Những câu hỏi liên quan
Trần ThanhTrúc
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
19 tháng 12 2021 lúc 17:08

tham khao:

 

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.

 

“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.

Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.

 

Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.

Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.

 

Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.

Bình luận (1)
ミ★ᗩᒪIᑕE Tᖇầᑎ★彡
19 tháng 12 2021 lúc 17:08

TK:

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.

“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.

Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.

Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.

Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.

 

Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 9 2019 lúc 16:39

Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu tại một phố huyện nghèo bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao: cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

Bình luận (0)
Vy trần
Xem chi tiết
nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 10:53

Tham khảo:

Theo trình tự: từ hiện tại nhớ về quá khứ.

Tóm tắt:

– Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : biến chuyên của trời đất cuối thu (thời gian mở đầu một năm học) và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.

– Trên con đường cùng mẹ tới trường.

– Khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe “ông đốc” gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.

– Lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Hải Đăng
Xem chi tiết
Vy Nguyen
6 tháng 11 2021 lúc 12:04

   Truyện ngắn của Thạch Lam có một phong cách riêng. Đó là những truyện ngắn dường như không có cốt truyện, hoặc cốt truyện thường đơn giản nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách đó của Thạch Lam .

  Trước hết, Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua... Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gay cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột . Nhưng truyện lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương, trong đó sô phận những con người nhỏ bé vô danh đã được tác giả kể lại bằng một giọng kể  cảm động và vẽ lên bằng những nét vẽ đời thường mà khắc sâu. Một vầng sáng con con trên chõng hàng nước chị Tí, một ánh lửa hắt ra từ thùng phở bác Siêu, cảnh gia đình bác xẩm ngủ gục trên mảnh chiếu rách... và nhất là tâm trạng nôn nao thức đợi tàu của hai đứa trẻ.

   Truyện tâm tình, với nghệ thuật xoáy sâu vào tình cảm người đọc bằng giọng văn nhỏ nhẹ, thủ thỉ, điềm tĩnh và lắng sâu, nhiều dư vị, dư vang, bằng một hình tượng nghệ thuật có sức lay động và ám ảnh sâu sắc. Cái bóng tối bao phù kín mít phố huyện đã được nhà văn đặc tả rất kĩ càng, tỉ mí gây ấn tượng mạnh mẽ... Đặc biệt, Hai đứa trẻ đã đem đến cho người đọc những rung động sâu xa từ tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ tội nghiệp trong cảnh đời cũ trước Cách mạng tháng Tám. Đó chính là sức hấp dẫn của truyện. Nhưng cũng cần phải nói thêm, có loại tạo nên hấp dẫn nhất thời, lại có loại khiến ta nhớ mãi. Hai đứa trẻ của Thạch Lam thuộc loại hấp dẫn thứ hai. Vì truyện đã gợi lên cho người đọc nhiều suy nghĩ.

   Trước hết đó là số phận những con người sống âm thầm, lay lất tàn lụi trong bóng tối của cuộc đời cũ. Họ là những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc. Cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán ở một nơi xa vắng nào, ở thiên truyện này suy rộng ra, ở trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ và đói nghèo. Chúng ta đồng cảm sâu sắc với niềm xót thương vô hạn của Thạch Lam đối với những con người nhỏ hạnh đó.

Sau nữa, qua hình ảnh hai đứa trẻ, truyện còn muốn nói lên một điều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đâu phải chỉ là cuộc sống cơm áo mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm của con người. Cuộc sống đơn điệu, buồn chán và ngưng đọng ở cái phố huyện nghèo nàn tăm tối quả thực là một điều đáng sợ cho hai đứa trẻ và cũng là điều khiến ta phải suy nghĩ. Qua tâm trạng Liên, tác phẩm muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chôn vùi họ. Truyện đánh thức trong lòng người đọc những ước mơ, khát vọng đẹp, nqay cà khi phải sống trong cành buồn chán, tẻ nhạt.

   Tuy không có cốt truyện li kì, nhưng Hai đứa trẻ vẫn sống lâu bền trong lòng người đọc bao thế hệ. Bởi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương, là tấm lòng nhân hâụ cao cả của Thạch Lam với nhiều dư vị, dư vang ấm áp của tình người, tình đời trong một xã hội khổ đau bất hạnh.

Bình luận (2)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 7 2017 lúc 2:40

Chọn đáp án: B 

Bình luận (0)
Bông Sen Xinh Đẹp
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 7 2021 lúc 8:07

Tham khảo nha em:

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

Dẫn dắt vào vấn đề: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

b. Thân bài

 

Khái quát chung

Tóm tắt truyện

Chủ đề câu chuyện

Giá trị hiện thực : Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau…

Giá trị nhân đạo: Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.

