Hoàn cảnh sánh tác bài thơ khi con tu hú
PHẦN I (6 điểm): Mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu viết
Khi con tu hú gọi bầy
Câu 1 : Chép chính xác chín câu còn lại để hoàn thành bài thơ.
Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo em, vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy? Câu 3. Cho câu chủ đề:
Bốn câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” là bức tranh tâm trạng chân thực và cảm động của nhà thơ Tố Hữu.
Hãy viết đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) để làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lý một câu cảm thán, một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ).
PHẦN II (4 điểm): Cho đoạn thơ sau: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…”
(Trích “ Ông đồ”, Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục VN)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên
Câu 2. Trong hai câu thơ “ Giấy đỏ buồn không thắm; / Mực đọng trong nghiên sầu…” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Từ những vần thơ cảm động, sâu lắng trong bài “ Ông đồ”, hãy viết đoạn văn nghị luận (dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.
Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh: khi tác giả bị bắt giam trong trại giam Thừa phủ.
Tìm một bài thơ đã học có hoàn cảnh sáng tác tương đồng như bài “ Khi con tu hú”
1)bài thơ khi con tu hú ddược nhà thơ tố hữu sáng tacs trong hoàn cảnh nào??
Thuộc thể thơ gì??
2)câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì??vì sao??
3)mổ đàu bài thơ''khi con tu hú'',nhà thơ viết''khi con tu hú gọi bầy '',kết thúc bài thơ cũng là''con chim tu hú ngoài trời cứ kêu;;,theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì??
(các bn giúp mk nha thank nhìu<3)
1)bài thơ khi con tu hú ddược nhà thơ tố hữu sáng tacs trong hoàn cảnh nào??
Thuộc thể thơ gì??
=>hoàn cảnh: tháng 4/ 1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, Tố Hữu bị giặc bắt giam (khi đó nhà thơ mới chỉ có 19 tuổi), đến tháng 7/ năm 1939 khi giam tại nhà lao Thừa Thiên, ông đã sáng tác bài thơ này.
=> lục bát
2)câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì??vì sao??
=> câu cảm thán vì có từ :'' ôi'' ; và dấu :''!''
3)mổ đàu bài thơ''khi con tu hú'',nhà thơ viết''khi con tu hú gọi bầy '',kết thúc bài thơ cũng là''con chim tu hú ngoài trời cứ kêu;;,theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì??
– Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic.
=> Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình độc lập đang cháy hừng hực nơi tâm hồn người chiến sĩ trẻ.
1. Hoàn cảnh sáng tác: Ở trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam ở đây.
( Cái này có trong sgk nhé!! )
Thể loại: Lục bát
2. Cảm thán. Vì có dấu chấm than và các từ ngữ bộc lộ cảm xúc của tác giả ( ôi, làm sao )
3. Ý nghĩa của việc lặp lại tiếng chim tu hú: Làm cho câu thơ thêm sinh động, đồng thời thể hiện được tình yêu thiên nhiên, đất trời của tác giả. Ông luôn khao khát được sự tự do, đó cũng là hình ảnh của những chiến sĩ bị giam trong tù.
Đề 1:Cho câu thơ sau
Khi con tu hú gọi bầy
1.Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết nó thuộc bài thơ nào?của ai?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và nêu tác dụng của chúng.
3.Viết đoạn văn T-P-H (12c) phân tích khổ thơ vừa chép để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.Đoạn văn có sử dụng hợp lý 1 câu cảm thán,1 câu phủ định (gạch chân và chú thích.
4.Trong bài thơ trên,tiếng chim tu hú không chỉ xuất hiện ờ đầu bài thơ mà còn ở khổ thơ cuối.Điều đó có tác dụng gì? Hãy tìm 1 bài thơ khác đã học cũng có cấu trúc như vậy và nêu rõ tên tác giả.
Giúp mik với ạ mik đang gấp ạ :(((
Câu 1: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Song thất lục bát
D. Tám chữ
Câu 2: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Tố Hữu mới giác ngộ cách mạng
B. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ
C. Khi Tố Hữu vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạng
D. D. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà tù Lao Bảo ( Quảng Trị)
Câu 3: Nhận xét nào dưới đây đúng với nội dung sáu câu đầu của bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Bức tranh thiên nhiên u ám
B. Một thế giới rực rỡ sắc màu, âm thanh rộn ràng, tràn trề nhựa sống
C. Một không gian ngột ngạt, khó chịu
D. Cảnh rừng núi hưu quạnh, âm u
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây đúng với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn câu cuối của bài thơ “Khi con tu hú”?
