Những câu hỏi liên quan
Lan Bùi
Xem chi tiết
Phùng Kim Thanh
29 tháng 10 2021 lúc 22:10

Tham khảo

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

 

Thảo Anh2k9
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
12 tháng 11 2021 lúc 8:16

a, Chính phụ: thiên thư
    Đẳng lập: sơn hà
b, sơn hà: núi sông
    Thiên thư: sách trời
. . . 

Nguyễn Thị Quyên
Xem chi tiết
Cheems Watterson
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Dung
Xem chi tiết
dang thuy linh
1 tháng 6 2020 lúc 19:34

Trong căn bếp ấm áp của gia đình em, nhờ có bàn tay khéo léo của mẹ mà mọi đồ vật đều được sắp xếp gọn gàng, sạch đẹp. Trong số những đồ vật đó, em thích nhất là chiếc tủ lạnh bởi nó phục vụ nhiều nhu cầu tất yếu cho các thành viên trong gia đình. Nó đến với gia đình em đã được hai năm rồi từ nhà sản xuất Samsung.

Cái tủ lạnh nhà em trông còn mới lắm. Nằm gọn gàng trong góc phòng nhưng với em nó như một người khổng lồ âm thầm, lặng lẽ. Cái tủ cao hơn đầu em, màu bạc lấp lánh. Nó có cái đế thật chắc chắn. Phía trước tủ là hình ảnh một mùa đông giá lạnh với gia đình người tuyết đang dạo chơi. Nhìn thấy nó đã thấy mát dịu cả người.

Tủ lạnh là một khối hình hộp chữ nhật thẳng đứng có dung tích 120 lít. Vỏ tủ lạnh bằng thép trắng với màu sơn bạc trông rất mát mắt. Tủ được chia thành hai tầng. Tầng trên là ngăn đá nên chứa nhiều hơi lạnh nhất. Tầng dưới lại có nhiều ngăn nhỏ khác, ngăn đựng thức ăn, ngăn đựng rau, trứng, ngăn để đồ uống...

Tủ lạnh như một siêu thị thu nhỏ. Mở cửa tủ, bao hơi mát ùa ra mang theo sự sảng khoái. Khi đói bụng, em lại chạy đến bên tủ lạnh, lúc đó nó là “người bạn” em yêu nhất. Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn.

Có bốn hộc đeo ở cánh cửa. Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ. Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần. Mẹ luôn lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình. Em rất yêu quý chiếc tủ kì diệu này

Khách vãng lai đã xóa
nguyennhuhoa
Xem chi tiết
Lan Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 10 2016 lúc 13:08
Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Thiên Chỉ Hạc
14 tháng 7 2018 lúc 10:15

Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.

Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.

Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

Trần Ngọc Định
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Yến Nhi
25 tháng 9 2016 lúc 13:35

1/ Từ ghép đẳng lập: sơn hà, xâm phạm, giang san, quốc gia.

Từ ghép chính phụ: ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc.

2/ 

- Từ có trật tự các yếu tố giông với trật tự từ ghép thuần Việt ( yếu tố chính đứng trước , yếu tố phụ đứng sau) là: ái quốc

- Từ có trật tự các yếu tố khác với trật tự từ ghép thuần Việt ( yếu tố phụ đứng trước , yếu tố chính đứng sau) là sơn hà, xâm phạm, giang san, quốc gia, thủ môn, thiên vị, chiến thắng, thiên thư, thiên tử, tuyên ngôn, cường quốc.

 

Phương Thảo
25 tháng 9 2016 lúc 13:14

           Từ ghép đẳng lập : sơn hàxâm phạm , giang sơn 

            Từ ghép chính phụ : thiên thư thạch mã tái phạm,ái quốcthủ mônchiến thắng

           Từ có trật từ các yếu tố giống vs trật tự từ ghép thần Việt :  ái quốcthủ mônchiến thắng

           Từ có trật tự các yếu tố khác với trật tự từ ghép thần Việt : thiên thư , thạch mã , tái phạm

Thảo Nhiên Phạm
5 tháng 1 2018 lúc 18:29

. Phân loại các từ Hán Việt sau : Sơn hà , xâm phạm , giang sơn , quốc gia , ái quốc , thủ môn , thiên vị , chiến thắng , thiên thư , thiên tử , tuyên ngôn , cường quốc .

- Từ ghép chính phụ : thiên thư, thiên tử , tuyên ngôn , cường quốc , xâm phạm ,quốc gia , ái quốc , thủ môn , thiên vị , chiến thắng .

- Từ ghép đẳng lập : Sơn hà ,giang sơn

2. Trong các từ ghép chính phụ Hán Việt ở trên :

- Từ nào có trật tự các yếu tố giông với trật tự từ ghép thuần Việt ( yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau ) ? : ai quốc ,thủ môn,.......

- Từ nào có trật tự các yếu tố khác với trật tự từ ghép thuần Việt ( yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau ) ? : thiên thư,thiên tử,...........