Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A, điểm D bất kì nào giữa B và C.Vẽ DE // AC, DF // AC(E thuộc AC, F thuộc AB)
a/ Chứng minh :tổng DE+DF có giá trị không đổi khi D di động
b/ Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB,CD. Chứng minh MN đi qua EF
Bài 3 (3 điểm). Cho tam giác ABC cân tại A có đường phân giác AD (D thuộc BC).
a) Chứng minh tam giác ABD = tam giác ACD
b) Kẻ DE vuông góc AB (E thuộc AB), DF vuông góc AC (F thuộc AC). Chứng minh DE = DF
c) Chứng minh EF // BC;
d) Gọi điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AF. Đường thẳng AD cắt đường thẳng EM và đường thẳng EF lần lượt tại H và O. Tim số đo góc BAC để OD =2.HO
a: Xét ΔADB và ΔADC có
AB=AC
góc BAD=góc CAD
AD chung
=>ΔADB=ΔADC
b: Xét ΔAED vuông tại E và ΔAFD vuông tại F có
AD chung
góc EAD=góc FAD
=>ΔAED=ΔAFD
=>AE=AF và DE=DF
c: Xét ΔABC có AE/AB=AF/AC
nên EF//BC
Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy điểm D bất kì thuộc cạnh BC. Gọi E là điểm đối xứng với D qua AB; F là điểm đối xứng với D qua AC.
a) Gọi M và N lần lượt là giao điểm của DE với AB và DF với AC. Tứ giác AMDN là hình gì? Vì sao?
b) Tính diện tích tam giác ABC, biết AB = 6cm và BC = 10cm.
c) Chứng minh ba điểm E, A, F thẳng hàng .
a: Xét tứ giác AMDN có
\(\widehat{AMD}=\widehat{AND}=\widehat{MAN}=90^0\)
Do đó: AMDN là hình chữ nhật
b: AC=8cm
\(S_{ABC}=\dfrac{AB\cdot AC}{2}=\dfrac{8\cdot6}{2}=24\left(cm^2\right)\)
c: Ta có: D và E đối xứng nhau qua AB
nên AD=AE
=>ΔADE cân tại A
mà AB là đường trung trực
nên AB là tia phân giác của góc DAE(1)
Ta có: D và F đối xứng nhau qua AC
nên AC là đường trung trực của DF
=>AD=AF
=>ΔADF cân tại A
mà AC là đường trung trực của DF
nên AC là tia phân giác của góc DAF(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{FAE}=2\cdot\left(\widehat{BAD}+\widehat{CAD}\right)=2\cdot90^0=180^0\)
Do đó: F,A,E thẳng hàng
1. Cho tam giác ABC cân A, P là một điểm bất kì thuộc BC. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của BP và CP. Đường trung trực của BP cắt AB tại E. Đường trung trực của CP cắt AC tại F.
a) Chứng minh AEPF là hình bình hành
b) PE+DF không đổi
Một bài toán hay
Bạn tự vẽ hình nhé
Ta có
Góc B = Góc C (tam giác ABC cân tại A) (1)
Tam giác BEP và tam giác FPC lần lượt cân tại E và F Vì có đường trung tuyến và trung trực trùng nhau
=> Góc EPB =Góc EBP : Góc FCP = Góc FPC (2)
Từ (1) và (2)
=> Góc EPB =Góc EBP =Góc FCP = Góc FPC
Thay Góc EPB =Góc EBP = Góc FPC Bằng góc C
+) Góc EPF = 180 độ -(2x Góc C)
+) Góc PFC=180 độ -(2x Goc C)
=> Góc EPf =Góc PFC
=> EP // AF (*)
Góc EAP= 2x Góc C (tc góc ngoài )
Mà Góc EPF+2x Góc C =180 độ
=> Góc EAP +Góc EP=180 đọ
=>AE//PF (**)
Từ (*) và (**) => EAPF là hình bình hành
B sửa lại thành PE+PF nhé
EAPF là hình bình hành => EA=FP
Mặt khác EB=EF
=>EP+FP=EA+EB=AB ( cst)
Chúc bạn hok tốt ^^
cho tam giác abc cân tại a am là đường trung tuyến (m thuộc bc) từ điểm d trên am khác điểm a,m kẻ de vuông góc với ab(e thuộc ab) df vuông góc với ac(f thuộc ac)
a) chứng minh de=df
b)biết de=3cm ae=4cm tinh ad
a.Ta có AM là đg trung tuyến của tam giác ABC
mà ABC là tam giác cân
=>AM là phân giác góc A
=>DE=DF(tính chất tia phân giác củ 1 góc)
b.Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác vuông AED có
AE^2+DE^2=AD^2(Cái ^ là lũy thừa nhá bạn)
hay 4^2+3^2=AD^2
=>AD^2=25
=>AD=5cm
cho tam giác ABC vuông cân tại A gọi D là trung điểm của AB lấy E,F thuộc BC,CA sao cho DE//AC,DF//BC Chứng minh F là trung điểm AC chứng minh ED là đường trung bình của tam giác ABC
Xét ΔABC có
D là trung điểm của AB
DF//BC
Do đó: F là trung điểm của AC
Xét ΔABC có
D là trung điểm của AB
DE//AC
Do đó: E là trung điểm của BC
Xét ΔABC có
D là trung điểm của AB
E là trung điểm của BC
Do đó: DE là đường trung bình của ΔBCA
Cho tam giác ABC vuông tại A. Từ trung điểm D của cạnh BC kẻ DE, DF lần lượt vuông góc với AB, AC (E thuộc AB, F thuộc AC).
