Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
minhanh
Xem chi tiết
bích hoang
Xem chi tiết

Tham khảo 

Bậc thầy của truyện ngắn thế giới Raymond Carver đã có câu nói rất hay rằng: “Tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Điều đó không sai bởi nền văn học Việt Nam phát triển thì không thể không công nhận những đóng góp tuyệt diệu của thể loại truyện ngắn, nó dung dị nhưng luôn mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về mọi khía cạnh của cuộc sống.

Văn học là một thế giới không bao giờ đóng trong một khuôn khổ mà nó luôn mở ra với muôn hình vạn trạng, đa dạng từ ngôn từ, hình ảnh đến cốt truyện, tinh tế trong cách chọn các biện pháp tu từ, nghệ thuật câu đưa người đọc đi từ cảm nhận này đến những bất ngờ, nút thắt khác. Nếu xem văn học là một nghệ thuật thì các nhà văn chính là những người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm, sáng tạo những điều nhân văn, đặc trưng có phong cách, sở trường riêng biệt làm nên một bức tranh văn học vĩ đại của Việt Nam. Trong những thể loại như tiểu thuyết, truyền thuyết, thơ,… thì truyện ngắn được xem là một cây đại thụ lớn phát triển từ lâu, ghi đậm dấu ấn theo năm tháng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng”, “Gió đầu mùa – Thạch Lam”, “Tắt đèn – Ngô Tất Tố”… Có thể thấy các nhà văn thể hiện rất thành công những tác phẩm truyện ngắn nói riêng cũng như những tác phẩm văn học với nhiều thể loại khác, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc và thời đại. Trong cái riêng biệt của phong cách nhà văn người ta tìm thấy diện mạo của tâm hồn đẹp, tính cách đặc trưng của một dân tộc, đó là điều khiến Tô Hoài có câu: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Ở truyện ngắn chính là thể loại thể hiện rõ nhất những điều này, từng câu văn, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết của mỗi tác phẩm truyện sẽ mang hơi thở của thời đại, dấu chân của nhà văn. Một thể loại văn học gắn liền cùng cuộc sống con người rất chân thực, dễ hiểu, súc tích nhưng vô cùng cuốn hút là nhận xét dành cho truyện ngắn. Trải qua nhiều thăng trầm thì đến nay truyện ngắn đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nên văn học, nó đã khẳng định với không ít những tác phẩm để đời, bất tử theo thời gian, có thể kể đến “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng”, “Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu”, “Hai đứa trẻ - Thạch Lam”, “Chí Phèo – Nam Cao”…

Thể loại truyện ngắn từ lâu đã trở thành một điểm nhấn quan trọng của Văn học hiện đại Việt Nam. Thời điểm vượt trội, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn là vào thế kỉ XX, nó phát triển bền bỉ, ngày càng chất lượng hơn gắn cùng sự đóng góp của những tên tuổi, đó là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài… Trong thời kì chiến tranh, truyện ngắn có sự chậm lại nhưng không vì thế mà nó ngừng hẳn, nó chảy chậm mà chắc với những tác phẩm tái hiện một cách chân thực nhất từ đời sống, chế độ cùng con người vào thời kì đó. Chúng ta làm sao quên được Chị Dậu hiện lên là người phụ nữ điển hình chất phác, cần cù cùng sự phơi bày một chế độ bọn cường hào thống trị trước Cách Mạng đó là sự tham lam, bản chất tàn bạo của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi hòa bình lặp lại trên nước nhà thì có thể nói là giai đoạn truyện ngắn vượt lên, tỏ rõ mình trong nền văn học với không ít những tác phẩm thành công mang đậm giá trị nhân văn từ câu chuyện đời sống con người.

Nền văn học có phát triển cùng nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết hiện đại thì truyện ngắn vẫn mãi có một chỗ đứng vững chắc, bền bỉ theo năm tháng. Những tác phẩm kiệt tác trường tồn mãi, là những lát cắt chân thực từ đời sống, xã hội Việt Nam sẽ là những áng văn bất hủ đi cùng tên tuổi của nhà văn. Thể loại văn học truyện ngắn sẽ mãi là nơi để những nhà văn có thể khai thác, chọn để viết và người đọc đón nhận bằng cả trái tim.