Nội dung

Giá trị hiện thực

Miêu tả chân thực bức tranh thiên nhiên phố Huyện

Miêu tả sinh động cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, bế tắc của những cư dân nơi phố Huyện

Phản ánh hiện thực của người dân trước cách mạng 1945Cảnh đợi tàu phản ánh ao ước, khát khao, những mong đợi của người dân phố Huyện nơi đây

Giá trị nhân đạo

Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèoXót xa trước cảnh nghèo đói, tăm tối, quẩn quanh của những kiếp người nơi phố Huyện ( gia đình chị Tí, bác Xẩm, bác Siêu….)

Cảm thương cho cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạc của họPhát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo nơi phố Huyện, cần cù, chịu thương chịu khó (những kiếp người nơi phố Huyện vẫn cứ dọn hàng, vẫn cứ tiếp tục sự sống, suy trì sự sống dẫu cho đó chỉ là cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạc….)

Giàu lòng thương yêu (Những chi tiết, cảm xúc của Liên trước cảnh vật và con người phố Huyện)

Sự cảm thông, trân trọng của Thạch Lam trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn

Tác giả trân trọng những ước mơ, hoài niệm của hai chị em Liên và An bằng những từ ngữ, lời văn nhẹ nhàng thấm đẫm cảm xúc

Hơn nữa, qua cảnh đợi tàu, tác giả đã phần nào nói lên tấm lòng của mình đối với những kiếp người nhỏ nhoi giữa cuộc đời. Dường như nhà văn muốn thức tỉnh, muốn hướng họ đến với một cuộc sống mới, tốt hơn, tràn ngập ánh sáng và nhịp sống….

c. Kết bài

Nêu nhận xét, đánh giá chung về vấn đềMở rộng vấn đề bằng những cảm xúc và suy nghĩ của mỗi cá nhân

Bình luận (0)
Frederick Trần (ɻɛɑm ʙáo...
3 tháng 7 2021 lúc 8:07

tham khảo:

hạch Lam một trong những cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông thiên về những cảm xúc trong trẻo, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu lắng. Đằng sau những trang văn thấm đẫm chất thơ là niềm cảm thương, tấm lòng nhân đạo với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện nổi bật nhất của ông. Nắm bắt khoảnh khắc ngày tàn, Thạch Lam đã vẽ nên cuộc sống đầy ảm đạm mà cũng ngập tràn mơ ước của con người nơi đây.

Thạch Lam lựa chọn thời điểm hoàng hôn, khi mọi vật bắt đầu chuẩn bị đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm ông không chỉ nắm bắt cái thần thái của cuộc sống con người mà đó còn là bức tranh thiên nhiên. Qua hai bức tranh đó thể hiện những quan điểm, cảm xúc của tác giả trước hiện thực cuộc sống.

 

Bức tranh thiên nhiên mơ mộng mà đượm buồn, âm thanh còn vương lại chỉ là “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, xa xa là tiếng ếch nhái kêu ran theo tiếng gió đưa vào. Âm thanh tưởng là náo động, rộn rã mà hóa ra lại da diết, khắc khoải, ảm đạm. Có lẽ không gian phải vắng lặng, tĩnh mịch lắm mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng âm thanh ngoài kia đến vậy. Lúc này, mặt trời cũng dần dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, gam màu sáng, màu nóng nhưng tất cả đều gợi lên sự lụi tàn. Những dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời khiến cho sự ảm đạo bao trùm lên cảnh vật khi bóng tối dần bủa vây xung quanh. Với nhịp điệu chậm, những câu văn giàu tính nhạc tựa như một câu thơ đã vẽ nên khung cảnh yên bình, êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Bức tranh hoàng hôn đẹp, mơ mộng, yên ả nhưng đậm nỗi u buồn, ảm đạm.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, Thạch Lam còn đưa những nét vẽ của mình hướng đến bức tranh sinh hoạt của con người. Ông nắm lấy khung cảnh của một buổi chợ đã tàn. Người ta thường nói rằng, muốn biết cuộc sống nơi đó ra sao, chỉ cần đến chợ là sẽ biết. Và Thạch Lam cũng làm như vậy. Khung cảnh khu chợ sau buổi họp hiện lên tiêu điều, xơ xác. Âm thanh náo nhiệt, ồn ã đã biến mất, giờ chỉ còn lại cái tĩnh lặng bao trùm. Chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò chuyện vội vã với nhau vài câu. Trên nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,… Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ những gì còn sót lại… cảnh tình của chúng thật đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước bán, dù đã chăm chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống. Bà cụ Thi điên nghiện rượu, lúc nào cũng chìm trong hơi men, xuất hiện cùng tiếng cười khanh khách,… Còn chị em Liên cũng coi giữ một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán những vật dụng đơn giản cho những khách hàng quen thuộc. Liên, An mới chỉ là những đứa trẻ nhưng chúng đã tham gia vào công cuộc mưu sinh. Cuộc sống của những người dân nơi đây quẩn quanh, nhàm chán, họ đại diện cho những kiếp sống mòn, sống mỏi. Trong sâu thẳm họ vẫn luôn khao khát, đợi chờ một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống, nhưng còn mơ hồ, không rõ ràng.

