1) Loại rễ biến dạng nào có lợi cho con người ? Vì sao ? Cần thu hoạch vào lúc nào ?
2)Thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước và mối khoáng trong thân?
3)Đối với các cây lấy quả hạt cần làm gì để tăng năng suất ? Vì sao ?
Câu 1 : MÔ tả thí nghiệm sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan qua mạch gỗ của thân cây ? Nêu kết quả thí nghiệm
Câu 2 : MÔ tả thí nghiệm sự vận chuyển chất hữu cơ qua thân cây ? giải thích kết quả ?
Câu 3 : Có mấy loại rễ chính , lấy ví dụ
Câu 4 : Rễ gồm mấy miền ? Chức năng của mỗi miền ? Tại sao nói miền hút là miền quan trọng nhất ?
Câu 5 : Thân cây to ra do đâu ? Người ta thường dùng phần nào của gỗ để làm nhà tại sao ??
Câu 1 : MÔ tả thí nghiệm sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan qua mạch gỗ của thân cây ? Nêu kết quả thí nghiệm
Câu 2 : MÔ tả thí nghiệm sự vận chuyển chất hữu cơ qua thân cây ? giải thích kết quả ?
Câu 3 : Có mấy loại rễ chính , lấy ví dụ
Câu 4 : Rễ gồm mấy miền ? Chức năng của mỗi miền ? Tại sao nói miền hút là miền quan trọng nhất ?
Câu 5 : Thân cây to ra do đâu ? Người ta thường dùng phần nào của gỗ để làm nhà tại sao ??
Ai đúng mình sẽ lập nhiều nick nhất có thể để t i c k cho các bạn nha !!
Câu 1: Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng ?
Câu 2: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa và cho biết những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ? Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất điều đó có đúng không? Vì sao ?
CÂU 3: Có những loại lá biến dạng nào ? Biến dạng của lá ý nghĩa gì? Quang hợp là gì? Vẽ sơ đồ quang hợp ?
Câu 4: GGiair thích vì sao mép gỗ ở phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao chỗ mép gỗ phía dưới không phình to ?Nêu chức năng của mạch gỗ
Câu 1 :
Cắm một cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng. Sau một thời gian, quan sát nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa. Tiếp đó cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu. Cho biết nước và muối khoáng được vận chuyển theo phần nào của cây.
Câu 2 :
+ Không nên để cây xanh trong phòng vì ban đêm cây cũng hô hấp khiện lượng oxi rong phòng ít đi và lượng cacbonnic nhiều lên gây khó thở
+ Những điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp là :
Độ ẩmAnh sángNhiệt độKhông khi+ Không có cây xanh thì sẽ không có sự sống trên trái đất vì nếu không có cây xanh ta sẽ không có không khí để thở .
Câu 2 :
Các loại là biến dạng
* Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.
* Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
* Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.
* Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.
Ý nghĩa :
Chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây.
Tuy nhiên, một số loại cây có lá biến dạng để thực hiện những chức năng khác giúp cây thích nghi với điều kiện sống của chúng.
Lá một số loại cây như xương rồng lá lại biến thành gai là vì: Chúng thường sống trong những điều kiện khô hạn. khắc nghiệt, nên lá biến thành gai giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước.
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi.
Sơ đồ quang hợp :
Ánh sáng
H2O + CO2 ----------------------------> Tinh bột + O2
Chất diệp lục
Câu 4 :
Khi bóc vỏ là bóc luôn cả mạch rây. Vì vậy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên, lâu ngày làm cho mép trên phình to.
1. Rễ gồm mấy miền ? Chức năng mỗi miền ?
2. Trình cấu tạo miền hút của rễ ?
3. Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ?
4. Bộ phận nào nào của rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng ?
5. Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào lông hút và tế bào thực vật.
6. Có phải tất cả các rễ của cây đèu có miền hút không ?
7.theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước, giai đoạn nào cây cần ít nước
8. Vì sao rễ cây thường ăn sâu lan rộng số lượng rễ con nhiều ?
9. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa tạo quả ?
10. So sánh cấu tạo trong miền hút của rễ và cấu tạo trong thân non ?
11.Củ chuối là thân hay rễ ?
12. Vì sao củ khoai lang là rễ , củ khoai tây là thân.
1 . Rễ gồm 4 miền : miền sinh trưởng , miền trưởng thành , miền hút , miền chóp rễ .
+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra .
+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền .
+Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng .
+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ .
2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính :
- Vỏ gồm có biểu bì và lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất . Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa .
- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất . Ruột chứa chất dự trữ .
3. Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây .
4. Trong 4 miền của rễ thì miền hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng .
6. không phải loại cây nào cũng cũng có lông hút vì một số cây là rễ móc , rễ tay cuốn ,...
