Chương I :
Câu 1: Nêu cấu tạo tế bào thực vật ?
Câu 2: Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật ?
Chương III :
Câu 1 : Cố mấy loại thân ? Kể tên một số cây có loại thân đó ?
Câu 2 : Bấm ngọn, tỉa cành có lợi ích gì ? Cây nào thì bấm ngọ, cây nào thì tỉa cành, cho ví dụ ?
Chương IV :
Câu 1 : Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?
Câu 2 : làm thế nào đẻ biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?
Câu 3 : Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? Chức năng của mỗi loại là gì ?
Chương II :
Câu 1 : Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ?
Câu 2 : Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng , số lượng rễ còn rất nhiều ?
Chương I:
Câu 1:
Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 2: Trả lời:
Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
c1 : 1. Cấu tạo tế bào cơ bản gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
c1 : 2 .Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
c3 : 1 . Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia làm 3 loại:
-Thân đứng :
+Thân gỗ : Cứng,cao,có cành
+Thân cột : Cứng,cao,không cành
+Thân cỏ : Mềm,yếu,thấp
- Thân leo:
+Tua quấn
+Thân quấn
-Thân bò: Mềm,yếu,bò sát mặt đât
c3 : 2.
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.
* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.
c4 : 1.Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu, lá trên các mấu thân xếp so le nhau.
c4 : 2. Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt), rồi ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá. Rửa sạch lá trong cốc nước ấm. rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
c4 : 3.
* Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.
* Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
* Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.
* Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.
c2 : 1.
* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).
* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...
c2 : 2.
- Bộ rễ là cơ quan thu nhận chất dinh dưỡng (nước và muối khoáng) cho cây. Cho nên khi cây càng lớn. nhu cầu nước và muối khoáng càng nhiều thì bộ rễ cây phải phát triển để hút đủ nước và muối khoáng phục vụ hoạt động sống của cây.
Mặt khác, khi cây càng lớn thì bộ rễ càng phải ăn sâu, lan rộng mới giữ cây đứng vững.
Chương 1
Câu 1: Cấu tạo tế bào thực vật gồm:
-Vách tế bào:làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào: là dạng keo lỏng, bên trong có chứa một số bào quan như lục lạp,...
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Lục lạp:tạo ra chất dinh dưỡng nuôi cây.
-Không bào: chứa dịch tế bào.
Câu 2
Sự lớn lên của tế bào: tế con non là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé, nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn lên.
Sự phân chia của tế bào:tế bào lớn lên một kích thước nhất định rồi bắt đầu phân chia. Qúa trình diễn ra như sau: đầu tiên hình thành hai nhân rời xa nhau, sau đó chất tế bào phân chia,vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.Các tế bào ấy dần lớn lên rồi lại tiếp tục phân chia.
Chỉ tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào :giúp cho cây lớn lên