nhận xét cơ cấu dân số tỉ người từ năm 1990 - 2017
Cho bảng số liệu sau:
Dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2001, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011.
b) Nhận xét sự thay đổi dân số và cơ cấu dân số các nước Đông Á trong giai đoạn trên.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011
+ Tính bán kính đường tròn ( r 1990 , r 2011 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2011 = 1553 , 9 1327 , 8 = 1 , 08 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2011:
* Về sự thay đổi dân số
- Dân số các quốc gia Đông Á và tổng số dân toàn khu vực đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau giữa các quốc gia.
+ CHDCND Triều Tiên có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất (tăng gấp 1,22 lần), tiếp đến là CHND Trung Hoa (tăng gấp 1,18 lần), Hàn Quốc (tăng gấp 1,16 lần).
+ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp nhất (tăng gấp 1,03 lần).
- Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực là CHDCND Triều Tiên, CHND Trung Hoa.
- Hàn Quốc, Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực.
* Về cơ cấu dân số:
- Trong cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và chiếm tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên.
- Cơ cấu dân số các nước Đông Á có sự thay đổi trong giai đoạn 1990 - 2011. Cụ thể:
+ Tỉ trọng dân số CHND Trung Hoa tăng từ 86,0% lên 87,0%, tăng 1,0%.
+ Tỉ trọng dân số Nhật Bản giảm từ 9,3% xuống còn 8,2%, giảm 1,1%.
+ Tỉ trọng dân số CHDCND Triều Tiên tăng từ 1,5% lên 1,6%, tăng 0,1%.
+ Tỉ trọng dân số Hàn Quốc không có sự thay đổi, duy trì ở mức 3,2%.
Dựa vào bảng 1 trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. Nêu nhận xét.
Biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu giai đoạn năm 1990 – 2020 (%)
=> Nhận xét:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Châu Âu giai đoạn 1990 - 2020 có sự thay đổi:
- Giảm tỉ trọng ở nhóm 0 - 14 tuổi, từ 20,5% (1990) xuống 16,1% (2020) (giảm 4,4%).
- Giảm tỉ trọng ở nhóm 15 - 64 tuổi, từ 66,9% (1990) xuống 64,8% (2020) (giảm 2,1%).
- Tăng tỉ trọng ở nhóm 65 tuổi trở lên, từ 12,6% (1990) lên 19,1% (2020) (tăng 6,5%).
=> Dân số châu Âu đang có xu hướng già hóa.
Câu 1: Lập bảng số liệu cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 1989 và năm 1999 (Đơn vị: %). Nêu nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân số phụ thuộc từ năm 1989 đến 1999.
Nhận xét về sự gia tăng dân số của châu Á từ năm 1990 đến năm 2011 qua bảng số liệu sau:(2đ)
Năm | 1990 | 2000 | 2005 | 2008 | 2010 | 2011 |
Số dân (triệu người) | 3172,7 | 3692,0 | 3919,2 | 4051,6 | 4139,5 | 4183,6 |
Cho bảng số liệu:
QUY MÔ DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ NƯỚC TA
Năm |
Số dân (nghìn người) |
Tỉ lệ gia tăng (%) |
1990 |
66.016,7 |
1,92 |
1994 |
70.824,5 |
1,69 |
2000 |
77.630,9 |
1,35 |
2004 |
81.437,7 |
1,20 |
2008 |
83.313,0 |
1,12 |
2015 |
85.122,3 |
1,07 |
Nhận xét nào sau đây đúng về dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta thời kì 1990 – 2015?
A. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tăng liên tục qua các năm.
B. Gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh.
C. Quy mô và gia tăng dân số nước ta biến động thất thường.
D. Quy mô và gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm nhanh.
Đáp án B
Quan sát bảng số liệu ta thấy giai đoạn 1990 – 2015:
- Quy mô dân số nước ta tăng lên nhanh và liên tục: từ 66016,7 nghìn người lên 85122,3 nghìn người.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm liên tục từ 1,92% xuống 1,07%.
=> Như vậy gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số nước ta vẫn tăng nhanh.
- Nhận xét về xu thế số dân của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020
- Nhận xét về cơ cấu dân số Việt Nam năm 2020 theo giới tính và theo nơi sinh sống
- Tính số dân Việt Nam sống ở thành thị, nông thôn năm 2020.
- Số dân của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020 tăng qua các năm
- Năm 2020, số dân giới tính nữ đông hơn số nam; sống ở nông thôn đông hơn thành thị.
- Số dân Việt Nam sống ở thành thị năm 2020 là: 97 582 000 . 36,8% = 35 910 176 ( người)
- Số dân Việt Nam sống ở nông thôn năm 2020 là: 97 582 000 . 63,2% = 61 671 824 ( người)
Nhận xét về sự gia tăng dân số của châu Á từ năm 1990 đến năm 2011 qua bảng số liệu sau:(2đ)
Năm | 1990 | 2000 | 2005 | 2008 | 2010 | 2011 |
Số dân (triệu người) | 3172,7 | 3692,0 | 3919,2 | 4051,6 | 4139,5 | 4183,6 |
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN
CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Năm |
Thành thị |
Nông thôn |
1990 |
19,5 |
80,5 |
1995 |
20,8 |
79,2 |
2000 |
24,2 |
75,8 |
2005 |
26,9 |
73,1 |
2010 |
30,5 |
69,5 |
2014 |
33,1 |
66,9 |
Nhận xét nào sau đây đúng từ bảng số liệu trên?
A. Tỉ lệ dân số nông thôn của nước ta tăng nhanh.
B. Số dân thành thị ngày càng tăng.
C. Tỉ lệ dân số thành thị nước ta không tăng.
D. Số dân nông thôn của nước ta giảm.
Cho bảng số liệu thu nhập quốc dân của Bra-xin qua một số năm:
Năm | 1970 | 1990 | 1991 | 1999 | 2004 |
GDP (tỉ USD) | 43,1 | 390,9 | 402,8 | 435,0 | 604,9 |
Nhận xét sự tăng trưởng thu nhập quốc dân của Bra-xin từ năm 1970 đến năm 2004.
Nhận xét sự tăng trưởng thu nhập quốc dân của Bra-xin từ năm 1970 đến năm 2004.
- Trong thời gian 34 năm sự tăng trưởng GDP của Bra-xin tương đối cao.
+ Từ 1970 – 2004: tăng gấp 14 lần.
+ Từ 1970 – 1990: tăng nhanh (20 năm tăng gấp 9 lần).
+ Từ 1990 – 2004: 14 năm: tăng chậm (gấp 1,5 lần).
- Tăng thu nhập của Bra-xin chủ yếu dựa vào:
+ Một số sản phẩm công nghiệp chiếm lĩnh thị trường thế giới.
+ Xuất khẩu sản phẩm một số cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị cao.