Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Bảo
Em hãy lập dàn ý những đề sau đây theo mẫu: MB: - Câu chủ đề (dẫn đề bài) - Tên tác giả - tác phẩm - Nội dung khái quát của đoạn trích TB: - Tối thiểu 3 đoạn văn - Mỗi đoạn văn gồm: + Ý chính, phân tích + Dẫn chứng (tâm trạng đoạn trích) -- Phân tích dẫn chứng + Liên hệ bản thân/ xã hội KB: - Tóm tắt những gì đã phân tích - Hành động bản thân -------- Đề 1 : Hình tượng một người cha mẫu mực được tác giả khắc họa trong Lão Hạc là gì Đề 2: Em hãy đóng vai chị Dậu để kể lại toàn bộ diễn biến nộ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
11_Duy Luân_9A3
Xem chi tiết
11_Duy Luân_9A3
1 tháng 12 2021 lúc 21:57

giúp mk vs mai mình nộp rồi ạ

minh nguyet
1 tháng 12 2021 lúc 22:36

Em tham khảo:

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Hà Thu
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:59

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23
1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". 2. Bài văn có bố cục ba phần: – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi. 5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam. 6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật: – Bố cục chặt chẽ. – Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân. – Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Ngọc
Xem chi tiết
Sunn
Xem chi tiết
Lưu Võ Tâm Như
23 tháng 3 2023 lúc 20:16

 

‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng  trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.

 

Lưu Võ Tâm Như
23 tháng 3 2023 lúc 20:33

Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 1 2018 lúc 15:49
STT Tên văn bản Tác giả Nội dung chính Đặc sắc nghệ thuật
1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn
3 Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
4 Truyện Kiều Nguyễn Du Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc
5 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động
Ha Hong Anh
Xem chi tiết
le moi
Xem chi tiết
vũ trường anh
Xem chi tiết
vũ trường anh
13 tháng 10 2021 lúc 19:58

- Bài tập phần Luyện tập : Mục C.2 ( SHD / Trang 49,50)

- Bài tập Vận dụng :    

 

Bài 1:   Đặt câu có dùng 3 trợ từ: “ chính, đích, ngay, ” và nêu t/ dụng của việc dùng 3 trợ từ đó.                                        

Bài 2 :  Viết lại 1 -> 2 câu văn có sử dụng trợ từ trong văn bản " Tôi đi học"  (Thanh Tịnh)

vũ trường anh
13 tháng 10 2021 lúc 20:00

giúp em vs ạ

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 12 2018 lúc 10:10

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.

- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ. Hình tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng.

- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng – xuống bể” gợi lên không gian rộng lớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời. Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian đằng đẵng. Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách. Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn chở che cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.” Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.

- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che. Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con.

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều va đập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp.

- Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi.

- Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí, quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ.

⇒ Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc.

Vũ Thành Nam
Xem chi tiết

Bài 1:

Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu ,đó là cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người.

Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng :

+xác định đối tươngj miêu tả 

+quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

+trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự

Bài 2:

Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần:Mở bài,Thân bài,Kết bài

Nội dung chính của từng phần:

Mở bài :Gioi  thiệu đối tượng miêu tả

Thân bài:Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian
Kết bài:Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

Khách vãng lai đã xóa

I. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. Đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.

II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi

1. Tả bao quát giờ ra chơi

- Sân trường tấp nập người

- Tiếng ồn vang khắp nơi

- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn

2. Tả chi tiết giờ ra chơi

a. Tả người giờ ra chơi

- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau

- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…

- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….

- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai

- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ

b. Tả cảnh giờ ra chơi

- Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giò ra chơi thêm phấn khởi

- Chim kêu rả rích

c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi

- Sân trường yên ắng hẳn

- Không một bóng người

- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi

- Em rất thích giờ ra chơi

- Giờ ra chơi giúp em bớt căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học

Khách vãng lai đã xóa

Bạn tham khảo nha

Khi nắng vàng đã dịu, những bông phượng đỏ không còn những tia nắng chói chang như ngọn lửa làm hoa mắt bọn em không còn nữa mà chỉ lập lòe những hòn than. Khi những ngọn gió lay lay cây vừa uốn cong những tàu lá còn trên ngọn gió, thì cũng là tiếng trống trường báo hiệu kết thúc hai tiết học của bọn em.

Khu trường im phăng phắc bỗng tủa ra một đàn chim sẻ ở đâu. Rồi các bạn từ trong lớp ùa ra, bọn em không ai bảo ai mà các bạn tự đứng thành đội hình lớp để tập thể dục theo tiếng đài phát của trường.

Khi bạn chỉ huy nghiêm túc hô “Giải tán” chúng em đồng thanh đáp lại: “Khỏe”. Và sau đó như một đàn ong vỡ tổ, bọn em tản ra khắp sân trường và bọn em bắt đầu chơi theo kế hoạch đã định từ trước lúc đó. Xung quanh em là những tiếng ồn ào, náo nhiệt, sác trắng của áo và màu đỏ của những chiếc khăng quàng cứ qua lại, biến động trước mắt thật vui nhộn. Dưới bóng gốc me tây là một thảm cỏ xanh êm, các bạn nữ đang chơi trò nhảy dây, những bước chân nhảy lên, nhảy xuống đều đặn theo cọng dây thun quay tròn. Tiếng thình thịch cứ thập thình nghe như có ai giã gạo. Nhìn các bạn mặt đỏ hây hây với những giọt mồ hôi từ trên trán chảy xuống. Em thấy một niềm vui vẻ từ ánh lên trông cặp mắt của các bạn. Đằng xa, trên khoảng đất trống đầy bụi đất, những bàn chân xe dịch, những tiếng reo cười nói vang trời. Thì ra các bạn nam đang chơi “mèo đuổi chuột”. Chú chuột cứ thoăn thoát len lỏi khắc nơi, chú mèo cũng đáo để chẳng kém lao nhanh cố gắng bắt chuột. Mèo chuột cứ đâm sầm vào đám người này rồi đến đám người kia khiến cho cả đám đông cứ phải phân rộng ra và tiếng cười nói. La hét cứ cuộn thành từng đợt.

k cho mk nha

Khách vãng lai đã xóa