Những câu hỏi liên quan
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 2 2022 lúc 20:41

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

-> Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.

Bình luận (1)
Ngô Đức quý
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 21:13

- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:

Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.

⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:

+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.

+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:47

Tham khảo!

Trong hai khổ thơ đầu, tác giả chìm đắm trong nỗi nhớ, cứ ngỡ cảnh vật nơi đây là lúc tác giả ở quê thì đối lập với nó là khổ thơ cuối cùng, ta thấy được ông đã ý thức được mình đang ở chốn “quê người” với nhiều điều xa lạ. Nhưng cũng chính vì vậy mà nỗi nhớ quê hương của ông càng được khắc họa, bộc lộ rõ nét hơn. Dù có đi nơi xa thì những điều gắn bó, quen thuộc vẫn mãi đọng lại trong tiềm thức của ta. Điều đó giúp cho người đọc đồng cảm với tâm trạng của tác giả khi ở nơi xa, đồng thời bộc lộ được tình cảm thương yêu, nhớ da diết tới quê hương

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 11 2019 lúc 11:54

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 8 2017 lúc 9:55

 - Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.

    + Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).

    + Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .

    + Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.

    + Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.

    → Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.

  - Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.

    + Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

    + Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.

    + Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).

    + Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.

  - Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.

    → Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.

Bình luận (0)
huu nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 7:25

Tham khảo!

- Khổ thơ 1, 2: là hình ảnh đẹp, ông đò mang lại niềm vui cho mọi người mỗi dịp tết đến xuân về.

- Khổ 3, 4: không khí vắng vẻ, chẳng còn ai thuê ông đồ viết chữ.

Qua đó, cho thấy thú vui một thời đó là chơi câu đối đã bị lãng quên, ông đồ cũng dần bị lãng quên theo năm tháng.

Bình luận (0)
Pandazi Đào
Xem chi tiết
Gaming DemonYT
21 tháng 2 2021 lúc 16:34

Hình ảnh ông đồ được khắc họa trong mốc thời gian mùa xuân, đều gắn liền với mực tàu, giấy đỏ nhưng ở hai cảnh ngộ khác nhau.- Hình ảnh ông đồ ở thời vàng son:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người quạ

+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.

+ Vào thời điểm hoa đào nở “lại thấy” ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ. Nhịp điệu thơ sôi nổi, náo nức diễn tả sự xuất hiện của ông đồ già vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam. Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng baỵ

+ Tài hoa của ông đồ được thể hiện: hoa tay thảo những nét - như phượng múa rồng hay. Tài năng của ông được mọi người hết lời khen ngợi: bao nhiêu người - tấm tắc ngợi khen tài.

+ Như vậy, ông đồ là người được mọi người kính trọng, kính nể, là trung tâm chú ý của mọi người qua đường. - Hình ảnh ông đồ ở thời tàn phai: Nhưng mỗi năm, mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầụ

+ Mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu giọng thơ lắng xuống, điệp từ mỗi gợi sự xa vắng, thưa thớt dần - hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Phép nhân hóa giấy đỏ buồn, mực sầu diễn tả hình ảnh giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.

+ Như vậy, ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác. - Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi baỵ

+ Nền học thuật xưa coi trọng chữ Hán, người dân có truyền thống xin chữ cầu may vào những dịp đầu năm. Hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ cùng hình ảnh ông đồ già gợi không khí của văn hóa, không khí của cái đẹp. Thêm vào đó là hình ảnh đông vui, tấp nập của người qua đường tới thuê viết chữ, xem chữ, ngợi khen ông đồ. Nhưng truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đang dần tàn lụi bởi mỗi năm mỗi vắng, những người thuê viết nay không còn tới. Bởi thế, vẫn là không khí văn hóa của cái đẹp (hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ - ông đồ) nhưng tất cả đã mang một sắc thái khác: giấy buồn, mực sầu, ông đồ ngồi bên đường mà không ai hay, quang cảnh xung quanh cũng gợi sự tàn lụi, buồn với những hình ảnh lá vàng, mưa bụi.

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

+ Khổ thơ cuối, hoa đào vẫn nở nhưng hình ảnh ông đồ đã biến mất gợi lên một nỗi buồn, một niềm trắc ẩn sâu xa cho những người đã trở thành cũ kĩ trước năm tháng và bị thời thế khước từ. Đó là sự biến mất không chỉ của một người (ông đồ) mà còn là cả một thế hệ (những người yêu và tôn thờ cái đẹp) trong xã hội đương thời.

- Khắc họa hình ảnh ông đồ, bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, kết thúc bài thơ không thấy ông đồ. Kết cấu “đầu cuổì tương ứng” và tứ thơ “cảnh cũ người đâu” đã thể hiện thành công niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ khi vắng bóng ông đồ. Đó là niềm cảm thương chân thành trước số phận, tình cảm của những ông đồ đang tàn tạ khi thời thế đổi thay. Đồng thời nhà thơ thể hiện tâm trạng, nhớ nhung tiếc nuối cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Tâm trạng này thể hiện một tinh thần nhân văn và một tinh thần dân tộc cao đẹp (tiếc nuối phong tục văn hóa truyền thống đã tàn phai).

Bình luận (0)