Hãy kể một việc làm thể hiện sự tự giác, sáng tạo của em và kết quả đạt được
Tại sao cần phải lao động tự giác và sáng tạo?Em hãy nêu hai việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo,tự giác trong học tập Giúp mik với tuần sau đã thi rồi
Em hãy kể lại một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em với bạn hoặc với những người xung quanh
Tham khảo một số ý dưới đây:
- Khi có những bài tập khó, em sẽ giảng giải cho các bạn để cùng làm bài.
- Giúp đỡ, ủng hộ các bạn nghèo khó.
- Góp sách báo, quần áo ủng hộ các bạn vùng núi.
- Khi bạn bị hỏng xe, em đã giúp bạn đưa đi sửa, sau đó cho bạn đi nhờ đến trường.
- Một lần, bạn em bị các anh chị lớp lớn bắt nạt, giành kẹo, em đã rủ những bạn khác đứng lên chống lại, báo cáo với thầy cô giáo.
Kể những việc mà em đã làm ( trong học tập , lao động , cuộc sống hằng ngày ) thể hiện tinh thần lao động tự giác sáng tạo
Tham khảo:
Tự giác học tập, làm bài tập.
Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
Kể những việc làm thể hiện tính năng động, sáng tạo của em trong học tập, lao động, cuộc sống? (hs phải nêu được tính năng động riêng và tính sáng tạo riêng trong mỗi lĩnh vực, hs cần nêu nhiều việc làm cụ thể
1. Rút kinh nghiệm bài tập làm văn kể chuyện.
Đọc bài viết gần đây nhất của em về văn kể chuyện và lời nhận xét của thầy / cô. Thực hiện các yêu cầu sau :
(1) Em đã kể chuyện về ai (nhân vật nào) ? Ai là nhân vật chính ? Nhân vật đã được giới thiệu như thế nào ?
(2) Sự việc được kể là sự việc gì ? Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự việc đó đã được kể ra chưa ?
(3) Em kể sự việc đó nhằm mục đích gì ? Mục đích đó đạt được như thế nào ?
(4) Tìm và sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ trong bài làm (nếu có, chú ý cả yêu cầu về cách đặt câu, dùng từ và cách sắp xếp ý trong đoạn văn tự sự).
CÁC BN GIÚP MIK VỚI. MIK SẼ CO CÁC BẠN 1 LIKE MẠNH
Em hãy kể lại một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em với bạn hoặc với những người xung quanh.
Chuyện cũng xảy ra khá lâu rồi , nhưng tôi không thể nào quên được vì đó là lần đầu tiên tôi giúp một ai đó , giúp một cô bé bất hạnh . Đúng vậy! Tôi đã giúp một cô bé....
Vào một buổi trời đông lạnh buốt . Hôm ấy , tôi đi học thì thấy một em bé bán vế số . Nhìn em tầm 6 tuổi , đang tuổi ăn tuổi lớn ấy vậy mà trông em rất gầy gò.Đôi tay rét cong vì trời đông rét giá , đôi tay em tím bầm run lên , từng tiếng:
- Chị ơi ! Giúp em với , em lạnh lắm!
Trong người tôi lúc bấy giờ chả còn thứ gì có thể cho em . Tiền tôi cũng không còn đồng nào. Nhưng tôi sựt nhớ ra là hồi sáng mẹ tôi có để trong balo tôi một hộp cơm mẹ làm để tôi ăn trưa . Tôi nghĩ :" Hay là mình cho cô bé hộp cơm này đi, nhịn ăn trưa một bữa cũng không sao mà" . Nghĩ vậy, tôi liền nói với cô bé:
- Chị không thể cho em thứ gì có giá trị nhưng chị có thứ này. Chắc nó sẽ giúp em cảm thấy khá hơn.
Nói rồi , tôi vội kéo khóa cặp , đưa cho cô bé hộp cơm của mẹ.
- Chị cho em cái này được chứ? Cô bé?
Cô bé nhìn tôi với một ánh mắt như rất xúc động , tôi cảm nhận được sự ấm áp dần trong tim cô bé khi nhận được hộp cơm của tôi. Cô bé khẽ nói:
- Dạ em cảm ơn chị...
Cô bé đón lấy món quà nhỏ của tôi bằng tất cả tấm lòng chân thành .
Ken... Ken... Ken.... Tiếng kẽng vang lên báo hiệu giờ vào lớp học đã đến . Tôi vội chào cô bé và nhanh chân chạy đến trường . Tôi cảm thấy trong lòng mình ấm hẳn lên , không còn thấy lạnh vì mùa đông rét buốt nữa , tôi cảm thấy mình đã lớn vì đã có một hành động đoàn kết , tương trợ mà cô giáo tôi đã từng dạy .
Này là việc mới đây của lớp em,em thấy tự hào lắm ....
Lúc đó lớp em đi nộp giấy vụn nhưng cơ chỉ phâ công có 1 vài bạn vì thế làm cũng hơi chậm. Thấy vậy các bạn lớp em ( tuy không được cô phân công ) nhưng cũng vào giúp đỡ rất nhiệt tình . Mỗi bạn làm 1 việc vì thế mà lớp em hoàn thành rất nhanh và tốt..... Khont6 biết đây có đúng nội dung hay không nhưng theo em thấy thì đây chính là sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp >>>.
1) Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập
2) Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo
3) Có quan điểm cho rằng : Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.
Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ?
1) Tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập
- Kết quả học tập kém
- Sống ỷ lại vào bố mẹ, lười biếng, cẩu thả, tùy tiện.
- Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.
2) Những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo:
- Kết quả học tập, chất lượng học tập không cao.
- Phẩm chất năng lực cá nhân không thể hoàn thiện và phát triển được tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.
3) Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.
Chào bạn , nếu câu trả lời của mình có phần nào chưa đúng thì mong bạn bình ở phía dưới cho mình biết ạ ! Cảm ơn !
1.Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ, bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện. Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.
2.Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao. Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.
hãy kể 2 việc làm thể hiện tính tự lập và 2 việc làm chưa thể hiện tính tự lập của em ?
Truyện Thánh Giongs mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết điều gì?(Chuyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễnbiến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?)Vì sao có thể nói truyện Thánh Giong là chuyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Giong?
-Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao?Từ thứ tự các sự việc đó em hãy suy ra đặc điểm của các phương thức tự sự.
. Chuyện Thánh Gióng kể về
. - Cậu bé làng Gióng.
- Thời Hùng Vương thứ sáu.
- Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước.
- Diễn biến sự việc :
+ Ra đời kì lạ.
+ Lớn bổng phi thường.
+ Đánh giặc.
+ Về trời.
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời
. - Ý nghĩa :
+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.
+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.
+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh
. - Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng xem phần ý nghĩa trên.
- Liệt kê các sự việc theo thứ tự.
+ Ra đời kì lạ.
+ Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc.
+ Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt.
+ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.
+ Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ.
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
+ Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời
. - Đặc điểm của phương thức tự sự :
+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.
+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa
. + Mục đích giao tiếp của tự sự là :
++Giải thích sự việc.
++ Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.
- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :
+ Thời Hùng Vương thứ sáu
+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng
+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước
- Diễn biến sự việc :
+ Sự ra đời kì lạ của Gióng
+ Lớn bỗng phi thường
+ Đánh giặc
+ Về trời
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc
+ Cưỡi ngựa bay về trời
- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .
* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
* Trong các sự việc trên thì:
- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.
- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.
- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.
* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Chúc bạn học tốt