Viết đoạn văn cảm nhận về cụ Bơ-men.Giúp mk với. THANKS trước nha😀😀
Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật cụ Bơ men và Xiu?
(Mình đang cần gấp, giúp mình với nha)
O.Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O.Hen-ri. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt là xúc cảm sâu sắc nhất với nhân vật cụ Bơ-men.
Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Hơn 40 năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền sống qua ngày. Mặc cho cuộc sống nghèo khổ nhưng cụ luôn giữ phẩm chất tinh thần minh mẫn, khỏe khoắn và yêu đời. Chả thế mà cụ “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”.
Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá thường xuân còn lại bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, cô còn suy nghĩ rằng: chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ tuyệt vọng ấy, lại xuất phát từ một con người trẻ tuổi, cụ Bơ-men vô cùng buồn bực
Là một nhân vật chính của câu chuyện nhưng cụ xuất hiện thật ít ỏi. Phải đến cuối truyện, qua lời kể của Xiu, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết lạnh lẽo, không biết bằng cách nào cụ có thể vẽ chiếc lá lấy ên bờ tường gạch. Có lẽ do tình thương mà cụ dành cho Giôn-xi, ý chí muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô gái trẻ. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hại cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi ngờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lực, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp.
Chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sự hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống đến cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà 40 năm qua cụ hằng mơ ước: vẽ một kiệt tác. Cụ không chỉ cống hiến cho đời một kiệt tác nghệ thuật, cụ còn cứu sống được một cô gái trẻ, đem tới cho cô cái khát khao sự sống đã mất đi.
Có thể nói O.Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liên tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ một người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động.
Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn, ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bị quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.
>>>>>>còn tiếp>>>>>>>
Đọc lại lần nữa tác phẩm Chiếc lá cuối cùng em đã hiểu rõ hơn về nhân vật Xiu, càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý của cô với Giôn-xi, về tình người ấm áp hiếm hoi trong xã hội ấy. Chính vì chung sở thích, cùng với sự yêu nghề đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng và làm bạn với nhau. Nhưng trở ngại lớn nhất đã xảy ra, Giôn-xi bị ốm, cô mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính, căn bệnh mà lúc đó chưa có thuốc chữa trị. Giôn-xi đã không còn hy vọng về sự sống, cô còn gắn cuộc đời còn lại của mình cùng chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ rụng xuống. Trước tình trạng bệnh nặng, bế tắc cả về thể chất cũng như tinh thần của Giôn xi, Xiu vẫn tận tình chăm sóc, khuyên bảo bạn, và sau đó còn trách cứ Giôn-xi về cái ý nghĩ bi quan đó. Xiu ân cần nói: "Em thân yêu, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?” Cuối cùng chính lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Cô đã thắng nhưng cô chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Cô phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng này. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là cụ Bơ-men. Chị kể toàn bộ sự việc xảy ra về chiếc lá cuối cùng, đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Cùng với kiệt tác của cụ Bơ - men, không thể phủ nhận được tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.
1) trình bày quá trình gia nhập ASEAN
2)những thuận lợi và khó khăn của VN trong quá trình gia nhập ASEAN
3) đặc điểm chung về vị trí địa lí VN
giúp mk nha..
Thanks.. cảm ơn trc😀😀😀😀
1
Năm 1992 đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam sau khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), và trở thành Quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hàng năm. Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.
Tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này.
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN ngày hôm nay
2:
- Thuận lợi:
Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...- Khó khăn:
Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...3:Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.210 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km, không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.[1]
Viết đoạn văn cảm nhận về Phan Bội Châu.
Giúp mk với. Thanks trước nha.
Có ai có đề tập làm văn số 5 của ngữ văn 7 không cho mk tham khảo cái. Các bạn đừng lấy đề trg sách nha.
Mk xin cảm ơn rất nhiều!😀😀😀
Một tế bào trưởng thành sau ba lần phân chia sẽ có tất cả bao nhiêu tế bào?
Mn trả lời nhanh giúp mình nha mai thi HK rồi
Cảm ơn trước nha!!!!!!😀😀😀😀😀😀😀😀😍
8 tế bào nha bạn!
gọi số lần phân chia là n thì số tế bào sau n lần phân chia là \(2^n\)
Chọn 1 trong 3 đề ạ
- Viết đoạn văn ngắn 8-10 dòng nêu cảm nhận của em về Giôn - xi.
- Viết đoạn văn ngắn 8-10 dòng nêu cảm nhận của em về cụ Bơ men.
- Viết đoạn văn kể về cụ Bơ men về chiếc lá cuối cùng, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm .
Viết 1 bài văn nói về người hùng của em (dưới 1000 từ)
Ko chép mạng nha😀😀😀
Đây là cuộc thi mà bạn :))) Tự viết mới có ý nghĩa. Bạn có thể tham khảo những bài viết trên mạng
Viết đoạn văn cảm nhận về cụ Behrman (Bơ-men) khoảng 12 câu, có sử dụng từ tượng hình.
Tham khảo:
Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.Tham KHảo
Cụ Bơ men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng" là một người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương. Vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng vì bệnh tật và phó mặc cuộc đời mình cho chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân, mà cụ đã không quản gió rét để vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi, mang lại niềm tin để cô gái trẻ mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Chẳng những vậy, nó là kết quả của tình yêu thương con ng sâu sắc của cụ Bơ-men. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống của mình. Cái chết ấy đổi lại được mạng sống của một tâm hồn Giôn-xi đang tàn lụi. Nó cũng chứng minh cho ta thấy nghệ thuật chân chính luôn luôn hướng về con người, và phục vụ cho con người. Nghệ thuật không vô tri mà nó đánh thức những cảm xúc tưởng chừng như ngủ quên của con ng để ta thấy cuộc đời này thật đáng sống hơn.
Tham khảo:
Cụ Bơ men trong tác phẩm “chiếc lá cuối cùng “ là một người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương.Vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng vì bệnh tật và phó mặc cuộc đời mình cho chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân , cụ đã không quản gió rét mà vẽ nên chiếc lá cuối cùng để gắn vào cây.Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác.Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi , mang lại niềm tin để cô gái trẻ mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Chẳng những vậy, nó là kết quả của tình yêu thương con người sâu sắc của cụ Bơ-men.Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống của mình .Cái chết ấy đổi lại được mạng sống của 1 tâm hồn Giôn-xi đang tàn lụi.Nó cũng chứng minh cho ta thấy nghệ thuật chân chính luôn luôn hướng về con người, và phục vụ cho con người.Nghệ thuật không vô tri mà nó đánh thức những cảm xúc tưởng chừng như ngủ quên của con người để ta thấy cuộc đời này thật đáng sống hơn.
viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về cụ Bơ men; Gion-xi; Xiu
Nhân vật cụ Bơ Men:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.
Nhân vật Giôn - xi:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.
Cụ Bơ - men :
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính
Giôn - xi :
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.