Những câu hỏi liên quan
Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
22 tháng 10 2016 lúc 23:04

Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta.

Vương triều này do vua Gúp-ta lập, có vai trò tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ ; tiếp đó, tấn công chiếm cao nguyên Đê-can, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.

Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 - 467), vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc cả dưới thời Hậu Gúp-ta (467 — 606) và V ương triều Hác-sa tiếp theo (606 — 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII. Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.

Ở Bắc Ấn Độ, thành phố Ka-pi-la-va-xtu là quê hương của nhà hiền triết Sít-đác-ta, sau trở thành Phật tổ, hiệu là Sa-ky-a Mu-ni (Thích Ca Mâu Ni). Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa, đến thế kỉ VII.

Cùng với sự truyền bá Phật giáo, lòng tôn sùng đối với Phật, người ta đã làm hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

Cùng với Phật giáo, Ẩn Độ giáo (hay Hinđu giáo) cũng ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sane tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt) Visnu, (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét). Đó là những lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi. Người ta xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo.

Người Ấn Độ sớm có chữ viết, như chữ cổ vùng sông Ấn từ 3000 năm TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có thể có từ 1000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ Phạn dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết văn bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.



 

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 8 2017 lúc 6:07

Đáp án: D

Bình luận (0)
dang thi khanh ly
Xem chi tiết
Phương Dung
17 tháng 12 2020 lúc 22:32

1.  Vai trò của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:

- Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526).

- Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.

- Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.

Bình luận (0)
Phương Dung
17 tháng 12 2020 lúc 22:33

2. Vai trò của Vương triều Mô-gôn:

- Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.

- Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới.

- Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành đỏ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 3 2017 lúc 15:45

Chọn D

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
20 tháng 9 2023 lúc 8:01

- Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt. Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì, chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương trều Hồi giáo, lấy Đê-li làm kinh đô.

- Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng

+ Kinh tế: nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính, thương mại phát triển mạnh mẽ.

+ Văn hóa – xã hội: Tầng lớp Bà La Môn vẫn được xem là đẳng cấp cao nhất, nhưng thực quyền thuộc về những người Hồi giáo.

Bình luận (0)
Ngô Nguyễn Kim Ngân
Xem chi tiết
Dương Hoàng Thanh Mai
3 tháng 10 2021 lúc 10:55

A. Vương triều Ấn Độ Mô Gôn

Bình luận (0)
Đoàn Nguyễn
3 tháng 10 2021 lúc 12:30

A.Ấn Độ Mô Gôn

Bình luận (0)
bùi ngọc bảo quỳnh
Xem chi tiết
Phương Dung
29 tháng 12 2020 lúc 23:24

Nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ vì:

Thời kì này, nền văn hóa vừa mới được hình thành. Những thành tựu đầu tiên của thời kì này có tác dụng định hình, mở đường cho sự phát triển của văn hóa Ấn Độ theo hướng thích hợp nhất. Những thành tựu đó là:

* Về tư tưởng:

- Phật giáo:

+ Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.

+ Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

- Ấn Độ giáo:

+ Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo. 

* Chữ viết:

- Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp.

- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

* Kiến trúc, điêu khắc, văn học:

- Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

- Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 3 2018 lúc 10:25

Đáp án D

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Bích
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 8:38

Câu 1: sông Ấn và sông Hằng

Câu 2: Vương triều Gúp - ta; Vương triều Hồi giáo Đê - li; Vương triều Hồi giáo Mô - gôn.

Tham khảo:

Thời kì vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa:

- Về kinh tế:

+ Đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt, nông nghiệp phát triển.

+ Thủ công nghiệp: phát triển nghề luyện kim, dệt, biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc,…

- Về xã hội: đời sống nhân dân ổn định. Xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp – ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.

- Về văn hóa:

+ Đạt nhiều thành tựu to lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời và phát triển, đã có chữ viết ban đầu,…

+ Đây là thời kì định hình của nền văn hóa Ấn Độ.

 



 

Bình luận (0)
Đại Phạm
27 tháng 9 2021 lúc 10:57

Câu 1: sông Ấn và sông Hằng

Câu 2: Vương triều Gúp - ta; Vương triều Hồi giáo Đê - li; Vương triều Hồi giáo Mô - gôn.

Thời kì vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa:

- Về kinh tế:

+ Đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt, nông nghiệp phát triển.

+ Thủ công nghiệp: phát triển nghề luyện kim, dệt, biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc,…

- Về xã hội: đời sống nhân dân ổn định. Xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp – ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.

- Về văn hóa:

+ Đạt nhiều thành tựu to lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời và phát triển, đã có chữ viết ban đầu,…

+ Đây là thời kì định hình của nền văn hóa Ấn Độ.

 

Bình luận (0)