 

lạc lạc
6 tháng 12 2021 lúc 13:47

dàn ý - bạn tham khảo 

 

1. Mở bài:

- Nêu định nghĩa về truyện ngắn

2. Thân bài:

- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn

+ Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

- Đặc điểm về cốt truyện:

+ Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp

+ Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

- Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân

+ Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn

+ Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.

 

Thái Phạm
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
5 tháng 1 2022 lúc 21:45

Cái này mik nhớ SGK ghi rõ lắm mà

Bạn mở sách ra xem lại đi

Nguyễn Thị Ngọc Anh
5 tháng 1 2022 lúc 21:46

Mở bài:

- Nêu định nghĩa về truyện ngắn

Thân bài:

- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn

   + Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

- Đặc điểm về cốt truyện:

   + Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp

   + Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

- Ý nghĩa:

Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:

   + Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn

   + Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.

Vinh Nguyễn12345678910
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
25 tháng 12 2016 lúc 19:24

Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự (kể chuyện), tức là dùng lời kể để tái hiện lại những việc làm, những biến cố… nhằm dựng lại một cuộc đời, một số phận như đang diễn ra một cách khách quan, qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết.

Nội dung truyện ngắn cũng kể về người và việc giống như truyện vừa hoặc tiểu thuyết, nhưng khác ở chỗ là số trang viết không nhiều, chỉ từ vài trang đến vài chục trang trở lại. Truyện cực ngắn có khi chỉ vài trăm chữ. Bài giới thiệu này chỉ đề cập đến những đặc điểm cơ bản nhất của truyện ngắn.

Đặc điểm thứ nhất của truyện ngắn là tác giả dùng lời kể và lời miêu tả của mình để tái hiện những việc làm, những biến cố xung quanh cuộc đời của một hay nhiều nhân vật. Thông qua đó nhằm dựng lại một bức tranh đời sống trong giai đoạn lịch sử nào đó đang diễn ra một cách khách quan. Từ đó bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá thái độ và quan điểm của người viết về một vấn đề xã hội nào đó. Ở truyện Tôi đi học, Thanh Tịnh diễn tả cảm nghĩ về kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Qua truyện, người đọc còn thấy tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao. Truyện Chiếc lá cuối cùng thể hiện thái độ trân trọng của nhà văn trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Đặc điểm thứ hai của truyện ngắn là cốt truyện, nghĩa là phải có các sự kiện, tình tiết, các biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, hoặc là cái này làm nảy sinh cái kia, dồn đẩy nhau đến điểm đỉnh của mâu thuẫn, buộc phải giải quyết, giải quyết xong vấn đề thì truyện kết thúc.Cốt truyện của tác phẩm Tôi đi học là xâu chuỗi những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên trong buổi đầu tiên đi học hiện lên rõ ràng, tươi mới trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh sau mấy chục năm. Năm nào cũng vậy, cứ vào độ cuối thu, từ con đường đến trường, hình ảnh ngôi trường, hình ảnh các cậu bé học trò bỡ ngỡ nép bên chân mẹ, chờ thầy giáo gọi tên vào lớp, không gian ấy lại gợi cho nhà văn nhớ về ngày tựu trường vào lớp Một.

