Tại sao cố bé bán diêm cố gắng níu giữ mộng tưởng cuối cùng(người bà)
tại sao cô bé cố níu giữ mộng tưởng cuối cùng?(vban Cô bé bán diêm)
Bởi vì cô bé chán cảnh nghèo khổ, túng thiếu, có gia đình mà cũng như không có gia đình. Mọi sự lạnh lẽo, khó khăn sẽ tan biến khi cô bé gặp bà và được đi theo bà.
cô bé cố níu giữ mộng tưởng cuối cùng là để cô bé có thể gặp được người bà yêu quý của mình lâu hơn
mình nghĩ cô bé muốn níu giữ mộng tưởng cuối cùng là vì cuộc sống quá khó khăn khiến cô bé luôn nhớ tới nhưng kỉ niệm ngày xưa lúc ở bên bà và khi nhìn thấy bà cô bé không muốn rời xa bà vì tình yêu thương và cô bé đã đi cùng bà khi cố níu giữ mộng tưởng ấy. Mình cảm thấy câu hỏi của bạn rất hay!Và nghệ thuật kể truyển của A-đéc-xen thì vô cung tuỵet vời
Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel, người bà, bà cháu bay lên trời) trong truyện “Cô bé bán diêm” diễn ra theo trình tự hợp lí?
Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Noel” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.
Đoạn trích trên kể về lần mộng tưởng thứ mấy của cô bé? Vì sao thế giới mộng tưởng của cô bé bán diêm lại được bắt đầu bằng hình ảnh lò sưởi và kết thúc bằng hình ảnh người bà nhân từ?
Câu 1:
-5 lần mộng tưởng.
Câu 2
- Vì em đang phải chịu cái rét khủng khiếp của đêm giao thừa với gió và tuyết lạnh, hơn nữa phải chịu cả cái rét của sự thiếu vắng tình thương.
- Hình ảnh bà xuất hiện => tô đậm những bất hạnh của em bé trong thế giới hiện thực
Các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
A. Khi bà nội em hiện ra .
B. Khi trời sắp sáng.
C. Khi các que diêm tắt
D. Khi em bé nghĩ đến sẽ bị người cha mắng
1.Thực tại và mộng tưởng trong''Cô bé bán diêm''
2.Vì sao chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác của cụ bơ-men?
3.Sự đối lập giữa Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa
hepl me !!!!
Câu 1: Lần 1: Mộng tưởng: Thấy lò sưởi tỏa ra hơi ấm dịu dàng.
Thực tại : Em đang rét (chợt nghĩ lại cha giao cho đi bán diêm).
Lần 2: Mộng tưởng: Thấy bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em
Thực tại :Em đang đói ( phố sá lạnh lẽo, mọi người qua đường thờ ơ, lãnh đạm em ).
Lần 3: Mộng tưởng: hấy cây thông Nô - en với hàng ngàn ngọn nến..
Thực tại : Em đang buồn tủi, cô độc, khổ đau.
Lần 4: Mộng tưởng: hấy bà xuất hiện và đang mỉm cười với em
Thực tại :Em đang thiếu tình yêu thươngvà mái ấm gia đình
Lần 5: Mộng tưởng: Thấy bà to lớn, đẹp lão cầm tay em và hai bà cháu vụt bay lên trời.
Thực tại :Không có bà ảnh ảo biến mất.
Câu 2: Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.
Câu 3: Đôn Ki-hô-tê
- Theo đuổi lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, lao thẳng vào hiểm nguy
- Xa rời thực tế
- Hành động mù quáng, điên rồ
- Làm theo sách vở kiếm hiệp
Xan chô Pan xa
- Thực dụng
- Tránh xa những nguy hiểm
- Luôn luôn thực tế
- Hành động tỉnh táo, khôn ngoan
- Làm theo sở thích tự nhiên
Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lãi, bổ sung cho nhau. Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đo theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó. Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiếm diện (lệch lạc), cực đoạn (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại – nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.
Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lí không? Vì sao? Trong các mộng tưởng ấy, diều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là tưởng tượng?
- Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:
+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay
+ Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el
+ Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu
+ Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn
- Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông
- Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà
= > Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.
“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"
(Cô bé bán diêm)
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
A. Khao khát tình thương của bà trao cho.
B. Muốn được trường sinh bất tử.
C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".
D. Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.
Văn bản Cô bé bán diêm của nhà văn An đéc xen , cô bé co những mộng tưởng nào? Những mộng tưởng đó có hợp lý không? Vì sao?Theo em, em có cần mơ ước giống cô bé ko? Vì sao?
Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
A. Khi bà nội em hiện ra.
B. Khi trời sắp sáng.
C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.
D. Khi các que diêm tắt.