Ý nghĩa của xe đạp
Giúp với
Dạng 1 : Tốc độ chuyển động
Bài tập 1 : Một bạn học sinh chạy xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 12 km/h. Em hãy cho biết tốc độ chạy xe đạp 12 km/h nói đến tốc độ gì và cho biết ý nghĩa của con số đó
Bài tập 2 : Một học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường mất 30 phút. Đoạn đường từ nhà đến trường dài 6 km. Tính tốc độ của bạn học sinh ?
Bài tập 3 : Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ 2 địa điểm A, B cách nhau 180 km và đi ngược chiều nhau. Tốc độ của xe đi từ A đến B là 40 km/h, tốc độ của xe đi từ B đến A là 32 km/h. a) Tính khoảng cách giữa 2 xe vào lúc 8 giờ b) Đến mấy giờ thì 2 xe gặp nhau, vị trí hai xe gặp nhau cách A bao nhiêu km ?
Dạng 2 : Đồ thị quãng đường thời gian
Bài tập 1 : Từ đồ thị quãng đường thời gian, ta biết được những thông tin gì? Đồ thị chuyển động có tốc độ không đổi là gì ?
Bài tập 2 : Một người đi xe máy sau khi đi được 45 km với tốc độ 15 km/h thì dừng lại để nghỉ ngơi trong 2 giờ. Hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người đi xe đạp.
Viết thêm câu vào chỗ trông để chỉ rõ sự khác nhau về ý nghĩa trước 2 câu sau
a)Cái xe đạp này tốt nhưng đắt .....
b)Cái xe đạp này đắt nghưng tốt....
a) Cái xe đạp này tốt nhưng đắt vì nó là hàng xịn
b) Cái xe đạp này đắt nhưng tốt vì nó có độ bền cao
nhanh lên nhé ai trả lời đc mk cho 1 tích
Ngày nghỉ anh Thành về quê thăm gia đình. Quê anh cách nơi anh làm việc 140km. Anh đi xe đạp trong 1 giờ 20 phút rồi đi tiếp bằng ôtô trong 2 giờ thì tới nơi. Biết ôtô đi nhanh gấp 4 lần xe đạp. Hãy tính vận tốc của ôtô và xe đạp.
Gợi ý: câu <Biết ôtô đi nhanh gấp 4 lần xe đạp> có nghĩa vận tốc của ôtô gấp 4 lần vận tốc xe đạp.
Ai giải nhanh thì mình tick còn trong ngày mai ko ai giải được thì mình sẽ giải cho.
Nếu anh Thành đi cả quãng đường bằng xe đạp thì hết số giờ là: (1 giờ 20 phút + 2 giờ) x 4 = 9 giờ 20 phút = 28 /3.
Vận tốc xe đạp là: 140 ; 28/3 = 15km/giờ.
Vận tốc ôtô là: 15 x 4 = 60 km/giờ.
Đó là đáp án bài này
Hãy tả về chiếc xe đạp theo ý của em .
Tham khảo:
Em biết đi xe đạp từ hồi còn học lớp một nhưng mãi đến năm lớp bốn, bố mẹ em mới mua cho em chiếc xe đạp để em có thể tự mình đến trường học.
Chiếc xe đạp cao một mét, sơn màu xanh dương bóng láng. Vành bánh xe sáng choang màu trắng bóng của sắt mạ thép. Sườn xe uốn lượn cong cong hình dấu á nghiêng nghiêng mềm mại. Sườn xe nối với tay lái ở phần đầu và nối với yên xe, bánh sau xe ở phần cuối. Tay lái cong cong hình chữ u can đáy. Tay lái xe mạ inox sáng bóng, vỏ bọc hai tay cầm của tay lái làm bằng cao su màu đen. Tay thắng nối với tay lái kéo dài dây, chéo nhau ở phía trước đính một đôi gấu Mi-sa ngộ nghĩnh. Yên xe màu xám tro, bọc nệm êm ái. Nan hoa của bánh xe sáng trắng, lúc xe chạy cứ loang loáng như gương. Chiếc xe còn mới tinh dù em đã dùng nó hơn một năm qua. Ấy là nhờ em giữ gìn xe rất cẩn thận, lau xe hằng tuần. Khi đi học, gặp trời mưa, về đến nhà, bao giờ em cũng dùng vải khô mềm lau xe bóng sạch mới thôi. Vì vậy, xe đạp của em đã dùng một năm hơn mà đạp cứ nghe ro ro, thật êm tai. Thỉnh thoảng, bố em bôi dầu nhờn vào xích xe để chống rỉ sét và giữ xe được bền lâu.
