 21:40

I. Hai câu đề gợi khung cảnh tự tình

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

   Thời gian lúc nửa đêm nên không gian thật vắng lặng, tịch mịch, chỉ nghe tiếng trống cầm canh từ xa vẳng lại, vạn vật đã chìm sâu trong giấc ngủ, chỉ có nhà thơ còn trăn trở thao thức với tâm sự riêng tây.

   Đã nghe văng vẳng thì không thể có tiếng trống thúc dồn dập được. Âm thanh tiếng trống trở thành âm vang của cõi lòng nôn nao, bồn chồn. (Mỏ thảm không khua mà cũng cốc/ Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om). Bao sức sống dồn nén trong chữ dồn ấy như chực trào ra.

   Lẻ loi trước thời gian đêm khuya và bẽ bàng trước không gian non nước nên cái hồng nhan trơ ra. Cách dùng từ sáng tạo và đầy bất ngờ: hồng nhan là một vẻ đẹp thanh quý mà dùng từ cái tầm thường để gọi thì thật là rẻ rúng, đầy mỉa mai chua xót. Trơ là một nội động từ chỉ trạng thái bất động, hàm nghĩa đơn độc, chai sạn trước nắng gió cuộc đời. Biện pháp đảo ngữ trơ cái hồng nhan đã nhấn mạnh nỗi đơn độc, trơ trọi, bẽ bàng của thân phận. Câu thơ chứa đựng nỗi dau của kiếp hồng nhan. Đặt cái hồng nhan trong mối tương quan với nước non quả là táo bạo, thách thức, cho thấy tính cách mạnh mẽ của nữ thi sĩ, khao khát bứt phá khỏi cái lồng chật hẹp của cuộc đời người phụ nữ phong kiến.

2. Hai câu thực nói rõ hơn tàm trạng của nhà thơ:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.

   Hai câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ. Hương rượu như hương tình, lúc lên men dậy sóng nhưng cũng chóng nhạt phai nên cuộc đời chao đảo, ngả nghiêng. Thật là trớ trêu cho con tạo. Cái ngọt ngào nồng nàn chỉ thoảng qua còn lại là dư vị chua chát, đắng cay. Say rồi lại tỉnh gợi cái vòng luẩn quẩn, dở dang. Còn vầng trăng khuya càng thêm chơ vơ, lạnh lẽo. Trăng đã xế như tuổi đã luống mà chưa bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn. Hai hình ảnh gợi hai lần đau xót. Vầng trăng của Thuý Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) là vầng trăng vỡ, còn của Xuân Hương mãi mãi là vầng trăng khuyết.

Bình luận (0)
Nguyễn Châu Anh Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Châu Anh Tuấn
15 tháng 1 2019 lúc 19:38

hay quá các bn hãy cho nhiều like và bình luận nhé

Bình luận (0)
Trường lê
15 tháng 1 2019 lúc 19:44

hay giỏi vậy

Bình luận (0)
Quách Quách Cá Tính
16 tháng 1 2019 lúc 17:07

bài nghe cũng hay mà bạn ơi bạn có thể làm một bài thư nói về công ơn của cha mẹ ko? ko chép trên mạng nha.

Bình luận (0)