Những câu hỏi liên quan
Thao Nguyen
Xem chi tiết
🍉 Ngọc Khánh 🍉
25 tháng 3 2021 lúc 21:46

bạn có thể tham khảo trên mạng 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết
Tường Vy
20 tháng 8 2020 lúc 17:03

Tám câu thơ đầu diễn tả nỗi bồn chồn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi. Không gian hết sức vắng lặng, hiu hắt, chỉ có bước chân của người lẻ bóng thầm gieo trên hiên vắng. Người chinh phụ đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại như chờ mong tin lành báo chồng trở về, nhưng tin tức về người chồng vẫn bặt vô âm tín. Nỗi thất vọng tràn trề. Ở ngoài hiên hay ở trong phòng, nàng vẫn lẻ loi, cô đơn hết sức. Mong con chim thước cất lên tiếng kêu, nhưng đến cả tiếng chim của sự mong mỏi cũng im vắng. Đêm khuya, một mình một bóng dưới ánh đèn, người chinh phụ khao khát sự đồng cảm, sẻ chia, nàng hi vọng ngọn đèn thấu hiểu và soi tỏ lòng mình. Nhưng đèn vô tri, vô cảm, đèn không thể an ủi, sẻ chia cùng người nỗi buồn đau cô lẻ. Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi, cô đơn, nhưng không thoát nổi. Người chinh phụ gượng soi gương để trang điểm, nhưng nhìn thấy gương mặt mình, người chinh phụ lại không cầm nổi nước mắt. Đau đớn nhất là khi: Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng Đàn cầm, đàn sắt thường hoà âm với nhau ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, hoà thuận, ấm êm. Dây đàn uyên ương gợi lên biểu tượng lứa đôi gắn bó, hoà hợp như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi sầu cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ “gượng” diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ. Dây đàn “đứt” và “chùng” đều là dấu hiệu về điềm gở. Nỗi kinh hãi, ngại ngùng của người chinh phụ khi “gượng gảy ngón đàn” trở thành một mặc cảm về sự lẻ loi, cô đơn trọn kiếp của cô phụ. Tám câu thơ cuối thể hiện nỗi khao khát gửi tình thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến chồng, nhưng trong nỗi khao khát ấy đã chứa sẵn mầm tuyệt vọng. Làn gió đông yếu ớt kia không đủ sức mang nỗi lòng thương nhớ “nghìn vàng” của nàng đến tận non Yên xa thẳm. Nỗi nhớ thương càng trở nên thăm thẳm, không thể cân đo đong đếm được. Nỗi niềm ấy chìm vào lạnh lẽo với hình ảnh sương gió, mưa, tiếng côn trùng. Tất cả đều sự gợi cô đơn, buồn nhớ.Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ và phản kháng chiến tranh phi nghĩa.

Bình luận (0)
Trịnh Hữu Trung
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh Lê
4 tháng 12 2021 lúc 9:47

 Thương sao mái ấm nhà em

Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa

    Mái nhà trú nắng sớm trưa

Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn

    Công cha vất vã không màng

Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau

   Mở lời cất tiếng ngọt ngào

Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười

   Đàn em học hỏi đùa chơi

Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy

    Tình thân gắn kết đắp xây

Ông bà yên dạ thân gầy tâm an

  Bà con hàng xóm trong làng

Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau

   Bạn bè giữ mãi tình sâu

Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em

   Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm

Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa

   Đất trời thoáng rộng bao la

Em vui tất dạ lời ca thăng trầm

  Đàn chim về tổ quây quần

Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn

  Hoa cười lá vỗ khoe sương

Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn

Bình luận (4)
qlamm
4 tháng 12 2021 lúc 9:47

Tham khảo

Sau những giờ học căng thẳng trên lớp hay khi có chuyện buồn, tôi chỉ mong trở về nhà thật nhanh để nhìn thấy người mẹ thân yêu của tôi. Với tôi, mẹ là người vô cùng quan trọng, chẳng ai có thể thay thế mẹ của tôi. Với tôi, mẹ là người sinh thành, nuôi nấng, chở che … Mẹ là niềm hạnh phúc của đời tôi. Mẹ luôn dành cho tôi những tình cảm yêu thương, tốt đẹp nhất.

Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang vai, màu hoe vàng. Mẹ có khuôn mặt phúc hậu. Khi nhìn gương mặt ấy tôi biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Khi tôi buồn, tôi ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Tôi vui, mắt mẹ ánh lên những tia sáng hy vọng. Tôi yêu nhất ở mẹ đôi mắt, đôi mắt mẹ là cánh cửa của tâm hồn mà mẹ luôn dang rộng để đón tôi vào.