A. Buồn bực vì tiếng chim tu hú kêu
B. Nhớ mong da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù
C. Muốn vượt ngục để trở về với gia đình
D. Ngột ngạt, uất ức, khao khát được tự do
Câu 5: Trong bài thơ “ Khi con tu hú”, hình ảnh nào được lặp lại hai lần?
A. Nắng đào
B. Lúa chiêm
C. Con tu hú
D. Diều sáo
Câu 6: Ở bài “ Tâm tư trong tù” ( Tố Hữu viết trong những ngày đầu bị giặc bắt giam) có đoạn:
Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Đoạn thơ trên gợi ta liên tưởng đến đoạn nào của bài “ Khi con tu hú”?
A. Đoạn 1
B. Đoạn 2
Câu 7: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Bác Hồ trong nhà lao của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc
B. Khi Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Khi Bác Hồ mới về nước, Người sống và hoạt động ở Cao Bằng
D. Khi Bác Hồ hoạt động ở Tân Trào
Câu 8: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Tự do
Câu 9: Giọng điệu chung của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là gì?
A. Hào hùng, bay bổng
B. Buồn thương, phiền muộn
C. Dằn vặt, uất ức
D. Đùa vui, dí dỏm, khỏe khắn, tự nhiên
Câu 10: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?
A. Bình tĩnh, chủ động trong mọi hoàn cảnh
B. Ung dung, lạc quan trước mọi gian lao, khó khăn của cuộc sống cách mạng
C. Tiết kiệm mọi thứ để phục vụ kháng chiến
D. Phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc sống thiếu thốn để làm cách mạng
Theo em, bức tranh mùa hè trong bài thơ "Khi con tu hú" là cảnh trong trí tưởng tượng của tác giả. Bởi lúc này nhà thơ Tố Hữu đang bị bắt giam trong nhà lao Thừa Thiên. Trong ngục tù tăm tối, tác giả nghe được âm thanh tiếng chim tu hú. Từ đó gợi lên trong suy nghĩ khung cảnh của mùa hè mà tác giả đã từng được nhìn ngắm nhìn khi còn tự do.
Đề bài: Cảm nhận 4 câu thơ cuối của bài thơ"Khi con tu hú"
Mẫu:
a. MB: Gth tgia(tên, phong cách)
tác phẩm(tên, nội dung khái quát bài thơ)
giới thiệu vấn đề cần nghị luận
(chép đoạn thơ)
b. TB
Ý 1: Hoàn cảnh ra đời bài thơ
+Nêu vị trí của đoạn cần cảm nhận trong mối liên hệ với đoạn thơ trước.
(Nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ nằm ở phần sau bài thơ)
Ý 2: :Luận điểm chính
+ luận cứ 1, lc 2, lc 3...
(trong mỗi lc phải xác định nội dung và nghệ thuật rồi lồng vào nhau)
Ý 3: Đánh giá:
Nội dung, nghệ thuật
Tác giả: tài năng , tấm lòng
c. KB
Nêu ấn tượng , cảm nghĩ của mình.
cần có sự liên hệ và mở rộng.
Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.
Nổi bật ở đoạn thơ:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.
Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.
✿TLam☕☘
So sánh bài thơ khi con tu hú với hai bài thơ vào ngục Quảng Đông cảm tác và đập đá ở Côn Lôn
So sánh Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn
Giống nhau:
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật. ( 8 câu, 7 chữ/ câu )
- Cấu trúc: theo trình tự. ( Đề, thực, luận, kết )
- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.
- Lối nói: khoa trương, phóng đại ⇒ Khẩu khí của một bậc anh hùng hào kiệt.
Khác nhau:
- Cách gieo vần ở hai bài thơ có khác nhau:
+ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác": tiếng cuối câu 2 ( câu đề ) hiệp vần với câu 6 ( câu luận ), câu 4 ( câu thực ) hiệp vần với câu 8 ( câu kết ).
+ "Đập đá ở Côn Lôn": tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau.
- Trình tự:
+ Câu đề: ( ghi rõ 2 câu đề của cả 2 bài )
+ Câu thực: ( ... )
+ Câu luận: ( ... )
+ Câu kết: ( ... )
Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A Sáng tác tháng 3 – 1939 khi tác giả bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
B Sáng tác tháng 4 – 1939 khi tác giả bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
C Sáng tác tháng 7 – 1939 khi tác giả bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
D Sáng tác tháng 7 – 1939 khi tác giả bị bắt giam tại nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị).