Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thị Thu Trang
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 19:36

Em tham khảo:

Hai câu ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng tình cảm vợ chồng vẫn mang lại cho họ niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩa đen thì râu tôm và ruột bầu là những thứ bỏ đi khi chế biến món ăn, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên đôi vợ chồng vẫn phải dùng đến râu tôm, ruột bầu để nấu canh, ăn uống, mặc dù thế họ vẫn thấy ngon. Nghĩa bóng, qua hình tượng râu tôm ruột bầu để nói đến những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, mặc dù vậy tình cảm vợ chồng son sắt vẫn mang sự hạnh phúc, vui vẻ cho họ, giúp họ vượt qua mọi nỗi khó khăn trong cuộc sống. Câu ca dao cũng mang ý nghĩa động viên, hướng đến sự lạc quan, dù khó khăn thì tình cảm vợ chồng vẫn là quan trọng nhất, cần luôn sát cánh đồng lòng bên nhau, có như thế thì mới mang lại một cuộc sống hạnh phúc. Không khí gia đình sẽ luôn đầm ấm hạnh phúc khi vợ chồng biết chia sẻ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nghèo khó.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 9 2017 lúc 4:43

Trong trường hợp hai câu thơ trên chữ gật gù hay hơn chữ gật đầu vì:

    + Gật đầu: biểu hiện sự đồng ý, nhưng tính biểu cảm không cao.

    + Gật gù: vừa đồng ý lại vừa tán thưởng, vừa ăn lại vừa khen ngợi - ngoài ra còn thể hiện sự hoà hợp của tình cảm vợ chồng.

Bình luận (0)
Hạ Nhi
Xem chi tiết
Mỹ Tâm Lê Thị
Xem chi tiết
Ken Tom Trần
3 tháng 10 2016 lúc 15:17

Trước hết cần hiểu đc nghĩa của câu ca dao:Râu tôm thì thứ người ta vứt đi mà trong câu ca dao này lại lấy để dùng nấu canh với ruột bầu... đó là phần nghĩa đen... còn phẩn nghĩa bóng có nghĩa là tình cảm vợ chồng trong câu ca dao này rất sâu đậm,yêu thương nhau dù trong mọi hoàn cảnh có khó khăn như thế nào đi chăng nữa ,dù phải sống cuộc sống khó khăn thiếu thốn về vật chất nhưng họ vẫn rất hạnh phúc nên khi ăn 1 món ăn mà được tạo ra từ phần bỏ đi thì họ vẫn cảm thấy rất ngon..vì nó chứa đựng niềm vui và hạnh phúc. Ngoài ra câu tục ngữ “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Bảo Vy
3 tháng 10 2016 lúc 15:17

Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Hai câu ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng tình cảm vợ chồng vẫn mang lại cho họ niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩa đen thì râu tôm và ruột bầu là những thứ bỏ đi khi chế biến món ăn, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên đôi vợ chồng vẫn phải dùng đến râu tôm, ruột bầu để nấu canh, ăn uống, mặc dù thế họ vẫn thấy ngon. Nghĩa bóng, qua hình tượng râu tôm ruột bầu để nói đến những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, mặc dù vậy tình cảm vợ chồng son sắt vẫn mang sự hạnh phúc, vui vẻ cho họ, giúp họ vượt qua mọi nỗi khó khăn trong cuộc sống. Câu ca dao cũng mang ý nghĩa động viên, hướng đến sự lạc quan, dù khó khăn thì tình cảm vợ chồng vẫn là quan trọng nhất, cần luôn sát cánh đồng lòng bên nhau, có như thế thì mới mang lại một cuộc sống hạnh phúc. Không khí gia đình sẽ luôn đầm ấm hạnh phúc khi vợ chồng biết chia sẻ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nghèo khó.

Bình luận (0)
Lê Dung
3 tháng 10 2016 lúc 15:18

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Từ lâu, hai câu ca dao ấy tôi chỉ hiểu là lời ca ngợi tình yêu của những đôi vợ chồng lao động nghèo, chứ không chú ý đến giá trị về văn hóa ẩm thư.c. Do một dịp tình cờ, tôi nhận ra câu ấy có cả hai ý nghĩa.