“Chiến mã” của em không hí vang như chiến mã của các chàng hiệp sĩ trong truyện cổ tích. “Chiến mã” của em ngày hai buổi chạy ro ro đưa em đến trường, nơi em học tập, mở mang kiến thức để trưởng thành, mai sau trở thành công dân tốt của một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Em yêu thích chiếc xe đạp của em và xem nó như người bạn thân thiết, chịu thương, chịu khó.
Bài làm:
Năm ngoái, em được học sinh giỏi, bố em đã mua tặng em một chiếc xe đạp.
Chiếc xe đạp được khoác lên mình một chiếc áo màu xanh.Đầu xe là hay tai lái màu đen, yên xe rất mềm,có một cái khóa ở dưới cái yên để khi nào muốn nâng cao lên hoặc hạ thấp xuống đều được.Khi xe đạp được mua về, em thường xuyên rửa chiếc xe đạp của em để nó luôn trông mới như lúc mới mua.
Chiếc xe đạp đã cùng em gắn bó với nhau suốt 4 năm Tiểu học. Em luôn coi chiếc xe đạp như là một người bạn thân của mình. Em mong chiếc xe đạp sẽ cùng em đồng hành vào những năm học kế tiếp.
~No copy~
từ "đạp xe" với "xe đạp" là từ đồng âm hay đa nghĩa
Từ đạp xe là là từ đồng âm Từ xe đạp là từ đồng âm
Nêu ý nghĩa của câu chuyện sau :
Nhân dịp sinh nhật , Myja được anh trai tặng cho 1 chiếc xe đạp . Một hôm , cô đang đi dạo quanh công viên bằng xe đạp mới mua , thì có 1 cậu bé Tom cứ quanh quẩn vs chiếc xe đạp của cô Myja .
- Xe đạp của bạn đúng ko ?
- Đúng rồi đó ! Anh trai mk tặng đấy !
- Ôi ước j .....................
Myja nghĩ rằng cậu bé này ước mk có anh trai và sẽ tặng cậu ta chiếc xe giống mk ! Nhưng...........
- Ôi ước j mk có thể trở thành người anh như thế !
- Tại sao ? Myja hỏi
- Bởi vì mk muốn tặng 1 chiếc xe lăn cho người em trai bị tàn tật của mk
theo tôi câu chuyện này tuy ngắn nhưng hết sức cảm động. Một tấm lòng yêu thương, biết quan tâm đến người khác, làm tất cả chỉ vì họ. Cậu bé ấy không nói muoonss được chiếc xe, làm cho ta cảm thấy ngạc nhiên rồi để ta ngẫm nghĩ veeff cuộc sống này. Một câu chuyện hay và ý nghĩa về tình yêu thương
học tốt
#mọt
Câu 1: một học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường mất 30 phút. đoạn đường từ nhà đến trường dài 6km
a) tính tốc độ chuyển động của học sinh trên
b) Nêu ý nghĩa của con số tìm được ở câu a
Câu 2: a) chuyển động nào nhanh hơn
- một vận động viên bơi cự ly ngắn với tốc độ 5,2 m/s
- một xe buýt đang vào bến với tốc độ 10 m/s
b) bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên chạy trên quãng đường dài 100 m kể từ khi xuất phát
Quãng đường 0 10 20 30
Thời gian 0 2 4 6
c) nhà Quang cách nhà Nam 210 m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 120 giây. Tính tốc độ chuyển động của bạn quang. Nếu Quang qua là Nam hết 2,5 phút thì tốc độ chuyển động của bạn Quang là bao nhiêu?