Nhưng tôi yêu quý mẹ còn bởi những gì tốt đẹp mẹ mang đến cho tôi. Mẹ rất thích công việc của mình – nghề giáo viên. Nhưng sau khi sinh ra tôi và em tôi, mẹ phải nghỉ một năm ở nhà để chăm sóc anh em tôi. Mẹ hy sinh tất cả để cho gia đình mình có giây phút đầm ấm bên nhau. Mẹ dạy anh em tôi học bài trên lớp, cách nói năng, cư xử với mọi người. Khi chúng tôi sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở. Mẹ nói em tôi là con gái nên phải cẩn thận, khéo léo. Mẹ thường cho em tôi đi chợ để học cách chọn rau quả, thịt, cá … Lúc nấu ăn mẹ cũng cho nó phụ cùng, vừa nấu mẹ vừa giảng giải, hướng dẫn chuyện bếp núc. Vì mẹ tôi là giáo viên dạy nhiều bộ môn nên chuyện học hành của anh em tôi môn nào mẹ cũng hướng dẫn được. Tôi lớn lên được như bây giờ, đã biết khóc biết cười đúng cảm xúc của mình, tôi cười, mẹ cũng mỉm cười làm niềm vui của tôi nhân lên nhiều lần. Khi tôi buồn, mẹ chia sẻ làm nỗi buồn của tôi vơi bớt đi. Mẹ luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng tôi. Với tôi, mẹ là người phụ nữ hoàn mĩ nhất thế gian.

Mẹ ơi! Mẹ là người mà con yêu thương nhất! Cuộc đời con không thể không có mẹ, mẹ dạy cho con những điều hay để con có thể nhìn thấy tương lai tươi sáng. Con sẽ học thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ. Con mong mẹ sẽ sống mãi bên con, con yêu mẹ lắm, mẹ của con!
Bình luận (2)
Yu
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Dương
Xem chi tiết
Jeon Jungkook
7 tháng 4 2019 lúc 9:11

ch...chịu

Bình luận (0)
Hoàng Hà Vy
7 tháng 4 2019 lúc 9:18

chịu lun rùi .....................................................................................................................................................................................................

Bình luận (0)
cô của đơn
7 tháng 4 2019 lúc 11:37

Thư gửi bố!

Hôm nay Hà Nội lại mưa bố ạ, cái thời tiết ẩm ương khó chịu này lại làm con bị dị ứng bố ạ. Ba ngày rồi con không dám ra khỏi nhà, khắp người lở loét, ửng đỏ, đau lắm bố ơi, chẳng hiểu sao con chỉ biết úp mặt vào tường khóc, mắt cứ nhòe đi chỉ đơn giản vì con nhớ bố nhiều lắm bố ạ. Hôm nay là sinh nhật bố nhưng con chẳng có can đảm gọi điện chúc bố một câu, con sợ rằng cái giọng thều thào, khản đặc lại khiến bố lo lắng, con xin lỗi bố nhiều…

Lặng nhìn qua ô cửa sổ phòng trọ con chợt thấy bóng dáng bố ngoài kia, chú ấy nhìn giống bố lắm chú khoác áo mưa đen đạp chiếc xe đạp thống nhất xanh lấp ló phía sau yên là đôi dép mèo hello kitty của con nhóc tầm 5-6 tuổi. Trời mưa to quá 2 bố con chú ấy trú mưa ngay dưới hiên phòng trọ con bố ạ, cuộc trò chuyện của 2 bố con chú ấy lại đưa con quay ngược thời gian lại 13 năm trước. Năm ấy con chập chững vào lớp 1, bố còn sốt sắng chuẩn bị đủ thứ cho con đi học còn hơn cả mẹ, bút, sách, thước kẻ, cục tẩy… gì cũng đủ cả. Ngày ấy kinh tế đâu được như bây giờ bố đi làm cửu vạn vất vả lắm nhưng bố chẳng để con thiếu gì… Hôm ấy cũng mưa 2 cha con tất tưởi đến trường, con thì ngồi sau xe réo ầm lên:

- Nhanh lên bố ơi, muộn học con mất rồi, con bắt đền bố đấy ….”