Cốt truyện Lão Hạc của Nam Cao là cuộc đời nghèo khó bất hạnh của một lão nông dưới thời thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vợ chết, con thất tình phẫn chí bỏ nhà vào tận Nam Kì làm ăn, lão Hạc sống cô đơn thui thủi dưới mái tranh xiêu vẹo, chỉ có ***** vàng làm bạn sớm hôm. Để giữ cho con trai mảnh vườn và số tiền ít ỏi, lão Hạc đã lo liệu xong xuôi và cuối cùng, lão tự chọn cái chết để giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau.Cốt truyện Chiếc lá cuối cùng của 0’Henri xoay quanh cuộc sống nghèo nàn, bệnh tật và bế tắc của cô họa sĩ trẻ tên là Giôn-xi. Viêm phổi nặng giữa mùa đông rét buốt, không có tiền để chạy chữa, Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng, mong đợi cái chết đến từng ngày. Cô xác định là mình sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đối diện với cửa sổ rụng nốt. Thương xót cho cảnh ngộ của Giôn-xi, cụ Bơ-men, một họa sĩ vô danh đã giấu mọi người, thức suốt đêm, lặng lẽ vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá thật đã rụng. Nhờ vậy mà Giôn-xi có thêm nghị lực vượt qua cơn hiểm nghèo, trở về với cuộc sống. Còn cụ Bơ-men đã chết vì viêm phổi. Đặc điểm thứ ba là truyện ngắn có khả năng thể hiện nhân vật trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời ; miêu tả tính cách, số phận nhân vật qua hình dáng, tâm trạng, lời nói và hành động biểu hiện hằng ngày hay trong những tình huống, biến cố đặc biệt. Tùy theo cách kể của tác giả mà nhân vật có thể được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết trong sinh hoạt lẫn đời sống tâm lí, qua cách sử dụng ngôn ngữ… Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu đậm. Số lượng nhân vật của truyện ngắn thường rất ít, chỉ độ vài ba nhân vật trong đó có một nhân vật chính, trong khi truyện dài có tới hàng chục, hàng trăm nhân vật.Trong truyện Tồi đi học, nhân vật chính là một cậu bé nhà quê ở một làng nghèo miền Trung thời trước cách mạng tháng Tám 1945. Nhân vật được đặt vào một sự kiện đặc biệt là buổi đi học đầu tiên trong đời. Sự kiện ấy làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của cậu bé. Cậu nhìn cảnh vật hai bên đường từ nhà đến trường thấy cái gì cũng lạ, bầu trời dường như cũng trong xanh hơn. Đứng trước ngôi trường, cậu thấy mình mới bé nhỏ làm sao.Giống như các bạn cùng trang lứa, cậu bỡ ngỡ nấp bên chân mẹ, vừa lo lắng vừa hồi hộp, háo hức, tựa như bầy chim non đứng bên cửa tổ, nhìn trời rộng muốn cất cánh bay nhưng vẫn còn e ngại. Cái cảm giác kì lạ mà buổi học đầu tiên đem lại đã ghi dấu ấn không thể phai mờ trong tâm tưởng của nhà văn – cậu bé của hờn ba mươi năm trước.Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một nông dân nghèo khổ, bất hạnh nhưng rất yêu thương con và giàu lòng tự trọng. Có thể nói nhân vật này vừa có ý nghĩa riêng biệt vừa có ý nghĩa khái quát, tiêu biểu cho những người nông dân phải sống một cuộc sống cơ cực dưới thời thực dân, phong kiến.Đọc tác phẩm, chúng ta thương xót ông lão có vẻ ngoài gàn dở nhưng bên trong lại là một phẩm chất trong sạch đáng quý biết nhường nào. Lão sống thui thủi một mình vì vợ chết sớm, có mỗi đứa con trai thì nó lại phẫn chí bỏ nhà đi xa. Gia tài của lão chỉ có mỗi túp nhà xiêu vẹo, dúm dó giữa mảnh vườn vài ba sào đất cằn cỗi, hoa lợi bòn mót được từ đó chẳng đáng là bao. Lão vừa già yếu lại vừa ốm đau, chẳng ai thuê mướn cả. Vì vậy, lão kiếm được gì ăn nấy, sống lay lắt qua ngày và cố không làm phiền đến ai vì lòng tự trọng. Sợ ăn vào số vốn ít ỏi dành dụm cho con nên lão đã quyết định nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn và mấy chục đồng bạc chờ nó về trao lại; còn lão đã âm thẩm chọn cái chết để giải thoát khỏi cảnh ngộ túng quẫn và bế tắc. Cái chết bi thảm của lão Hạc làm cho người đọc rơi nước mắt. Hình tượng lão Hạc sống mãi trong văn chương chính là nhờ vào nghệ thuật xây dựng nhân vật rất thành công của nhà văn Nam Cao.Nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lả cuối cùng của 0’Henri cũng là một con người khá đặc biệt. Vừa mới bước vào đời, cô đã gặp nhiều bất hạnh, mà bất hạnh lớn nhất là sự nghèo khổ. Giữa mùa đông rét buốt, cô cùng người bạn gái tên là Xiu phải thuê gác xép trên sân thượng của ngôi nhà trọ tồi tàn để ở. Vì mặc không đủ ấm nên Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Không có tiền mua thuốc nên bệnh của cô ngày càng trầm trọng. Giôn-xi buồn bã và tuyệt vọng, không thiết sống. Sáng sáng, cô nhờ Xiu kéo rèm cửa sổ để cho cô trông thấy cây dây leo bám trên bức tường cũ kĩ. Mấy chiếc lá thường xuân lần lượt rụng và Giốn-xi nghĩ bụng chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Tâm trạng Giôn-xi giống như bầu trời mùa đông ảm đạm. Cô sẵn sàng đợi cái chốt đến đem cô đi, dù cuộc sống của cô mới thực sự bắt đầu.