Trình bày suy nghĩ của em về truyền thống ''tôn sư trọng đạo'' của nhân dân ta
Viết đoạn văn tổng phân hợp trình bày nhận thức suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư trọng đạo
hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống "Tôn sư trọng đạo".
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tôn là sự tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trọng là coi trọng, tôn trọng; còn đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo mang ý nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mà bất cứ người học sinh nào cũng cần có. Tôn sự trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người nhằm mục đích đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy. Muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt. Mỗi người học sinh phải tôn trọng chính thầy cô giáo của mình vì đó là một trong những đạo lí cơ bản của việc làm người. Bên cạnh đó có nhiều người học trò không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Thậm chí có những người hành xử bất lịch sự, thô lỗ với thầy cô giáo đi ngược lại với đạo lí Tôn sư trọng đạo. Mỗi chúng ta muốn trưởng thành thì đều phải trải qua giai đoạn làm người học trò nhỏ và được người thầy dìu dắt. Chính vì thế, ngay từ hôm nay hãy tôn trọng, yêu thương, kính mến với thầy cô giáo của mình để xứng đáng là người học trò có tấm lòng hiếu kính.
Trình bày những suy nghĩ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong nhà trường và xã hội hiện nay?
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là nét đẹp của người Việt:
+ Kính trọng thầy cô, những người dạy học, làm nghề dạy học
+ Trọng đạo là trọng nghĩa tình, lẽ phải, những điều tốt đẹp trong đạo đức
Truyền thống này được thể hiện trong nhà trường: học trò kính trọng thầy cô, học hỏi những điều hay lẽ phải, rèn luyện
+ Trong gia đình: con cái kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị những người bề trên, nghe và sống theo truyền thống của gia đình, dòng họ
Anh chị hiểu thế nào là truyền thống "Tôn sư trọng đạo" – một nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Trình bày những suy nghĩ của anh chị về truyền thống này trong nhà trường và trong xã hội.
Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.
Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.
Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.
Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học. Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.
Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.
Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.
Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.
Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.
Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.
Câu 1: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bi cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giản” nói về truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống nhân ái C. Truyền thống hiểu thảo D. Truyền thống nhân đạo.
Đề bài: Viết bài văn nghị luận về truyền thống Tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc ta.
Đáp án
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
+ Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo: là tôn trọng, kính trọng người thầy– người truyền dạy kiến thức, đạo đức cho chúng ta.
→ Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đề cao, tôn trọng, biết ơn nhưng người thầy, người dạy dỗ kiến thức, điều hay lẽ phải, truyền đạt những đạo lí cho học trò.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Câu nói ngắn gọn, súc tích khuyên dạy con người sống theo lẽ phải: trân trọng, biết ơn người thầy. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay.
+ Kho tàng văn học dân gian và văn học viết của dân tộc có không ít những câu tục ngữ, ca dao, những tác phẩm viết đề cao tình thầy trò và vai trò của người thầy, đồng thời giáo dục con người có cách cư xử đúng mực trong quan hệ thầy - trò:
“Không thầy đố mày làm nên”
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
+ Dân tộc chúng ta có những bậc thầy vĩ đại, người khai sáng cho rất nhiều thế hệ học trò như Chu Văn An, Hồ Chí Minh. Chúng ta nhớ về các vị ấy bằng tất cả tấm lòng trân trọng, biết ơn.
- Bình luận (2đ):
+ Là câu nói ngắn gọn, đúng đắn, đúc kết kinh nghiệm nhân dân trong lẽ sống, giúp con người sống đúng, sống có đạo đức, biết ứng xử phải đạo trong mối quan hệ thầy – trò.
+ Nhiều người sống đúng với lời dăn dạy trên nhưng cũng có không ít những con người vô tình lãng quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, không tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
+ Liên hệ bài học cho bản thân em và bài học cần giữ gìn, tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc mình.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ
Em hãy viết 2 câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta?
mk viết hơn 2 câu nhé
- Trọng thầy mới được làm thầy
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên !
- Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
- Không thầy đố mày làm nên
Không thầy đố mày làm nên.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Trọng thầy mới được làm thầy.
Không thầy đố mày làm nên
Nhất tự vi sư bán tự vi sư
Tôn sư trọng đạo
v..v
Hok tốt #
Viết 5 câu tục ngữ,thành ngữ nói về truyền thống Tôn sư Trọng đạo của dân tộc ta.
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Ăn vóc, học hay
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt
- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết
- Người không học như ngọc không mài
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
không thầy đố mày làm nên
một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy
tiên học lễ, hậu học văn
một một tết cha, mồng ba tết thầy
một kho vàng không bằng một nang chữ
Công cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
(Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy
Mồng một tết cha,
Mồng hai tết mẹ,
Mồng ba tết thầy.
Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
trình bày suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta
REFER
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam
tham khảo
Yêu nước là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đến hôm nay đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc. Qua bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, chúng ta càng có thêm nhiều cảm nhận sâu sắc về tinh thần đẹp đẽ cao quý này.
"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là đoạn trích trích trong văn kiện "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951. Ra đời trong thời kỳ kháng chiến, văn bản đã khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ, được thể hiện rõ ràng, sâu sắc nhất trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Đồng thời trở thành sức mạnh chiến thắng các thế lực thù địch.