Câu 3: Một người đi xe máy trên quãng đường đầu 18 km trong 30 phút quãng đường tiếp theo dài 15 km đi với vận tốc 45 km/h. tìm tốc độ trung bình chuyển động của người đó đi hết cả hai quãng đường
Câu 4: bảng dưới đây ghi lại quãng đường đi được theo thời gian của một người đi bộ
Thời gian 0 10 20 30 40
Quãng đường 0 14 28 42 56
a) Dựa vào số liệu trong bảng, hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người đi bộ
b) từ đồ thị xác định tốc độ đi bộ của người đó
Câu 5: Một người đi xe đạp trên quãng đường đầu dài 8 km với tốc độ 12 km/h. sau đó đi tiếp 12 km hết thời gian 80 phút. xác định tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường?
Câu 6: Tại SEA Game 27 tổ chức tại năm 2013, Vũ Thị Hương (nữ hoàng tốc độ của Việt Nam) đã giành huy chương vàng ở cự ly 200 m trong 23,55 giây. tốc độ mà Vũ Thị Hương đã đạt được trong cuộc thi là bao nhiêu?
Câu 7: Một người đi xe đạp với tốc độ 16 km/h từ nhà đến nơi làm việc. thời gian chuyển động của người này khi đi hết quãng đường là 45 phút. quãng đường từ nhà đến nơi làm việc của người đó là bao xa
Câu 8: Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km.
Câu 9: bảng số liệu và thời gian và quãng đường của canô
Thời điểm (h) 6:00 6:30 7:00 7:30 8:00
thời gian t (h) 0 0,5 1,0 1,5 2,0
Quãng đường s (km) 0 15 30 45 60
a) xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km
b) tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km
c) dự đoán vào lúc 9:00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km
Cho biết tốc độ của canô không đổi
Đánh giá ý thức tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy của học sinh của trường của địa phương em. Đề xuất ý tưởng nâng cao trách nhiệm của mỗi học sinh khi thực hiện an toàn giao thông.
Mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông tại các trường học đã được chú trọng đẩy mạnh trong nhiều năm qua, nhưng những vi phạm, gây tai nạn giao thông ở đối tượng học sinh, sinh viên vẫn không thuyên giảm. Đây thực sự là vấn nạn khiến dư luận xã hội quan ngại.
Mấy năm gần đây, số học sinh bậc THPT, thậm chí cả THCS từ thành thị đến nông thôn đi xe đạp điện, xe máy điện, mô tô, xe gắn máy đến trường gia tăng đáng kể. Không ít học sinh đi xe gắn máy không đúng độ tuổi, không đúng phân khối theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trong khi các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát. Đến giờ tan trường, tại cổng trường hoặc các dịch vụ gửi xe gần trường, dòng xe gắn máy, xe đạp điện của học sinh nối đuôi nhau, tranh đua nhau chạy khiến những người lớn tham gia giao thông nhiều khi phát hoảng, phải tạt vào sát vỉa hè vừa để bảo đảm an toàn cho mình, vừa để nhường đường các cô, cậu học sinh. Chính vì vậy, số vụ tai nạn giao thông xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ các học sinh, sinh viên vẫn không hề thuyên giảm, khiến dư luận xã hội quan ngại.
Ví dụ, vụ tai nạn giao thông tại đường bờ kè phía bắc sông Trà, thuộc xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, khiến một phụ nữ 56 tuổi đi xe đạp tử vong tại chỗ. Đối tượng gây ra vụ tai nạn đau lòng trên chính là một số thanh-thiếu niên và học sinh ở TP Quảng Ngãi điều khiển xe gắn máy chạy với tốc độ cao rồi va chạm với người phụ nữ. Hay vụ ba học sinh nữ lớp 8 Trường THCS Võ Thị Sáu, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái chở nhau trên chiếc mô tô mang BKS 21V-69712 không đội mũ bảo hiểm, khi đâm vào trụ cổng nhà dân ven đường, cả ba đã thiệt mạng… Các vụ tai nạn trên như những hồi chuông cảnh báo với xã hội.