Điều kì diệu mà chiếc lá vẽ của cụ Bơ-men đã đem lại cho cô là hi vọng và nghị lực để trở về với cuộc đời. Thấy chiếc lá cuối cùng gan góc chống lại với mưa tuyết đêm đông, Giôn-xi tự trách mình nhu nhược, không bằng chiếc lá nhỏ bé kia. Chiếc lá đã cho cô bài học về ý chí tồn tại giữa khó khăn, thử thách của hoàn cảnh và số phận.Hình ảnh tương phàn hoàn toàn của người họa sĩ già Bơ-men góp phần làm nổi bật nhân vật Giôn-xi và tô đậm, nâng cao tính chất nhân đạo của câu chuyện. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng không ngờ lại là bức họa quý giá nhất của cụ Bơ-men vì nó đã cứu sống được một mạng người – một họa sĩ tài hoa trong tương lai.Đặc điểm thứ tư của truyện ngắn là sự phong phú, linh hoạt về ngôn ngữ. Truyện ngắn có nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ của người kể còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật lại có đặc điểm ngôn ngữ riêng. Bên cạnh lời đối thoại giữa các nhân vật còn có lời độc thoại nội tâm của từng nhân vật. Lời kể có khỉ là lời tác giả, có khi lại hòa nhập vào lời nhân vật và ngược lại. Vì vậy mà ngôn ngữ trong truyện ngắn sinh động và đa dạng.Thử tìm hiểu đặc điểm này trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta sẽ thấy nội dung truyện kể bằng ngôi thứ nhất (tôi). Nhân vật xưng tôi là ông giáo làng, hàng xóm của lão Hạc, được lão nhờ cậy những việc quan trọng như giữ hộ mảnh vườn và số tiền mà lão dành dụm được. Bởi là người trực tiếp tham gia câu chuyện nên những gì mà nhân vật tôi kể ra đều tự nhiên, chân thực, khiến cho người đọc hình dung ra như cảnh thật trước mắt: Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe… và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tồi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội…Đoạn đối thoại giữa ông giáo và lão Hạc cũng thể hiện khá rõ đặc điểm ngôn ngữ của từng nhân vật:Tôi an ủi lão :– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.Lảo chua chát bảo:– Ông giáo nói phải ! Kiếp ***** là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút !…Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?Đoạn cuối truyện là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật ông giáo:Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.Đặc điểm thứ năm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Với dung lượng nhỏ hơn truyện vừa và cốt truyện gồm những sự kiện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, truyện ngắn thường được người đọc đọc liền một mạch không nghỉ. Truyện ngắn thường miêu tả một mảng của cuộc sống, một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một mặt của vấn đề nào đó trong xã hội. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề và khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật, truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén để trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn xuất sắc vẫn có thể biểu hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn.Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, có những nhà văn được đánh giá là bậc thầy của truyện ngắn như Nguyễn Tuân với Chữ người tù tù, Nam Cao với Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Trăng sáng, Đôi mắt. Kim Lân với tác phẩm Vợ nhặt, Nguyễn Công Hoan với Kép Tư Bền, Đào kép mới… Nguyễn Minh Châu với Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh… Tuy dung lượng từng truyện không lớn nhưng giá trị lại vô cùng lớn, góp phần tôn vinh tên tuổi của nhà văn và đem lại diện mạo phong phú cho nền văn học nước nhà.
Nguyễn Lan Cát Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Dương
3 tháng 12 2019 lúc 14:20

