Cđdđ: cường độ dòng điện
Hđt: hiệu điện thế.
Mắc nối tiếp điện trở R1 =30 Ω và R2 =50Ω vào HĐT(hiệu điện thế) không đổi U=12V .Hỏi CĐDĐ(cường độ dòng điện) chạy qua điện trở R2=?
Điện trở tương đương của mạch là
\(R=R_1+R_2=80\left(\Omega\right)\)
Cường độ dòng điện qua điện trở \(R_2\) là
\(I_2=I=\dfrac{U}{R}=0,15\) (A)
Chúc em học tốt nhé!
cho mạch điện gồm đèn 1 (Đ1) nối tiếp đèn 2 (Đ2) rồi mắc vào nguồn có hiệu điện thế (HĐT) 15V thì cường độ dòng điện (cđdđ) chạy trong mạch chính là 0,4A và HĐT giữa 2 đầu Đ1 gấp 2 lần HĐT giữa 2 đầu Đ2
a) vẽ sơ đồ
b) tính cđdđ chạy qua mỗi đèn
c) tính HĐT giữa 2 đầu mỗi đèn
*đề không sai và đây là bài nâng cao
Một dây dẫn đc mắc vào HĐT 6V thì CĐDĐ chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh cho rằng nếu giảm HĐT đặt vào 2 đầu dây dẫn đi 2V thì dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả đúng hay sai? Tại sao? (M.n tóm tắt luôn nha)
\(\Rightarrow\dfrac{U1}{U2}=\dfrac{I1}{I2}\Rightarrow I2=\dfrac{U2.I1}{U1}=\dfrac{0,3.2}{6}=0,1A\ne0,15A\)
=>ket qua sai
Chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau sao cho đúng ý nghĩa vật lý.
a. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch……….thì cường độ dòng điện qua mạch điện đó……
b. Hiệu điện thế kí hiệu là ………….được tính bằng …….viết tắt ……..Ngoài ra ta còn tính theo milivon, viết tắt là………..
a. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch càng lớn (càng nhỏ) thì cường độ dòng điện qua mạch điện đó càng lớn (càng nhỏ).
b. Hiệu điện thế kí hiệu là U được tính bằng vôn viết tắt V. Ngoài ra ta còn tính theo milivon, viết tắt là mV.
Khi hiệu điện thế giữa 2 đầu 1 dây dẫn là 4,5V thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là 0,36 A. Khi hiệu điện thế giảm đi 0,5 V thì cường độ dòng điện giảm đi bao nhiêu A?
Tóm tắt và giải
trên một bóng đèn ghi 6V. Khi đặt đàu bống đèn vào hiệu điện thế U1=3V, thì dòng điện qua đèn có cường độ I1, khi đặt HĐT U2=5V thì dòng điện chạy qua đền có cường độ I2
a)So sánh I1 và I2 ? Giải thích?
b) Phải mắc đèn vào hiệu điện thế bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Giải thích?
a. Ta có cường độ dòng điện qua đèn trong mỗi trường hợp là:
\(I_1=\)\(\dfrac{U_1}{R}\)
\(I_2=\dfrac{U_2}{R}\)
Vì \(U_1\) \(< U_2 (3V<5V)\) nên:
\(I_1<\) \(I_2\)
b. Để đèn sáng bình thường thì ta cần mắc vào nguồn điện 6V vì đèn có hiệu điện thế định mức là 6V.
C1:Dựa vào công thức tính định luật ôm cường đôn dòng điện phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thuế và điện trở dây dẫn? Hai điện trở R1 lớn hơn R2 cùng mắc vào hiệu điện thuế thì cường độ dòng điện qua HĐT qua điện trở nào lớn hơn?Tại sao?
nhanh hộ em đi @
Cho mạch điện có điện trở R =50 Ω , cho dòng điện có cường độ 1,8A qua điện trở . a) tính hđt của nguồn điện . b) thay R bằng R' khi đó cđdđ qua R' giảm ba lần tính R' . c) thay R băng R'' = 15 Ω khi đó cđdđ qua R'' là bao nhiêu?
a)Hiệu điện thế của nguồn điện là:
Ta có: \(R=\dfrac{U}{I}\Leftrightarrow U=R.I=50.1,8=90\left(V\right)\)
b) Ta có: \(R'=\dfrac{U}{\dfrac{I}{3}}=\dfrac{90}{\dfrac{1,8}{3}}=150\left(\Omega\right)\)
c) Ta có: \(R''=\dfrac{U}{I"}\Leftrightarrow I"=\dfrac{U}{R"}=\dfrac{90}{15}=6\left(A\right)\)
1.Dây dẫn có điện trở 50(ohm), hiệu điện thế 2 đầu dây dẫn là bnhiêu khi cường độ dòng điện là 0,015(A)?
2. 3 điện trở giống nhau mắc song song có giá trị 450(ohm).Tổng điện trở toàn machj là ?
3.CĐDĐ qua bóng đèn là 1,5(A), hiệu điện thế tương ứng là 12(v), khi cddđ tăng thêm 2,5(A) thì hiệu điện thế lúc sau là ?
Bài 1:
Hiệu điện thế 2 đầu dây dẫn:
\(U=I.R=0,015.50=0,75\left(V\right)\)
Bài 2:
\(R_{tđ}=\dfrac{R_1.R_2.R_3}{R_1.R_2+R_2.R_3+R_3.R_1}=\dfrac{450.450.450}{3.450.450}=150\left(\Omega\right)\)
Bài 3:
Áp dụng công thức: \(\dfrac{I_1}{I_2}=\dfrac{U_1}{U_2}\)
\(\Rightarrow\dfrac{1,5}{1,5+2,5}=\dfrac{12}{U_2}\)
\(\Rightarrow U_2=\dfrac{12.4}{1,5}=32\left(V\right)\)