Nước ngập đến ngang bắp chân bố, đường lầy lội vô cùng, thế rồi bố dắt bộ xe đưa con đến lớp, vừa đến cổng trường thì trống đánh vào lớp. Bố định dắt con vào nhưng khi bố nhìn lại mình quần ống thấp ống cao, bùn đất lem nhem khắp, tóc rối bù xù… chắc vì sợ con xấu hổ bố gọi con lại dặn :

- Mối đi học ngoan, bố bận việc rồi, bố xin lỗi không vào cùng con được… Thế rồi con lại phụng phịu, dỗi hờn bố, ngày ấy con có biết gì đâu chỉ nghĩ cũng phải được như bạn như bè có bố mẹ dắt vào, bây giờ lớn rồi con lại càng thương bố nhiều hơn…

Thế rồi từng dòng kí ức lại ùa về trong con… Mùa đông năm ấy bố đèo con đi học thêm, cái rét cắt da cắt thịt không cản được bố, bố một mực đòi đèo con đi học. Mắt bố ngày ấy cũng kém, đi đến chỗ dốc Dược 2 bố con ngã xe, nhưng điều đầu tiên bố làm là quay sang hỏi con:

- Đau không con, chảy máu hay xây xát gì không, đúng là bố ngu quá mà thấy ổ voi không tránh được thì đâm xuống quách cho xong, còn lắm chuyện tránh…

Chân bố chảy máu nhiều lắm nhưng bố không quan tâm vẫn bắt con lên xe bố chở về nhà. Nghĩ lại thấy con tồi quá bố ạ chẳng hiểu sao miệng con khi ấy tê cứng, một câu quan tâm cũng không thốt ra nổi, con tệ quá bố ơi…

Bao năm trôi qua bố có biết điều con day dứt và ám ảnh con mãi cho tới bây giờ là gì không hả bố? Đấy là khi bố ngỏ ý hỏi con nếu bây giờ có thêm em bé thì sao, khi ấy con đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi:

- Con ghét em, nhà 2 chị em con là đủ rồi bố ạ, con không thích em đâu, từ nay bố đừng hỏi con về chuyện ấy nữa.

Thế rồi bố lặng thinh, ngồi trầm ngâm. Nghĩ lại bây giờ con chỉ muốn tát vào mặt mình thật đau thôi bố ạ, tát vì khi ấy đã hỗn hào với bố, tát vì tính ích kỉ xấu xa của bản thân, tát vì đã làm bố buồn. Bây giờ con đã hiểu và thương bố nhiều lắm, chắc bố đã chạnh lòng nhiều, đôi khi tủi thân nữa phải không bố. Là một người đàn ông ai chẳng muốn gia đình có nếp có tẻ, nhưng vì thương mẹ bị băng huyết sau 2 lần sinh 2 chị em con nên bố sợ mất mẹ, con biết bố thương mẹ con nhiều, vì miệng lưỡi thiên hạ đã nói rằng “mẹ không biết đẻ”. Tâm sự của một người đàn ông bố chẳng biết chia sẻ cùng ai, bố cứ giữ trọn trong lòng, bố chẳng cho ai biết... Hằng ngày bố vẫn vui cười với 3 mẹ con, nhưng con hờn, con giận vì cái hủ tục lạc hậu ở quê mình bố ạ. Con hiểu cảm giác của bố mỗi lần giỗ chạp, khi các chú các bác đẩy bố xuống mâm dưới, rồi nói bằng cái giọng lè nhè:

- Nhà chú không có thằng cu thì xuống mâm dưới ngồi đi... Con uất ức, tức nghẹn trong lòng, bố thì cười cười cho qua chuyện, con không dám nói gì, vì bố dặn “dù thế nào cũng không được hỗn với người lớn, con có ăn có học khác với người không có chữ…”. Câu nói ấy của bố chính là lời nhắc con mỗi lần làm việc gì đều phải cân nhắc kĩ…

Bố ơi! Con muốn nói rằng dù nhà mình không có em trai nhưng con sẽ luôn cố là một “thằng con trai đích thực” bố ạ. Dù phải gồng mình gánh vác gia đình mình con cũng sẽ làm được bố nhé vì đơn giản con là con gái bố… Con không muốn nói với bố con sẽ cố gắng mà con muốn nói với bố rằng con phải làm được, con không yếu đuối nữa đâu bố ạ, hãy tin tưởng ở con bố nhé!

Con yêu bố nhiều lắm!

Kí tên:

Con gái bố Mối

Bố là tất cả

Bài viết hay về bố

Với bố, con là tất cả cuộc đời này

Đã hơn bốn năm kể từ ngày bố đi xa, bốn năm trôi qua trong những giấc mơ của con là tiếng chày giã sứ của bố.