Một lần, tiện dịp đi công tác, tôi ghé thăm nhà chú em họ. Chủ nhà lúng túng vì cơm trưa đã nấu xong, món ăn đúng như câu ca dao trên, chẳng lẽ cứ thế đem ra mời khách. Chồng thì thầm với vợ, mua thêm món gì để đãi ông anh. Biết ý, tôi kiên quyết ngăn lại: "Theo tập quán dân tộc thì đối với người thân trong gia đình, gặp bữa, chỉ thêm đũa thêm chén. Chú thím mà khách khí thì tôi không ăn đâu!". Nhà lao động nghèo, lời khuyên chân tình rất dễ được chấp nhâ.n. Nhờ vậy, lần đầu tiên trong đời tôi được biết "Râu tôm nấu với ruột bầu" là chuyện có thâ.t. Chẳng là, chú ấy làm ở xí nghiệp xuất khẩu hải sản, mua về mấy ký lô đầu tôm. Thím ấy trổ tài chế biến: lột vỏ đầu tôm, cắt râu trên đôi mắt của nó một tí, cắt chân, tất cả ba thứ đem giã nát, lọc lấy nước để nấu canh bầu. Đầu tôm đã bóc vỏ, có mảng gạch vàng hươm thì làm món tôm rim. Quả bầu thúng ruột nhiều hơn nạc, bữa cơm chiều qua đã xén phần nạc hơi nhiều, trưa nay ruột bầu chiếm đến bảy, tám phần. Lại có khách đột xuất, đầu bếp đành phải thêm một bát nước, cho nên thố canh có hơi loãng. Tuy vậy, nhìn bát canh biết ngay cô em dâu là một đầu bếp dân gian có ha.ng.

Nghe tôi khen thố canh bầu thoạt nhìn đã hấp dẫn, cô đầu bếp thôn quê khiêm tốn tự nói ra chỗ khuyếm khuyết: "Bầu nấu canh phải xắt thật đều sợi để khi nấu không bị sợi thì rục, sợi còn cứng. Trái bầu này nhiều ruột, xắt không đều sợi đươ.c. Nước dùng phải sôi sùng sục mới bỏ bầu vô, khi nước sôi lại thì nhấc xuống, bỏ hành ngò, tiêu. Quả bầu vốn tích sẵn nước, không nên cho nhiều nước sẽ bị loãng. Em phạm hai lỗi: nấu rục quá và bị loãng".

Hai lỗi ấy dễ dàng được tha thứ, khi thực khách là người vừa đi qua cánh đồng khô nứt nẻ chân chim, những gốc rạ giòn tan, con đường làng cát nóng như rang, chui vào dép làm rộp cả da chân, giờ đây được ngồi vào gian nhà mát và xì xụp húp thứ nước canh của loại quả mà tạo hóa ban tặng cho vùng đất nằm dưới ánh mặt trời nhiệt đới. Thật ra, cùng với bầu còn có quả bí "chung một giàn", cũng có tác dụng giải nhiê.t. Nhưng quả bí vốn dòng đài các, đòi hỏi phải có xương heo hoặc thịt gà, vịt đi cùng. Do vậy, canh bí chỉ có mặt ở ngày giỗ, Tết, đám tiê.c. Ngược lại, trái bầu là bạn của người nghèo. Bầu có thể đem luộc, cái thì chấm nước cá kho hoặc nước mắm, nước luộc gia chút muối thành món canh. Bầu có thể nấu canh hoặc xào với các loại thực phẩm tôm, cua, thịt, cá, trứng, đâ.u. Bầu có thể xắt miếng kho với các thứ cá rô, cá lóc, cũng có thể làm nộm gỏi, trộn thịt gà, tôm luộc, thịt luô.c. Tuy nhiên, "đẹp duyên" với nhau nhất phải là bầu sánh với tôm. Vị ngọt và mùi thơm đậm của tôm hòa hợp với vị ngọt và mùi thơm mát nhẹ của quả bầu sẽ tôn nhau lên thành một thứ canh vừa bình dị vừa thanh cao, vừa chân quê mà cũng rất ảo diê.u. Để chứng minh thêm cho cái hợp duyên của con tôm và quả bầu, có thể kể món cháo bầu ở vùng ven Sài Gòn trong những trưa hè: bầu non vừa mới hái, để cả cuống cho vào nồi hầm với gạo ngâm. Cháo nhừ, bầu rục, xào tôm khô với củ hành tím xắt nhỏ trút vô, quậy đều, nêm hành ngò, tiêu, nước mắm ớt và múc ra bát. Bà con ở đây nói: bưng bát cháo bầu - tôm thơm ngát, sẽ thấy cái nóng hè dịu đi...

"Râu tôm nấu với ruột bầu" đâu phải là ngoa ngôn mà là một phát hiện. Và đôi vợ chồng trong câu ca dao bất hủ kia đâu chỉ say vì tình mà quả là những kẻ sành điệu của nền ẩm thực dân gian Việt Nam.

Bình luận (1)
nguyen
Xem chi tiết
VRCT_Nguyễn Hải Yến
1 tháng 10 2018 lúc 20:35

Hay quá !

Nếu viết vần với nhau hơn thì sẽ rất hay !

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Huyền
1 tháng 10 2018 lúc 20:36

kb nha

Nhưng nhớ lần sau đừng đăng câu hỏi như vậy nữa dễ bị trừ điểm lắm

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Bình luận (0)
hinata shouyou
1 tháng 10 2018 lúc 20:37

kb nha

Bình luận (0)
Ngọc Bích
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 19:20

a)  Hai câu tục ngữ “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo. Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.

b) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, mọi người vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung quê hương, đất nước. 

Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 19:28

a)Râu tôm, ruột bầu là những phần không ngon của sản phẩm đó. nhưng đồng lòng hòa thuận ấm êm hạnh phúc, yêu thương hết mình, thủy chung kiếp kiếp thì có là râu gì nấu với ruột gì vợ chan chồng húp vần gật đầu...ngon ngon. ý nói đồng cam cộng khổ nhất dạ thương yêu thì mọi đắng cay hóa ngọt buif đó. Trong cái nghèo vẫn có niềm vui! đó là ẩn nghĩa của hai câu tục ngữ.

b)

Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, nhân dân Việt Nam dẫu có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy mà mọi người đã thương yêu, đoàn kết lại thành một khối để chống quận cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước những hiểm hoạ đe doạ vận mệnh của đất nước, dân tộc. Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết và điều kiện tự nhiên ảnh hựởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng và thành quả lao động phải vất vả một nắng hai sương mới làm ra được. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, nếu không biết nương tựa vào nhau thi làm sao tồn tại nổi? Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho tinh thương nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là truyền thống quý báu tự bao đời.
Bình luận (0)
Bé Gấu
Xem chi tiết
nguyễn thị minh phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều
4 tháng 10 2020 lúc 20:16

Bài 1 . Mỗi con người chắc chắn ai cg có một ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường , riêng còn  một  số bạn học sinh chưa  có í thức giữ gìn vệ sinh . Một số trường hợp như mỗi khi ăn bánh mì , đọc báo , xếp máy bay thì các bạn ấy còn vứt lung tung giữa các bồn hoa của trường làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm , và ảnh hưởng tới đời sống con người và động vật , còn một số người thì bỏ rác đúng quy định , thấy rác là nhặt bỏ vào thùng . Vì thế chúng ta hãy bảo vệ môi trường giữ gìn vệ sinh 

Từ ghép : thùng rác , môi trường

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Kiều
4 tháng 10 2020 lúc 21:33

Từ láy : lung tung nha . 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 10 2017 lúc 20:28

Bài ca dao "Râu tôm nấu với ruôt bầu..." ý muốn nói về tình cảm vợ chồng chung thuỷ, hạnh phúc, yêu thương nhau, dù trong mọi hoàn cảnh, khó khăn, nghèo khó vẫn có được niềm vui, sự hạnh phúc-thứ mà tiền bạc không thể mua được. Theo nghĩa đen, râu tôm và ruột bầu là hai thứ bỏ đi khi chế biến món ăn. Nhưng chúng đã được đôi vợ chồng này nấu thành canh dẫu biết chúng không ngon, không thể sánh với những món khác. Nhưng vì hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn thì vẫn phải ăn mà đôi vợ chồng đó vẫn khen ngon. Còn nghĩa bóng thì qua hình ảnh râu tôm và ruột bầu, chúng muốn nói đến những khó khăn về vật chất trong cuộc sống. Nhưng tình cảm vợ chồng không hề bị sứt mẻ qua những cơn bão tố của cuộc đời, tình cảm vợ chồng vẫn vui vẻ và hạnh phúc. Tình cảm ấy giúp cho họ vượt qua mọi khó khăn. Bài ca dao này hướng cho chúng ta đến sự lạc quan, yêu đời. Chúng còn muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng: "Tình cảm vợ chồng là tình cảm thiêng liêng nhất, quan trọng nhất. Vợ chồng phải luôn ở bên nhau, giúp đỡ nhau, như thế mới giữ được tình cảm vợ chồng luôn đầm ấm, hạnh phúc và vui vẻ.

Bình luận (0)