Đó là những nhận định vô cùng đúng đắn. Yêu nước là yêu thương, trân trọng đất nước. Có rất nhiều biểu hiện của tinh thần yêu nước, bao gồm niềm tự hào, tự tôn dân tộc, sự tôn trọng lịch sử, ý thức hành động, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mãnh liệt và mạnh mẽ. Điều này được chứng minh qua thực tế lịch sử. Đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến, chịu xâm lăng của bao thế lực, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước, chúng ta đã chiến thắng. Từ thời phong kiến xưa kia, nhân dân ta đã đồng lòng đồng sức đánh giặc. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã "kết thành làn sóng mạnh mẽ", "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Lịch sử ta đã ghi lại rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đó những chiến thắng vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta có thể đánh thắng quân Nam Hán, 3 lần thắng giặc Nguyên - Mông,... đánh thắng giặc Pháp xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, đánh tan quân Mỹ thống nhất đất nước. Không chỉ nhờ vào chiến thuật quân sự khéo léo mà phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Bởi vì yêu nước, họ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, từng cái cây ngọn cỏ trên bờ cõi quê hương. Họ cam chịu nhẫn nhịn, chờ thời cơ vùng lên. Họ không ngại hi sinh, đổ xương đổ máu và cả tính mạng. Tất cả đều vì yêu nước. Nếu không yêu nước, những năm tháng chiến tranh gian khổ ấy, hàng nghìn thanh niên sẽ không tự nguyện rời xa gia đình lên đường đánh giặc. Hàng nghìn thiếu nữ sẽ không tự cắt đi mái tóc dài, từ bỏ thanh xuân tươi đẹp để trở thành những nữ thanh niên xung phong. Họ "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh", họ ra đi khi tuổi xuân còn đang dang dở. Tất cả bởi vì tinh thần yêu nước rực cháy trong tim.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trải dài lịch sử xưa kia, đến thời đại ngày nay vẫn vô cùng mạnh mẽ. Thế hệ trẻ không ngừng vượt khó, cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nhân dân cả nước đồng lòng, cùng dựng xây Tổ quốc ngày càng lớn mạnh. Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước. Người doanh nhân nỗ lực đóng góp cho nền kinh tế ngày càng lớn mạnh... Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước. Thời điểm dịch bệnh Covid 19 bùng phát, tinh thần yêu nước của nhân dân ta càng thể hiện rõ ràng hơn. Người người nhà nhà nghe theo chỉ đạo của Đảng, ở yên tại chỗ để hạn chế lây lan dịch bệnh.
Khi có tin 20 hành khách người Hàn Quốc chê bai điều kiện cách ly và lan truyền thông tin sai lệch về Việt Nam, cả dư luận đã trỗi dậy. Họ cùng nhau bảo vệ danh dự dân tộc bằng những hành động thiết thực. Tạo thành làn sóng mạnh mẽ trên mạng xã hội, giúp bạn bè thế giới nhìn nhận sự thật. Đó đều là những biểu hiện của tinh thần yêu nước.
Tinh thần yêu nước được Bác Hồ ví như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy, có khi lại cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Chúng ta cần làm sao để thể hiện, trưng bày nó ra ngoài. Không những cố gắng dựng xây đất nước ngày càng lớn mạnh mà còn cần có ý thức tự tôn dân tộc. Bên cạnh những trái tim yêu nước mãnh liệt, vẫn có một bộ phận tiêu cực, chống đối Nhà nước, có nhiều hành vi nguy hại cho xã hội. Chúng ta cần phối hợp theo sự chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước để loại bỏ. Chống các thế lực thù địch, những bộ phận tiêu cực đồng thời cũng phải giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" đã nêu ra rất nhiều bài học ý nghĩa. Cha ông ta đã vất vả bảo vệ và dựng xây đất nước bằng tinh thần yêu nước tha thiết. Thế hệ chúng ta cần biết trân trọng và phát huy tinh thần đó, vì đất nước hạnh phúc và vững bền.
tại sao tôn sư trọng đạo lại là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
trong sách Giáo Dục Công Dân có đấy, mở ra mà xem.
Vì tôn trọng đạo là tôn trọng phật giáo
=> phật giáo là nơi tu thiền rất linh thiêng
tôn trọng sự linh thiêng là tốt
=>(ĐPCMMMM)
Bài làm:
Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn tả một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tàng đạo đức của xã hội văn minh.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn để Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phái biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người "Không thầy đố mày làm nên”. Vì vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn để quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aristole, Khổng Tử... từ người thầy đã tro thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phuơng Đông hay phương Tây dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì ranh giới thầy trò, vị tri đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế vấn để "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiểu điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đến dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những trang thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là thể hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng miềm tin cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, là những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn để đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết coi trọng tinh thần ham học hỏi, để cao truyền thông ham học.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thông đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhớ mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phái được quan tâm hơn nữa.
Để xã hội ngày càng văn minh, con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò cùa người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục kế thừa và phát huy hơn nữa.