Bốn học sinh đèo nhau trên xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Thầy giáo Nguyễn Văn Luận, Trưởng ban Quản sinh, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Quảng Ngãi) cho biết: “Những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã làm khá tốt công tác giáo dục, tuyên truyền về ý thức và văn hóa giao thông cho học sinh khi tham gia giao thông. Đầu năm, nhà trường mời công an thành phố về báo cáo, cho học sinh và phụ huynh ký cam kết về thực hiện an toàn giao thông. Hằng tuần, nhà trường, thầy, cô giáo trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhắc nhở các em liên tục về vấn đề trên. Khi tuyên truyền, học sinh nghe rất chăm chú, nhưng khi bước ra đường lại bất chấp tất cả, vẫn không đội mũ bảo hiểm, vẫn lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu”.
Thầy giáo Trần Kim Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Khoa Huân (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chương trình sách giáo khoa hiện có nhiều nội dung, bài lồng ghép, tích hợp giáo dục về ý thức, văn hóa giao thông-một vấn nạn lâu nay của cả nước. Công tác tuyên truyền, tác động bằng nhiều hình thức phong phú, khác nhau được duy trì thường xuyên trong hệ thống trường học, nhất là nơi có tình hình trật tự giao thông phức tạp như TP Hồ Chí Minh. Để giáo dục, tuyên truyền, tác động đến nhận thức, chuyển hóa thành hành động, thói quen ở giới trẻ là cả một câu chuyện dài. Bước ra đường, tham gia giao thông, các em chứng kiến vô vàn những điều lệch lạc, tiêu cực của xã hội, chẳng hạn như ngay cả người lớn cũng thiếu gương mẫu chấp hành, hoặc khi sai phạm thì nhờ người xin xỏ hoặc bỏ tiền ra “hối lộ” cảnh sát giao thông. Những cách hành xử "không đẹp" như vậy thường thấy ở ta, thật khó để con trẻ, học sinh thực thi pháp luật tốt được".
Chúng tôi cho rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông tại các nhà trường cần tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa bằng nhiều hình thức phong phú, trực quan. Bên cạnh đó là sự quan tâm sâu sát của các bậc phụ huynh đến việc đi lại của con em mình, nhất là đừng nên giao xe gắn máy cho con em mình điều khiển.
Điều quan trọng hơn, có tác dụng lớn hơn là công tác tuần tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cần phải thường xuyên, đồng bộ, đúng quy định pháp luật và kịp thời gửi thông báo về nhà trường để thầy, cô giáo có biện pháp giáo dục, xử lý tiếp theo đối với những học sinh vi phạm giao thông. Mặt khác, lực lượng cảnh sát giao thông nên mạnh tay hơn với những đối tượng cố tình vi phạm.
An 13 tuổi học lớp 7, 1 hôm An mượn xe đạp của bạn cùng lớp đi chơi. An đã tự ý đặt xe đạp đó ở tiệm cầm đồ, lấy tiền đi chơi điện tử.
_Câu hỏi: Nếu em là bạn của An, em sẽ làm j để lấy lại chiếc xe đạp?
Theo em, An và bạn của An có những quyền j đối vs chiếc xe đạp?
Nếu em là bạn An , em phải :
- Nhờ sự giúp đỡ giúp đỡ từ phía người nhà , người thân của bạn An
- khuyên bạn nên biết lỗi và tìm cách lấy lại chiếc xe đạp
- Không tự quyết định một mình vì khi An làm vậy , sẽ không biết trước được tình hình nguy hiểm sắp đến gần , phải có sự can thiệp của người lớn.
Theo em , An và bạn của An có những quyền đối với chiếc xe đạp là : bảo vệ , giữ gìn , có trách nhiệm khi sử dụng chiếc xe đạp. Không phá hoại , hay cố ý sử dụng chiếc xe với những mục đích xấu cá nhân .
-Em sẽ bảo với bố mẹ An để họ đến chuộc xe lại, hoặc nói với bố mẹ của bạn cho mượn xe để họ thương lượng cùng gia đình An. Khuyên An cũng nên có chút trách nhiệm và biết ăn năn hối lỗi,...
-Bạn của An có quyền: Sở hữu, quyền chiếm hữu, định đoạt,...
-An có có quyền: Định đoạt