Mọi người ơi TvT
Cho tôi vài BT về từ trái nghĩa và tác dụng của từ trái nghĩa đi! Thanks trước!
Viết một đoạn văn ngắn ( 6 - 8 câu ) trình bày cảm nghĩ của em về mái trường
Trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa
GẠCH CHÂN dưới cái cặp đồng nghĩa trái nghĩa đó giúp tui với mọi ng ơi
Em tham khảo:
Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ già, và cả đến những nhóm bạn trẻ cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông tri thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân, vẫn trầm ấm như ngày nào.
Từ trái nghĩa: già >< trẻ
Từ đồng nghĩa: thân thuôc = quen
Chào các bạn ~ Hiện giờ mình sắp làm KT rồi nhưng mình vẫn chưa biết cách làm những bài tập về từ đồng nghĩa , từ Hán Việt , từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa :(( Nên mong mọi người có dạng bài tập nào về từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , ... v.v như trên thì chia sẻ cho mình nha !
[Ở lớp bài tập cô giao ít quá nên mong nhận được sự giúp đỡ ! Cám ơn tất cả mọi người trước]
Một số đề nha: (TỪ ĐỒNG NGHĨA)
Bài 1 :
Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau :
a- TRời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu )
c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du )
d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên )
e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu )
Bài 2 :
Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :
a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.
Bài 3 :
Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại :
a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.
c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Bài 4 :
Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.
Bài 5 :
Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu :
a) Thợ + X
b) X + viên
c) Nhà + X
d) X + sĩ
Bài 6 :
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây :
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ).
c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Bài 7 :
Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm :
a) Cắt, thái, ...
b) To, lớn,...
c) Chăm, chăm chỉ,...
Bài 8 :
Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng“hoà” có trong mỗi nhóm :
Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
Bài 9 :
Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau :
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
( theo Nguyễn Đình Thi )
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Bài 10:
Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây :
Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....
Từ đồng âm
Bài 1 :
Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :
a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu .
b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò .
c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
Bài 2 :
Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc.
Bài 3 :
Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín.
Từ trái nghĩa
Bài 1:
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau :
thật thà, giỏi giang,cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hoà bình.
Bài 2 :
Đặt 3 câu với 3 cặp từ trái nghĩa ở BT1.
Bài 3 :
Với mỗi từ gạch chân dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa :
a) Già : - Quả già
- Người già
- Cân già
b) Chạy : - Người chạy
- Ôtô chạy
- Đồng hồ chạy
c) Chín : - Lúa chín
- Thịt luộc chín
- Suy nghĩ chín chắn
Bài 4:
Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghãi đó.
Đặt câu với cặp từ trái nghĩa
Cho biết tác dụng của cặp từ trái nghĩa vừa đặt.
Đặt câu với cặp từ trái nghĩa
Cho biết tác dụng của cặp từ trái nghĩa vừa đặt.
Tham khảo
Đàn ông nông nổi giếng khơi,
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
=> Suy nghĩ của phụ nữ thường nông nổi, hạn hẹp còn của đàn ông thì sâu sắc
Viết đoạn văn biểu cảm về tác phẩm văn học : "Cảnh Khuya", "Rằm Tháng Giêng", "Sông Núi Nước Nam", "Bánh Trôi Nước" trong đó có sử dụng : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, điệp ngữ, từ đồng âm.Mọi người ơi ! Giúp mình với ! Ngày mai thi rồi !
1) Khái niệm về từ trái nghĩ ?
2)Cách sử dụng từ trái nghĩa?
3)Tác dụng của từ trái nghĩa
Gíup mình với mai lớp mình có tiết dự giờ
1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: cao - thấp, phải - trái, ngày - đêm...
2. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật
Lên sự việc, hoạt động, trạng thái... đối lập nhau.
a) đọc lại bài thờ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Dựa vào các kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó.
b) Nâu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ.
c) Hãy tìm một số cặp từ trái nghĩa khác để chứng minh rằng một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
a) Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Tương Như và Trần Trọng San đã diễn đạt rất rõ ràng và tinh tế nội dung của hai bài thơ nổi tiếng trong Đường thi: tình quê hương đậm đà. Các cặp từ trái nghĩa trong bản dịch cũng thể hiện trung thành ý nghĩa của nguyên tác, đó là các từ: ngẩng - cúi (Cảm nghĩ ...); trẻ- già; đi- lại (Ngẫu nhiên viết...).
b) Tác dụng của các cặp từ trái nghĩa:
- Ngấng đầu - cúi đầu có tác dụng gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.
- Trẻ - già, đi - về mang ý nghĩa khái quát nói về cả một quãng thời gian dài rời xa quê hương của tác giả.
Như vậy các cặp từ trái nghĩa đã tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động.
c) + cau già - cau non; rau già - rau non
+ xấu - đẹp; xấu - tốt; xấu - xinh
+ hoa tươi - hoa héo; cá tươi - cá ươn
+ ăn yếu - ăn mạnh; học lực yếu - học lực giỏi
a) Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Tương Như và Trần Trọng San đã diễn đạt rất rõ ràng và tinh tế nội dung của hai bài thơ nổi tiếng trong Đường thi: tình quê hương đậm đà. Các cặp từ trái nghĩa trong bản dịch cũng thể hiện trung thành ý nghĩa của nguyên tác, đó là các từ: ngẩng - cúi (Cảm nghĩ ...); trẻ- già; đi- lại (Ngẫu nhiên viết...).
b) Tác dụng của các cặp từ trái nghĩa:
- Ngấng đầu - cúi đầu có tác dụng gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.
- Trẻ - già, đi - về mang ý nghĩa khái quát nói về cả một quãng thời gian dài rời xa quê hương của tác giả.
Như vậy các cặp từ trái nghĩa đã tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động.
c) + cau già - cau non; rau già - rau non
+ xấu - đẹp; xấu - tốt; xấu - xinh
+ hoa tươi - hoa héo; cá tươi - cá ươn
+ ăn yếu - ăn mạnh; học lực yếu - học lực giỏi.
2. Tìm Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già
Phần 2: Sử dụng từ trái nghĩa
1.trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng có tác dụng gì?
2. Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái. Nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng Từ trái nghĩa
Hey
I knock out you
# Lieutenant Dm #