a) Chứng minh: tứ giác AEDF là hình chữ nhật.
b) Gọi I là điểm đối xứng của D qua E. Chứng minh: tứ giác AIBD là hình thoi.
c) Gọi O là trung điểm của EF. Chứng minh: ba điểm I, O, C thẳng hàng.
a: Xét tứ giác AEDF có
\(\widehat{AED}=\widehat{AFD}=\widehat{FAE}=90^0\)
Do đó: AEDF là hình chữ nhật
b: Xét ΔABC có
D là trung điểm của BC
DE//AC
Do đó: E là trung điểm của AB
Xét tứ giác AIBD có
E là trung điểm của AB
E là trung điểm của ID
Do đó: AIBD là hình bình hành
mà AB\(\perp\)DI
nên AIBD là hình thoi
Giúp mình ý d với ạ
Bài 3 (3 điểm). Cho tam giác ABC cân tại A có đường phân giác AD (D thuộc BC).
a) Chứng minh tam giác ABD = tam giác ACD
b) Kẻ DE vuông góc AB (E thuộc AB), DF vuông góc AC (F thuộc AC). Chứng minh DE = DF
c) Chứng minh EF // BC;
d) Gọi điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AF. Đường thẳng AD cắt đường thẳng EM và đường thẳng EF lần lượt tại H và O. Tim số đo góc BAC để OD =2.HO
a: Xét ΔADB và ΔADC có
AB=AC
góc BAD=góc CAD
AD chung
=>ΔADB=ΔADC
b: Xét ΔAED vuông tại E và ΔAFD vuông tại F có
AD chung
góc EAD=góc FAD
=>ΔAED=ΔAFD
=>AE=AF và DE=DF
c: Xét ΔABC có AE/AB=AF/AC
nên EF//BC
cho tam giác ABC vuông tại A.Từ trung điểm D của cạnh BC kẻ DE,DF lần lượt vuông góc với AB,AC(E thuộc AB,F thuộc AC)
a)Chứng minh:tứ giác AEDF là hình chữ nhật
b)Gọi I là điểm đối xứng của D qua E.Chứng minh:tứ giác AIBD là hình thoi
c)Gọi O là trung điểm của EF.Chứng minh ba điểm I,O,C thẳng hàng
CÁC BẠN GIÚP M,ÌNH BÀI NÀY VỚI Ạ,GHI RÕ RÕ GIÚP MÌNH LUÔN NHÉ,MÌNH CẢM ƠN
a: Xét tứ giác AEDF có
\(\widehat{AED}=\widehat{AFD}=\widehat{FAE}=90^0\)
Do đó: AEDF là hình chữ nhật
giúp mình câu này nhé,ghi rõ ra cho mình luôn và cả hình nữa,cảm ơn mọi người
Cho tam giác ABC đều có D thuộc cạnh BC. Qua D vẽ DE//AC, E thuộc AB . Vẽ DF//AB sao cho F thuộc AC. Gọi I, H lần lượt là trung điểm của BF, CE . Chứng minh tam giác DIH đều