Ngày bố mất con không kịp về chỉ nghe em kể lại rằng phút cuối trước lúc nhắm mắt bố gọi tên mẹ và chị em con. Để con có được ngày hôm nay, bố đã đổi bằng cả cuộc sống của mình, bố nhỉ? Bố là giáo viên dạy pháo binh, bố là chú bộ đội kiên cường mà mẹ luôn tự hào.

Khi con ra đời, bố thương mẹ vất vả nên đã chuyển ngành sang làm doanh nghiệp. Cuộc sống càng khó khăn hơn vì công ty của bố mẹ bị phá sản. Hàng ngày, bố mẹ phải đi chợ bán hàng theo mùa vụ. Mùa xoài thì bán xoài, mùa dừa thì bán dừa, mùa vải lại bán vải, bán dưa... Khi ấy con mới bước vào học cấp II nhưng đã đảm đang tất cả công việc nhà vì gia đình mình quá khổ. Cứ 3h bố mẹ đã dậy đi mỗi người một chợ, mãi chiều tối mới về chở đầy xe hàng để bán ngày hôm sau. Khi thì lãi, khi lại lỗ, con quá bé để cảm nhận được niềm hạnh phúc của những bữa cơm tối đoàn tụ gia đình.

Con học cấp 3 thì nhà mình chuyển về quê. Cuộc sống gia đình mình đỡ vất vả hơn vì mẹ đã xin được việc làm ổn định. Nhà mình gần chợ nên bố mở cửa hàng bán đồ sứ tại nhà. Chị em con càng lớn, gánh nặng của bố mẹ càng nhiều hơn, bố phải nghĩ ra nhiều nghề để làm thêm. Người ta chỉ cho bố cách đóng con tiện xi măng để cung cấp cho những nhà xây mới. Bố đóng ở nhà bán, bố đến cả công trình đang xây để đóng. Nếu không có những ngày nghỉ hè về nhà với bố mẹ để đi phụ làm cùng bố thì con không thể biết bố đã vất vả thế nào.

Trời nắng, một mình bố đội trên vai cả bao xi măng lệ khệ bước lên cầu thang để đóng sứ ở tầng mái. Bố sàng từng thúng cát để lấy những hạt cát mịn. Đôi bàn tay bố thoăn thoắt cho đến khi được vài thúng bố lại đội từng thúng cát trên đầu đi lên tầng mái. Rồi bố lại xuống để xách từng thùng nước lên. Khi tất cả được chuẩn bị xong bố trộn cát, xi măng với nước bằng chiếc xẻng. Việc làm duy nhất con giúp được bố là múc từng bay cát đổ vào trong khuôn con tiện. Một tay bố cầm chày giã sứ, giã nhịp nhàng để vữa được nhồi thật chặt, tay kia bố cầm bay để đập phẳng vữa trên đầu khuôn con sứ đã nhồi xong. Bố đứng dậy bê khuôn sứ đã được nhồi chặt trên tay đi ra cách đó một đoạn để đặt con sứ xuống và tháo khuôn. Cứ một con sứ hoàn thành là được 700 đồng. Suốt 5 năm như thế, bao nhiêu khó nhọc, vất vả để con và em được tốt nghiệp đại học.

Khi chị em con ra trường đi làm, bố mẹ lại kiếm thêm tiền để lo công việc cho con và em. Con đi làm xa nhà nên ít về, có khi cả tháng con mới về thăm bố mẹ một ngày chủ nhật. Một ngày, bác sĩ bảo bố bị ung thư gan không còn sống được bao lâu nữa. Mỗi lần đi làm về quê thăm bố, con lại đi và khóc suốt quãng đường lên Hà Nội. Con biết là con không bao giờ có cơ hội để báo đáp công lao của bố nữa. Ngày bố mất, khi con về đến nhà thì bố đã nằm bất động, đôi bàn tay bị buộc chặt để trên bụng. Đôi bàn tay ấy bao nhiêu năm cầm chày giã sứ bằng cả sức lực của mình để nuôi chị em con. Bố ơi, con xin lỗi bố. Con xin lỗi vì con mà bố khổ cả cuộc đời.

Bình luận (0)
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
17 tháng 2 2019 lúc 5:47

Đáp án C

Bình luận (0)
Hồ Nhật Ánh
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
3 tháng 4 2018 lúc 12:25

Chọn đáp án A.

Bình luận (0)
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
18 tháng 4 2017 lúc 15:08

Đáp án A

+ Từ hình vẽ ta thấy vì  R 2  đối xứng với  R 3  nên  R 2  và  R 3  chỉ có thể là tia tới hoặc tia phản xạ.

® Tia khúc xạ chỉ có thể là  I R 1 .

Bình luận (0)