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉXIX, phát triển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỉ XX.

Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn ( khoảng cuối thế kỉ XIX ) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên hiện đại, hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm.... Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu: sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Còn Poe viết: “Trong cấu trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kĩ lưỡng của nhà văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.

Raymond Carver - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: "ngày nay tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiêu mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút họặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng.

Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng... Từ sau Cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu... Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhât là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in.Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lí luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mởra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đă từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa", “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.

Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.

#Riin

Khách vãng lai đã xóa
Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
24 tháng 12 2016 lúc 20:17

Nhắc đến Nguyên Hồng là ta không khỏi nhắc đến một giọng văn chứa chan bao cảm xúc, nỗi đắng cay, khổ cực của một tuổi thơ khát khao tình mẹ. Nỗi buồn đó như được Nguyên Hồng in khắc sâu đậm vào cuốn hồi kí "Những ngày thơ ấu". Tác phẩm gồm có 9 chương và đoạn trích "Trong lòng mẹ" nằm ở chương IV. Đoạn trích kể về những ngày đơn độc của bé Hồng trong những ngày xa mẹ. Bé Hồng được sinh ra trong 1 gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết dần chết mòn bên đèn thuốc, người mẹ quá túng quẫn phải đi tha phương cầu thực, bỏ mặc cậu với bà cô cay nghiệt, luôn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng càng như vậy, nỗi nhớ mẹ và khát khao được gặp mẹ lại càng cháy bỏng trong tâm hồn non nớt của cậu bé. Hồng càng thương mẹ, tin tưởng vào mẹ hơn. Giữa bao cái cay nghiệt quá lớn đối với 1 đứa trẻ, tác giả đã giúp bạn đọc nhận ra 1 sự thật tự nhiên: Mẹ chỉ có một trên đời, tình mẹ con trong lòng bé Hồng là 1 mối giao cảm bền chặt không thể nào chia cắt. Chỉ qua 1 đoạn trích ngắn nhưng bạn đọc không thể không xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt ấy. Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng, đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng. Đó là bài ca về tình mẫu tử. .

nguyễn thị thu thủy
Xem chi tiết
J-Vkmh
21 tháng 12 2017 lúc 21:13

Trong nền văn xuôi hiện đại nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ngòi bút của Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao hết sức chân thực, ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực, vừa thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Với một tài năng lớn và giàu sức sáng sạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.

Tác phẩm Nam Cao để lại chủ yếu là truyện ngắn, trong số những truyện ngắn viết về người nông dân, thì “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu.
Truyện ngắn “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943, truyện kể về nhân vật chính – lão Hạc, một lão nông dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và câu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn giành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền giành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đói kém hơn, phải lo từng bữa ăn. Lão ăn năn day dứt khi quyết định bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Lão gửi số tiền và mảnh vườn cho ông giáo và xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc sống túng quẫn của mình. Lão chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng ngời phẩm chất trong sạch của lão Hạc.

Thông qua số phận và cái chết của lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh rằng: con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết trân trọng và chia sẻ, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương ở con người.

Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm là tiếng nói lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống.

Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí.

Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình. Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Có thể nói “Lão Hạc” là một truyện ngắn hết sức thành công của Nam Cao. Nhà văn vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình, đồng thời đánh bật được nét phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có của ông.

༺ℒữ༒ℬố༻
21 tháng 12 2017 lúc 21:13

Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phủ phàng phủ đè lên những cuộc đời của những con người lương thiện. Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bị bán đi; Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

Nguyễn Hải Đăng
21 tháng 12 2017 lúc 21:17

Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phủ phàng phủ đè lên những cuộc đời của những con người lương thiện. Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bị bán đi; Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.


Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 6 2017 lúc 7:33

Mở bài:

- Nêu định nghĩa về truyện ngắn

Thân bài:

- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn

   + Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.

- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.

- Đặc điểm về cốt truyện:

   + Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp

   + Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian

- Ý nghĩa:

Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.

Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:

   + Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn

   + Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.