 

Nổi bật nhất trong bức tranh đó chính là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên. Cô tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn, cảm nhận từng chi tiết bé nhỏ mà quen thuộc với cuộc sống nơi đây: “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá…”, mùi hương thân quen, đã gắn bó với cuộc sống của cô nhiều nằm. “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen…” ngắm nhìn khung cảnh, dường như cái trầm buồn, yên tĩnh của thiên nhiên thấm sâu vào tâm hồn non nơi, đầy nhạy cảm của cô. Liên còn là một cô bé có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Đó là sự quan tâm với mẹ con chị Tí, những câu hỏi han ân cần, chứa đựng tình yêu thương, xót xa và ái ngại cho hoàn cảnh gia đình chị. Nghe tiếng cười biết đó là cụ Thi đi, Liên “lẳng lặng rót đầy một cút rượu ty đưa cho cụ” và “đứng sững nhìn theo”¬. Trước hình ảnh những đứa trẻ con nghèo nhặt rác chị động lòng thương nhưng bản thân lại không có tiền cho chúng.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn là đoạn văn giàu chất trữ tình. Chất thơ ấy tỏa ra từ thiên nhiên, từ cảnh vật quê hương bình dị, rất đỗi thân thuộc là tiếng trống thu không, là tiếng ếch kêu ran ngoài đồng,… Chất thơ còn thể hiện trong tâm hồn đầy nhạy cảm, tinh tế của Liên khi cảm nhận về cuộc sống xung quanh. Không chỉ vậy chất thơ còn thấm đượm trong từ câu chữ, những câu văn nhịp nhàng, có tiết tấu, giàu chất nhạc: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” đã tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, chất trữ tình thấm đượm cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Bình luận (1)
nguyễn thị thanh huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Anh
4 tháng 12 2016 lúc 10:24

c1 hãy cho biết thực vat có điếm gì chung

c2 tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? quá trình phân bào diễn ra như thế nào

c3 rễ có mấy miền chức năng của mỗi miền

c4 nêu các loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây? cho ví dụ

c5 mô tả thí nghiệm chất mà lá cây chế tạo đc khi có ánh sáng

c6 vì sao việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm ko khí

c7 bấm ngọn tỉa cành có lợi gì? những loại cây nào thì bấm ngọn nhung cây nào thì tỉa cành? cho ví dụ

c8 so sanh cấu tạo trong của thân non và rễ

c9 hãy mô tả thí nghiệm có sự thoát hơi nước qua lá

c10 quang hợp là gì? viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? những yếu tố nào là đ/k cần thiết cho quang hợp

c11 có những loại lá biến dạng nào? chức năng của mỗi loại là gì

c12 vì sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới

c13 tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa

c14 vì sao ban đêm ko nên dể nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa

Bình luận (1)
Hoàng Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Khanh Le Nguyen
19 tháng 9 2021 lúc 10:48

- Tâm trạng khi cùng mẹ tới trường:

Thấy mình đã lớn và đứng đắn hơnCảm thấy trang trọng và chững chạc

- Tâm trạng khi đứng giữa sân trường:

Lo sợ, ngại ngùng và hồi hộpCảm thấy bơ vơ, nhỏ bé

- Tâm trạng khi ngồi trong lớp học tiết học đầu tiên:

Cái gì cũng lạ lạ, hay hayCảm nhận về bạn bè và tiết họcÝ nghĩa tâm trạng nhân vật tôi trong buổi tựu trường: Là những cảm xúc, rung động sâu sắc và thiêng liêng nhất của cuộc đời người học sinh
Bình luận (0)
nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 10:50

Tham khảo:

Theo trình tự: từ hiện tại nhớ về quá khứ.

Tóm tắt:

– Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : biến chuyên của trời đất cuối thu (thời gian mở đầu một năm học) và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.

– Trên con đường cùng mẹ tới trường.

– Khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe “ông đốc” gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.

– Lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.

Bình luận (0)