VD : cây trầu không , cây gai ( rẽ tay cuốn ) , ...
7 . - Khi cây còn nhỏ cần phải tưới cây đầy đủ và đều đặn , vừa phải .
- Khi cây đã lớn và đến thời kì phát triển ra hoa , tạo quả là thời kì cây cần nhiều nước nhất .
Câu 1: Trả lời:
- Miền trưởng thành:dẫn truyền.
- Miền hút: hút nước và muối khoáng hòa tan
- Miền sinh trưởng:làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
Câu 12: Trả lời:
Khi dỡ khoai tây, chỉ cần chúng ta chú ý một chút là sẽ rõ: củ khoai tây sinh ra ở đoạn cuối của thân cây mọc ngang dưới đất. Khi thân cây mọc ngang dưới đất đến một mức độ nhất định, đoạn cuối cùng sẽ phình to ra thành củ khoai, vì củ phát triển to nên dễ đánh lừa mặt người. Không tin bạn hãy thử quan sát thật kĩ sẽ phát hiện ra: trên lớp biểu bì của nó có rất nhiều những lỗ nhỏ, xung quanh những lỗ đó có những vết mờ như hàng lông mi, lỗ và vết mờ đó trông rất giống như hình con mắt. Do vậy, các nhà thực vật gọi là mắt mầm. Nếu dùng sợi chỉ nối các mắt mầm lại với nhau sẽ thấy rằng, những mắt mầm này được sắp xếp theo trình tự xoáy trôn ốc; mầm trong mắt mầm có thể phát triển thành cành lá. Những vết mờ còn lại đó chính là những vết tích của lá (lá hình vẩy cá) được lưu lại. Những đặc trưng nổi bật này chính là đặc trưng chung của thân cây
Chúng ta quan sát củ khoai lang. Tuy củ khoai cũng có thể mọc mầm, nhưng mọc mầm rất lung tung, không theo một trật tự nào cả, cũng chẳng hề có dấu vết gì để lại, những điều đó đều là đặc điểm của rễ. Khi dỡ khoai lang, ta chỉ cần quan sát kĩ một chút sẽ nhận ra củ khoai lang là do những rễ nhánh hay rễ phụ mọc từ rễ chính phình to lên mà ra, cho nên gọi nói là rễ củ
câu 1: vì sao việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí ?
hãy mô tả thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá ?
vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa ?
câu 2: quang hợp là gì?
viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp?
câu 3: vì sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
câu 4: mô tả thí nghiệm chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng ? qua thí nghiệm đó em rút ra kết luận gì?
Câu 1 :
- Việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí vì khi quang hợp, cây xanh lấy khí cacbonic trong không khí và thải khí ô-xi ra ngoài môi trường nên giảm khí cacbonic -> giảm ô nhiễm môi trường
- Thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá : Lấy 2 chậu cây, 1 chậu có lá và 1 chậu không có lá. Chùm túi nilông lên cả hai chậu. Sau một thời gian thì thấy ở chậu cây có lá xuất hiện hơi nước trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không có hiện tượng. Chứng tỏ cây thoát hơi nước qua lá.
- Vào ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ vì cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.
Câu 2 :
Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.
Nước + khí cacbônic —---- > tinh bột + khí ôxi
Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là:
- Nước là nguổn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
- Khí cacbônic cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
- Ánh sáng cần cho quang hợp. nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được. Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau.
Câu 1 :
(+) Vì cây xanh có khả năng :
+ Làm tăng độ ẩm ko khí qua sự thoát hơi nước
+ Quang hợp , hút bụi , CO2 thải O2
(+) Lấy 2 chậu cây, 1 chậu có lá và 1 chậu không có lá. Chùm túi nilông lên cả hai chậu. Sau một thời gian thì thấy ở chậu cây có lá xuất hiện hơi nước trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không có hiện tượng. Chứng tỏ cây thoát hơi nước qua lá.
(+) Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí O2 của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí CO2
Câu 1: Nêu các điểm giống và khác nhau cuả rễ cọc và rễ chùm
Câu 2: Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây
Câu 3: Kể tên những loại rễ biến dạng
Câu 4: Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào
Câu 5: Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì
Câu 6: Những loại cây nào bấm ngọn tỉa cành ? Cho ví dụ
Câu 7: Có mấy kiểu xếp lá trên cây ? Cho ví dụ
Câu 8: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ? Nêu chức năng của từng phần
Câu 9: Trình bày thí nghiệm cây thoát hơi nước qua lá
câu 8
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Câu 1: Trả lời:
Rễ cọc có một rễ chính và nhiều rễ con mọc chung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm như cải, đậu xanh ,mít , ổi.........* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).
* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...
Câu 3: Trả lời:
Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Câu 1
*giống: Đề có chức năng:
-Hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây
-Đối với những cây mọc ở trên đất giúp cây bám vững
* Khác
- Rễ cọc là bộ rễ cây có rễ cái to đâm thẳng xuống và nhiều rễ con nhỏ hơn, đâm nghiêng vào đất.
- Rễ chùm gồm nhiều rễ gần bằng nhau mọc toả ra từ một góc thân tạo thành một chùm.
Chương I :
Câu 1: Nêu cấu tạo tế bào thực vật ?
Câu 2: Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật ?
Chương III :
Câu 1 : Cố mấy loại thân ? Kể tên một số cây có loại thân đó ?
Câu 2 : Bấm ngọn, tỉa cành có lợi ích gì ? Cây nào thì bấm ngọ, cây nào thì tỉa cành, cho ví dụ ?
Chương IV :
Câu 1 : Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?
Câu 2 : làm thế nào đẻ biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?
Câu 3 : Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? Chức năng của mỗi loại là gì ?
Chương II :
Câu 1 : Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ?
Câu 2 : Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng , số lượng rễ còn rất nhiều ?
Chương I:
Câu 1:
Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 2: Trả lời:
Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
c1 : 1. Cấu tạo tế bào cơ bản gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
c1 : 2 .Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Câu 1: Nếu các loại rễ mà em biết ? Mỗi loại rễ nêu hai ví dụ
Câu 2: Trình bày thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ trong thân qua thí nghiệm ta cần phải bảo vệ cây cối như thế nào
Câu 3: Kể tên 3 loại có có cách sinh sản bằng thân rễ muốn giết loại cỏ này không dùng thuốc diệt cỏ ta phải làm gì
Câu 4: CÂY THÂN GỖ TO RA DO ĐÂU
câu 2
*Trình bày thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ trong thân
- Lấy một cành cây trong vườn.
- dùng dao bóc một khoang vỏ có cả mạch rây.
- để một thời gian sau quan sát thấy mép vỏ phía trên phình to.
- do khi bóc vỏ cây là đã bóc luôn cả mạch rây nên chất hữu cơ do lá tổng hợp được ở phần trên không thể vận chuyển xuống dưới được nên bi ứ đọng lại ổ mép trên.
- vậy mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.
- nhân dân ta thường ứng dụng hiện tượng này để nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành.
*Cần phải bảo vệ cây cối như sau
-Phải biết chăm sóc cây cối xung quanh
-Phải tưới cây, cắt bớt lá hay tỉa cành cho cây hoặc bón phân cho cây
- Phải biết nhắc mọi người không được trèo hái lung tung, dẫn đến bị gãy cành và cây không thể phát triển.
-Không nên đốt cháy rừng, chặt cây để lấy gỗ
-Không nên phá hoại môi trường vì cây quang hợp và tạo ra không khí cho chúng ta
-nên có những hoạt động trồng cây vì môi trường do trường hoặc các xã phát động
- chúng ta nên tham gia để có thể góp một phần nào đó cho môi trường.
Câu 1: Trả lời:
Rễ thường:
- Rễ chùm: rễ hành,lúa, dừa,...
- Rễ cọc: cây bàng, cây ổi,...
Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Câu 4: Trả lời:
Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh - tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).
Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.
câu 1 :
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
1 Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.
2 Có thể làm những thí nghiệm nào để chứng mih cây cần nước và muối khoáng
Câu 1
-Nước rất cần cho các hoạt động sống của cây, giúp cho cây trao đổi chất. Nhu cầu của nước cũng khác nhau tùy vào loại cây và thời kì phát triển của cây và điều kiện sống.- Muối khoáng cũng rất cần cho quá trình phát triển của cây và cần nhiều loại khác nhau: muối đạm, muối kali, muối lân,... Nhu cầu muối khoáng cũng thay đổi tùy vào loài cây và thời kì phát triển của cây.
Câu 2
❄Bố trí thí nghiệm làm thí nghiệm chứng minh cây cần nước.
Trồng 2 cây cái vào 2 chậu đất A và B (như nhau) và tưới nước đều tới khi 2 cây bén rễ (tươi tốt như nhau). Rồi sau đó. hãng ngày chỉ tưới nước cho cây ở chậu A. không tưới nước cho cây ở chậu B. Kết quả, cây chậu A vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, còn cây chậu B còi cọc. phát triển không bình thường. Như vậy, nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây.
❄ Làm thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng. Trồng 2 cây như nhau vào 2 chậu, chậu A có đủ các loại muối khoáng: đạm. lân, Kali, nhưng chậu B lại thiếu muối đạm. Hàng ngày chăm sóc và tưới nước như nhau cho 2 câv ở 2 chậu. Kết quả theo dõi sau 2 tuần: cây ở chậu A phát triển (xanh tốt) bình thường, còn cây ở chậu B kém phát triển (vàng xấu). Điều đó chứng tỏ muối khoáng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.